[Funland] Tư vấn con bị tăng động

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Vâng, em xin chia sẻ cùng cụ trường hợp con nhà em. Trước tiên em phải khẳng định con nhà em không bị tự kỷ vì tự kỷ không thể khỏi được dù có điều trị cách nào đi nữa. Em kể về con nhà em để các cụ có thêm hi vọng và động lực, biết đâu lại may mắn vì thực sự trẻ tự kỷ rất ít.
Con nhà em bị sinh non chỉ gần 32 tuần thôi, sau 2 ngày thì không tự thở được phải nằm lồng kính 3 tuần gì đó.
Trong năm đầu tiên cháu có phản ứng bình thường tuy rằng rất ít. 1 tuổi mới biết bò. 2 tuổi chưa biết đi chỉ biết đứng kiễng chân, không biết nói, lúc này phản ứng với âm thanh, màu sắc rất kém, không biết đau là gì (cái này quan trọng). Lúc đó nhà em cũng bắt đầu thấy lo lắng và tìm hiểu.
Hàng ngày mẹ em (bà nội) xoa lòng bàn chân cháu, cầm từng chân đặt xuống đất, mỗi ngày 100 bước. Sau 3-4 tháng thì cháu biết đi nhón chân, cứ đặt xuống đất là cắm đầu chạy đến khi vấp ngã hoặc hết sức thì nằm lăn ra đất. Lúc này vẫn chưa nói được tiếng nào, có phản ứng với âm thanh nhưng không có phản ứng với hiệu lệnh.
Lúc 2,5 tuổi nhà em cho đi test ở viện Nhi, test chỉ mất có 10 phút thôi, bác sỹ kết luận tự kỷ nặng :D có cho đi trường tư nửa ngày và trường dạy trẻ khuyết tật tự kỷ nửa ngày. Thời điểm này cháu vẫn không có phản ứng đau, phản ứng hiệu lệnh, mắt nhìn vô định, tay luôn vân vê 1 cái gì đấy cả ngày cũng được, đi chưa thạo nhưng thích chạy, đặc biệt thích trèo cao lên mãi .... tóm lại là con nhà em không thiếu một biểu hiện gì.
Khi đi học lớp trẻ khuyết tật, em có ngồi quan sát thầy cô nhưng thực sự đây là huấn luyện chứ không phải dạy dỗ. Em thấy không ổn nên bàn với gia đình không đi học lớp này nữa (học mất khoảng 3 tháng). Từ đấy em và mẹ em (bà nội) quyết định thấy cần gì thì sẽ tự dạy cái đấy, còn mẹ cháu (vợ em) có trách nhiệm bồi dưỡng về sức khỏe (thằng này nhà em nuôi cực khó luôn, đến ngoài 3 tuổi không có bữa nào nôn dưới 3 lần).
Em thấy cháu thích xem cá, ngày nào em cũng dẫn đi xem cá, chỉ vào con cá nói CÁ, lần sau muốn đi xem em yêu cầu phải nói (những lần đầu em hỏi, chỉ cần gật đầu là cho đi). Từ CÁ chính là từ đầu tiên cháu nói được. Tóm lại cháu có hứng thú gì thì em lập tức dạy cái đấy, tỉ mỉ như lúc đi dép bảo giơ chân phải lên, chân trái lên.... 3 tuổi nhưng dạy như trẻ 1 tuổi nhiều lúc thấy như nó đang ở 1 thế giới khác.
3 tuổi vào học trường công, con em một mình 1 kiểu từ ăn uống, sinh hoạt, không có bạn bè gì. Lúc này may có mẹ em, hàng ngày đưa đón cháu, động viên các cô, chơi với từ phụ huynh đến các bạn nhỏ để cháu mình được bạn cho chơi cùng. Đến tận học kỳ cuối cùng của mẫu giáo trước khi vào lớp 1 mới được một vài bạn chấp nhận cho chơi cùng kiểu như bình vôi chứ không phải bạn bè cùng lứa.
Lúc này cháu đã đi vững, đi chậm rãi nhưng chưa biết tự xúc ăn (do gia đình chăm quá), nhiều từ nhưng nói ríu chữ, không rõ ràng, khả năng diễn đạt rất kém.
Lúc này em đã biết con nhà mình không bị tự kỷ và tăng động gì cả chỉ là cháu chậm hơn so với bạn bè.
Lo lắng con mình không bắt kịp lớp 1 nên em dạy cháu sớm khoảng 3 tháng. Nói thật là như nước đổ lá khoai luôn, không có cách gì nhét vào đầu được.
Khi vào lớp 1 em và mẹ em cũng gặp cô giáo nói về tình hình của cháu và mong cô đối xử bình thường như các bạn khác.
Hết lớp 1 cháu đã có bạn thực sự, khả năng diễn đạt vẫn còn kém.
Sang lớp 2 cháu khác hẳn, tự tin giao tiếp tất cả mọi người.
Giờ đang lớp 3, bạn bè cả lớp, toán văn ngoại ngữ không kém gì ai, mỗi tội chữ cực xấu. Tuy nhiên đến tận bây giờ em vẫn nhận thấy sự khéo tay của cháu vẫn chậm hơn các bạn 1 năm rưỡi, nói vẫn còn nhanh. Tất cả những biểu hiện tự kỷ, tăng động đều không còn.
Câu chuyện của em là thế, em muốn nói lại với cụ để cụ thêm tin tưởng ở tương lai đó là trẻ tự kỷ rất ít, phần lớn chúng ta là bình thường, biểu hiện trong mỗi giai đoạn là khác nhau. Nhà em 2 đứa: cô chị lúc nhỏ là thiên thần về xinh đẹp, thiên tài về thông minh, khéo tay nhạc họa... nay lớp 9 cũng bình thường như bao bạn khác, các ưu điểm cũng không còn gì nổi bật; cậu em thì trước đây như thế nhưng càng lớn thì sự cảm thụ âm nhạc, tinh tế trong quan sát lại trở nên rất tốt và cũng đã là người bình thường.
Còn một chi tiết nữa đó là khi cháu 2-3 tuổi với đầy đủ biểu hiện về tự kỷ, tăng động đã được bác sỹ kết luận nhưng tình cờ có dịp 1 cô người Sing sang nhà họ hàng nhà em, cô này chuyên khám sàng lọc trẻ em vào lớp 1 bên đấy; vợ chồng em mời đến nhà, sau khoảng 30 phút quan sát cô ấy bảo thằng nhà em hoàn toàn bình thường. Lúc đấy không ai tin nhưng nó là động lực để nhà em cố gắng.
Một lần nữa chúc cháu nhà cụ may mắn, chúc gia đình cụ có động lực vượt qua khó khăn.
Con em thì nó rất nhanh nhạy với số, chữ và hình học. Dạy mấy lần là thuộc nhưng cháu diễn đạt rất kém, ko chơi với ai, không giao tiếp với ai ngoài vài người thân quen. Đặc biệt cháu cũng Ko biết đau, ko biết sợ gì, chạy nhảy suốt ngày đk.
 

