Thực ra cái BHXH này và mức lương hưu nó đúng nghĩa 1 loại rủi ro phòng ngừa khi về già, hình như có 1 công thức tính là nếu bạn sống đến hơn 72 tuổi thì là hòa vốn đóng BHXH, còn nếu hơn nữa thì nhà nước phải gồng lên để nuôi, tôi không nhớ chính xác con số lắm.... Tây bển họ cũng tính con số như vậy luôn.
Tuy nhiên ở đây chưa bác nào nhắc đến cái BHYT, khi về già, trái nắng trở trời, nhiều bệnh nền, nhiều bệnh mãn tính thì cái BHYT này nó giúp ích cực kỳ luôn.
Nói trộm vía, nếu bị những bệnh hiểm nghèo, hoặc đặt STENT chẳng hạn, nếu cầm trên tay cái thẻ BHYT thì nó đỡ tốn chi phí cực lớn, nhiều khi không thể đong đếm được con số. Bạn cứ thử đến những viện như K, Việt Đức, Hữu Nghị, Bạch mai, Tim Bạch mai... để xem và nhìn và tìm hiểu thông tin về cách chi trả cũng như chính sách BHYT cho những bệnh hiểm nghèo thì thấy con số 4 tỷ kia chả là gì cả
.
Tôi biết có những người được chi trả vài 3 trăm triệu, thậm chí tiền tỷ luôn, số tiền này thì đảm bảo không có mức đóng BHYT, BHXH nào cáng đáng được.
TTO - Có trên 81.300 bệnh nhân được quỹ bảo hiểm chi trả phí 100-500 triệu đồng/đợt điều trị nội trú, trên 700 người có chi phí trên 500 triệu - 1 tỉ đồng/đợt, và 80 bệnh nhân được chi trả trên 1 tỉ đồng.
tuoitre.vn