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Nên crosscheck mấy chỗ cụ ạ. Lắng nghe cẩn thận đã. Đề nghị người ta ngoài đánh giá tình trạng còn đưa ra giải pháp sơ bộ … Suy tính cẩn thận rồi hãy quyết đi đường nào, chọn chỗ nào.
Vâng cụ. Cảm ơn cụ ạ.
 

MINHKD

Xe điện
Biển số
OF-28395
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
2,910
Động cơ
485,870 Mã lực
Con em thì nó rất nhanh nhạy với số, chữ và hình học. Dạy mấy lần là thuộc nhưng cháu diễn đạt rất kém, ko chơi với ai, không giao tiếp với ai ngoài vài người thân quen. Đặc biệt cháu cũng Ko biết đau, ko biết sợ gì, chạy nhảy suốt ngày đk.
Theo em cụ và gia đình nên dành nhiều thời gian cho cháu, đi chơi nhiều,tiếp xúc nhiều, khơi gợi những những điều cháu thích. Đừng vội nghĩ con mình tự kỷ, tăng động, hãy dạy cháu, đừng để người khác huấn luyện con mình.
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
11,827
Động cơ
651,869 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Con em bị bẩm sinh cụ ạ. Biểu hiện từ 6-9 tháng luôn mà ko để ý cụ ạ.
Đó là 1 tổn thương về não cụ ạ, vấn đề này đã được bàn rất kỹ ở 1 thớt nào đó. Môi trường chỉ đóng vai trò tăng nặng hoặc giảm nhẹ thôi. Nói chung là vc cụ phải đọc và tham khảo nhiều tài liệu và dành nhiều tzan cho cháu.
 

lairai

Xe lăn
Biển số
OF-302219
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
10,548
Động cơ
602,802 Mã lực
Nơi ở
Lào Cai
Website
www.facebook.com
Các cụ các mợ có ai có con/ cháu bị tăng động phổ tự kỷ cho em hỏi về trung tâm can thiệp uy tín cho trẻ ở Hà Nội. Con em 3 tuổi chỉ nói đk ít và không biết giao tiếp với người khác.
Chia buồn với cụ.
Việc cần làm ngay là:
Không cho con xem điện thoại, ti vi.
Không đáp ứng ngay lập tức các nhu cầu của con nếu con không nói.
Cố gắng cho con tiếp xúc với nhiều người càng tốt.
Hy vọng con của cụ sẽ có tiến triển tốt.
Em thì chấp nhận sống chung với bệnh của con rồi.
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
11,827
Động cơ
651,869 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Bây giờ hễ cứ chậm nói tí là bị coi là tự kỷ nhưng như thế không chuẩn. Tự kỷ thì chắc chắc chậm nói nhưng chậm nói chưa chắc là tự kỷ. Các tt thì chỉ giỏi doạ phụ huynh để mời chào các lớp can thiệp. Con e cũng chậm nói, e cũng sốt ruột lắm. Em cứ kiên nhẫn đọc các bài thơ ngăn ngắn cho con, đọc hàng ngày, nhất là trước khi đi ngủ. Vài tháng sau thì cháu bắt đầu bật ra tiếng, cháu thuộc các bài thơ mẹ đã đọc. Đến 4 tuổi thì ổn, tự biết đọc.
 

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Chia buồn với cụ.
Việc cần làm ngay là:
Không cho con xem điện thoại, ti vi.
Không đáp ứng ngay lập tức các nhu cầu của con nếu con không nói.
Cố gắng cho con tiếp xúc với nhiều người càng tốt.
Hy vọng con của cụ sẽ có tiến triển tốt.
Em thì chấp nhận sống chung với bệnh của con rồi.
Vâng cụ ạ. Trước dịch em cai đk đt cho rồi mà trong dịch ko ai trông rồi coi nó đk lại bị nghiện. Hic. Đợt tới cố gắng cai tiếp cụ ạ.
 

phubinh1609

Xe máy
Biển số
OF-794421
Ngày cấp bằng
22/10/21
Số km
96
Động cơ
20,464 Mã lực
Em thấy bạn e cũng cho con học ở gần Viện nhi tw nhưng chủ yếu về bố mẹ cũng phải hay nói chuyện và chơi vs con. Cho bé chơi nhiều vs các bạn, a chj bé. Bsy bảo do covid nên trẻ 2018-2019 bị nhiều hơn.
 

phubinh1609

Xe máy
Biển số
OF-794421
Ngày cấp bằng
22/10/21
Số km
96
Động cơ
20,464 Mã lực
Cụ liên hệ trung tâm Vkabge của cô Thúy - Gà Ta ở Trung Hòa - Nhân Chính, em thấy ở đây thầy cô có tâm, khá bài bản.
 

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Bây giờ hễ cứ chậm nói tí là bị coi là tự kỷ nhưng như thế không chuẩn. Tự kỷ thì chắc chắc chậm nói nhưng chậm nói chưa chắc là tự kỷ. Các tt thì chỉ giỏi doạ phụ huynh để mời chào các lớp can thiệp. Con e cũng chậm nói, e cũng sốt ruột lắm. Em cứ kiên nhẫn đọc các bài thơ ngăn ngắn cho con, đọc hàng ngày, nhất là trước khi đi ngủ. Vài tháng sau thì cháu bắt đầu bật ra tiếng, cháu thuộc các bài thơ mẹ đã đọc. Đến 4 tuổi thì ổn, tự biết đọc.
Con em nó thuộc được hết mà nó nói ít cụ ạ.em đọc cả câu chừa lại từ cuối hoặc đọc 1 từ rồi lại để con đọc nó cũng đọc nhưng ko rõ. Có cái em thấy là rất khó dạy vì nó chỉ ngoiif đk vài phút là chạy luôn.
 
  • Vodka
Reactions: MP3

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Các cụ các mợ có ai có con/ cháu bị tăng động phổ tự kỷ cho em hỏi về trung tâm can thiệp uy tín cho trẻ ở Hà Nội. Con em 3 tuổi chỉ nói đk ít và không biết giao tiếp với người khác.
nếu em nhớ không nhầm thì lúc lên 7 tuổi bố mẹ của VDV Michael Phelps cũng giải quyết vấn đề tương tự như bác thì phải, và sau đó thì Mẽo có một VDV lập nhiều kỷ lục của Olimpic
 

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
nếu em nhớ không nhầm thì lúc lên 7 tuổi bố mẹ của VDV Michael Phelps cũng giải quyết vấn đề tương tự như bác thì phải, và sau đó thì Mẽo có một VDV lập nhiều kỷ lục của Olimpic
Em.còn đang mong cháu đi học bình thường năm 1 lớp như các bạn khác thôi ạ.
 

Gmt210

Xe tải
Biển số
OF-162157
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
214
Động cơ
350,001 Mã lực
Nơi ở
Em ở nhà em các bác ạ.
Vâng, em xin chia sẻ cùng cụ trường hợp con nhà em. Trước tiên em phải khẳng định con nhà em không bị tự kỷ vì tự kỷ không thể khỏi được dù có điều trị cách nào đi nữa. Em kể về con nhà em để các cụ có thêm hi vọng và động lực, biết đâu lại may mắn vì thực sự trẻ tự kỷ rất ít.
Con nhà em bị sinh non chỉ gần 32 tuần thôi, sau 2 ngày thì không tự thở được phải nằm lồng kính 3 tuần gì đó.
Trong năm đầu tiên cháu có phản ứng bình thường tuy rằng rất ít. 1 tuổi mới biết bò. 2 tuổi chưa biết đi chỉ biết đứng kiễng chân, không biết nói, lúc này phản ứng với âm thanh, màu sắc rất kém, không biết đau là gì (cái này quan trọng). Lúc đó nhà em cũng bắt đầu thấy lo lắng và tìm hiểu.
Hàng ngày mẹ em (bà nội) xoa lòng bàn chân cháu, cầm từng chân đặt xuống đất, mỗi ngày 100 bước. Sau 3-4 tháng thì cháu biết đi nhón chân, cứ đặt xuống đất là cắm đầu chạy đến khi vấp ngã hoặc hết sức thì nằm lăn ra đất. Lúc này vẫn chưa nói được tiếng nào, có phản ứng với âm thanh nhưng không có phản ứng với hiệu lệnh.
Lúc 2,5 tuổi nhà em cho đi test ở viện Nhi, test chỉ mất có 10 phút thôi, bác sỹ kết luận tự kỷ nặng :D có cho đi trường tư nửa ngày và trường dạy trẻ khuyết tật tự kỷ nửa ngày. Thời điểm này cháu vẫn không có phản ứng đau, phản ứng hiệu lệnh, mắt nhìn vô định, tay luôn vân vê 1 cái gì đấy cả ngày cũng được, đi chưa thạo nhưng thích chạy, đặc biệt thích trèo cao lên mãi .... tóm lại là con nhà em không thiếu một biểu hiện gì.
Khi đi học lớp trẻ khuyết tật, em có ngồi quan sát thầy cô nhưng thực sự đây là huấn luyện chứ không phải dạy dỗ. Em thấy không ổn nên bàn với gia đình không đi học lớp này nữa (học mất khoảng 3 tháng). Từ đấy em và mẹ em (bà nội) quyết định thấy cần gì thì sẽ tự dạy cái đấy, còn mẹ cháu (vợ em) có trách nhiệm bồi dưỡng về sức khỏe (thằng này nhà em nuôi cực khó luôn, đến ngoài 3 tuổi không có bữa nào nôn dưới 3 lần).
Em thấy cháu thích xem cá, ngày nào em cũng dẫn đi xem cá, chỉ vào con cá nói CÁ, lần sau muốn đi xem em yêu cầu phải nói (những lần đầu em hỏi, chỉ cần gật đầu là cho đi). Từ CÁ chính là từ đầu tiên cháu nói được. Tóm lại cháu có hứng thú gì thì em lập tức dạy cái đấy, tỉ mỉ như lúc đi dép bảo giơ chân phải lên, chân trái lên.... 3 tuổi nhưng dạy như trẻ 1 tuổi nhiều lúc thấy như nó đang ở 1 thế giới khác.
3 tuổi vào học trường công, con em một mình 1 kiểu từ ăn uống, sinh hoạt, không có bạn bè gì. Lúc này may có mẹ em, hàng ngày đưa đón cháu, động viên các cô, chơi với từ phụ huynh đến các bạn nhỏ để cháu mình được bạn cho chơi cùng. Đến tận học kỳ cuối cùng của mẫu giáo trước khi vào lớp 1 mới được một vài bạn chấp nhận cho chơi cùng kiểu như bình vôi chứ không phải bạn bè cùng lứa.
Lúc này cháu đã đi vững, đi chậm rãi nhưng chưa biết tự xúc ăn (do gia đình chăm quá), nhiều từ nhưng nói ríu chữ, không rõ ràng, khả năng diễn đạt rất kém.
Lúc này em đã biết con nhà mình không bị tự kỷ và tăng động gì cả chỉ là cháu chậm hơn so với bạn bè.
Lo lắng con mình không bắt kịp lớp 1 nên em dạy cháu sớm khoảng 3 tháng. Nói thật là như nước đổ lá khoai luôn, không có cách gì nhét vào đầu được.
Khi vào lớp 1 em và mẹ em cũng gặp cô giáo nói về tình hình của cháu và mong cô đối xử bình thường như các bạn khác.
Hết lớp 1 cháu đã có bạn thực sự, khả năng diễn đạt vẫn còn kém.
Sang lớp 2 cháu khác hẳn, tự tin giao tiếp tất cả mọi người.
Giờ đang lớp 3, bạn bè cả lớp, toán văn ngoại ngữ không kém gì ai, mỗi tội chữ cực xấu. Tuy nhiên đến tận bây giờ em vẫn nhận thấy sự khéo tay của cháu vẫn chậm hơn các bạn 1 năm rưỡi, nói vẫn còn nhanh. Tất cả những biểu hiện tự kỷ, tăng động đều không còn.
Câu chuyện của em là thế, em muốn nói lại với cụ để cụ thêm tin tưởng ở tương lai đó là trẻ tự kỷ rất ít, phần lớn chúng ta là bình thường, biểu hiện trong mỗi giai đoạn là khác nhau. Nhà em 2 đứa: cô chị lúc nhỏ là thiên thần về xinh đẹp, thiên tài về thông minh, khéo tay nhạc họa... nay lớp 9 cũng bình thường như bao bạn khác, các ưu điểm cũng không còn gì nổi bật; cậu em thì trước đây như thế nhưng càng lớn thì sự cảm thụ âm nhạc, tinh tế trong quan sát lại trở nên rất tốt và cũng đã là người bình thường.
Còn một chi tiết nữa đó là khi cháu 2-3 tuổi với đầy đủ biểu hiện về tự kỷ, tăng động đã được bác sỹ kết luận nhưng tình cờ có dịp 1 cô người Sing sang nhà họ hàng nhà em, cô này chuyên khám sàng lọc trẻ em vào lớp 1 bên đấy; vợ chồng em mời đến nhà, sau khoảng 30 phút quan sát cô ấy bảo thằng nhà em hoàn toàn bình thường. Lúc đấy không ai tin nhưng nó là động lực để nhà em cố gắng.
Một lần nữa chúc cháu nhà cụ may mắn, chúc gia đình cụ có động lực vượt qua khó khăn.
Em đọc không sót 1 chữ nào. Cả 1 hành trình gian nan vất vả, đồng hành cùng con gần 10 năm trời, gói gọn trong vài dòng chữ. Cháu thật may mắn khi có được bà và bố mẹ quá kiên trì, chịu tìm hiểu và yêu thương. Chứ với tất cả những gì cụ tả, đa số sẽ cho con đi theo con đường học cho trẻ tự kỉ rồi. Hy vọng câu chuyện của cụ sẽ là động lực cho nhiều gia đình khác. Và mong là cháu nào cũng sẽ may mắn như con cụ.
 

zaiwaz123

Xe điện
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
4,416
Động cơ
333,107 Mã lực
Bây giờ rất nhiều trẻ chậm nói vì có nhiều phương tiện như tivi, điện thoại, máy tính bảng bên cạnh, trẻ chỉ cần có 1 trong những thứ đó có thể ngồi im cả ngày. Xung quanh trẻ cũng có nhiều người lớn đáp ứng nhiều nhu cầu của trẻ mặc dù chúng chưa cần đến...Cụ / mợ chủ cứ bình tĩnh , bỏ hoặc hạn chế các thiết bị thông minh , mua đồ chơi lego và tích cực cho trẻ đi chơi ngoài công viên, bờ hồ , tiếp xúc nhiều với cây cỏ thiên nhiên chắc chắn sẽ thay đổi theo hướng tích cực.
Chúc cụ/mợ thành công !
 

MP3

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-30965
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
2,338
Động cơ
1,434,790 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân quận
Website
goo.gl
Đúng là trẻ tự kỷ rất hiếm gặp nhưng đi gặp bs thì đa phần thành tự kỷ. Bé nhà cụ còn nhỏ cụ nên đầu tư thời gian cho con ngay từ bây giờ, k để càng lâu càng khó. Trước tiên cụ cần cất gấp cái đt đi, tắt hết tv, máy tính, dẹp bà giúp việc nếu cụ đang thuê sang 1 bên. Mua về vài cuốn sách có hình minh họa về con vật, đồ vật như ôtô, máy bay, tàu hỏa, nếu con gái thì ngược lại mua búp bê, hoa hoét, lâu đài...cụ nhớ mua sách hình càng to, đẹp, thực tế và màu sắc càng tốt...cụ mở sách và đọc to chậm, chỉ cho con đây là con gì, đồ vật gì. Hàng ngày đưa con đi chợ, xem con gà, con vịt, hàng cá cảnh, hoa lá...ra đường xem ô tô, xe máy đi lại hoặc vào vườn bách thú mỗi ngày...mỗi lần đi như thế cụ phải nc với con rõ ràng, chậm rãi, cùng con nhắc lại những từ đơn giản: gà, cá, ô tô...cụ phải thật kiên nhẫn nếu con im lặng, nhưng rồi sẽ có lúc nó sẽ nhắc theo cụ. Lúc ấy cụ phải động viên con bằng những thái độ tích cực, vui vẻ. Tối đi ngủ cụ cho nó nghe những bài hát, câu thơ ngắn. Em sẽ tìm lại những mẩu truyện ngắn này ib cho cụ. Đôi khi, cụ dỗ con nói bằng những đồ con thích ăn như chíp chíp, con phải nói mới đc ăn nhưng cách này thi thoảng hãy áp dụng k nó nhanh chán.
2 vc cụ cùng đồng lòng vì dạy con cần cả 2 hợp sức động viên nhau và điều quan trọng là phải thật kiên nhẫn từng tí 1 mới gặt hái đc thành quả cụ ạ. Chúc cụ thành công.
 

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Bây giờ rất nhiều trẻ chậm nói vì có nhiều phương tiện như tivi, điện thoại, máy tính bảng bên cạnh, trẻ chỉ cần có 1 trong những thứ đó có thể ngồi im cả ngày. Xung quanh trẻ cũng có nhiều người lớn đáp ứng nhiều nhu cầu của trẻ mặc dù chúng chưa cần đến...Cụ / mợ chủ cứ bình tĩnh , bỏ hoặc hạn chế các thiết bị thông minh , mua đồ chơi lego và tích cực cho trẻ đi chơi ngoài công viên, bờ hồ , tiếp xúc nhiều với cây cỏ thiên nhiên chắc chắn sẽ thay đổi theo hướng tích cực.
Chúc cụ/mợ thành công !
Vâng cụ ạ. Nhiều lúc cũng buồn vì nếu so sánh với đứa khác cụ ạ. Nhưng em xác định là cố gắng rồi.
 

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Đúng là trẻ tự kỷ rất hiếm gặp nhưng đi gặp bs thì đa phần thành tự kỷ. Bé nhà cụ còn nhỏ cụ nên đầu tư thời gian cho con ngay từ bây giờ, k để càng lâu càng khó. Trước tiên cụ cần cất gấp cái đt đi, tắt hết tv, máy tính, dẹp bà giúp việc nếu cụ đang thuê sang 1 bên. Mua về vài cuốn sách có hình minh họa về con vật, đồ vật như ôtô, máy bay, tàu hỏa, nếu con gái thì ngược lại mua búp bê, hoa hoét, lâu đài...cụ nhớ mua sách hình càng to, đẹp, thực tế và màu sắc càng tốt...cụ mở sách và đọc to chậm, chỉ cho con đây là con gì, đồ vật gì. Hàng ngày đưa con đi chợ, xem con gà, con vịt, hàng cá cảnh, hoa lá...ra đường xem ô tô, xe máy đi lại hoặc vào vườn bách thú mỗi ngày...mỗi lần đi như thế cụ phải nc với con rõ ràng, chậm rãi, cùng con nhắc lại những từ đơn giản: gà, cá, ô tô...cụ phải thật kiên nhẫn nếu con im lặng, nhưng rồi sẽ có lúc nó sẽ nhắc theo cụ. Lúc ấy cụ phải động viên con bằng những thái độ tích cực, vui vẻ. Tối đi ngủ cụ cho nó nghe những bài hát, câu thơ ngắn. Em sẽ tìm lại những mẩu truyện ngắn này ib cho cụ. Đôi khi, cụ dỗ con nói bằng những đồ con thích ăn như chíp chíp, con phải nói mới đc ăn nhưng cách này thi thoảng hãy áp dụng k nó nhanh chán.
2 vc cụ cùng đồng lòng vì dạy con cần cả 2 hợp sức động viên nhau và điều quan trọng là phải thật kiên nhẫn từng tí 1 mới gặt hái đc thành quả cụ ạ. Chúc cụ thành công.
Vâng cụ. Em phải kiên nhẫn hơn vì nhiều lúc đi làm về muộn mệt mỏi, con quấy là mất hết kiên nhẫn dạy nó cụ ạ.
 

MINHKD

Xe điện
Biển số
OF-28395
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
2,910
Động cơ
485,870 Mã lực
Em thấy bạn e cũng cho con học ở gần Viện nhi tw nhưng chủ yếu về bố mẹ cũng phải hay nói chuyện và chơi vs con. Cho bé chơi nhiều vs các bạn, a chj bé. Bsy bảo do covid nên trẻ 2018-2019 bị nhiều hơn.
Không phải đâu cụ ạ, tự kỉ là vấn đề khác, tự kỉ không chữa được, không có cách nào chữa được. Covid, YouTube, điện thoại không gây ra tự kỉ mà chỉ hình thành thói quen vàtính cách, có thể thấy đổi được khi mình thay đổi môi trường, thay đổi giáo dục.
Nhưng rất khó nhận biết khi trẻ còn nhỏ. Nên việc cai điện thoại, YouTube là cần thiết.
 

Daisynguyen78

Xe buýt
Biển số
OF-656330
Ngày cấp bằng
20/5/19
Số km
663
Động cơ
100,546 Mã lực
Vâng, em xin chia sẻ cùng cụ trường hợp con nhà em. Trước tiên em phải khẳng định con nhà em không bị tự kỷ vì tự kỷ không thể khỏi được dù có điều trị cách nào đi nữa. Em kể về con nhà em để các cụ có thêm hi vọng và động lực, biết đâu lại may mắn vì thực sự trẻ tự kỷ rất ít.
Con nhà em bị sinh non chỉ gần 32 tuần thôi, sau 2 ngày thì không tự thở được phải nằm lồng kính 3 tuần gì đó.
Trong năm đầu tiên cháu có phản ứng bình thường tuy rằng rất ít. 1 tuổi mới biết bò. 2 tuổi chưa biết đi chỉ biết đứng kiễng chân, không biết nói, lúc này phản ứng với âm thanh, màu sắc rất kém, không biết đau là gì (cái này quan trọng). Lúc đó nhà em cũng bắt đầu thấy lo lắng và tìm hiểu.
Hàng ngày mẹ em (bà nội) xoa lòng bàn chân cháu, cầm từng chân đặt xuống đất, mỗi ngày 100 bước. Sau 3-4 tháng thì cháu biết đi nhón chân, cứ đặt xuống đất là cắm đầu chạy đến khi vấp ngã hoặc hết sức thì nằm lăn ra đất. Lúc này vẫn chưa nói được tiếng nào, có phản ứng với âm thanh nhưng không có phản ứng với hiệu lệnh.
Lúc 2,5 tuổi nhà em cho đi test ở viện Nhi, test chỉ mất có 10 phút thôi, bác sỹ kết luận tự kỷ nặng :D có cho đi trường tư nửa ngày và trường dạy trẻ khuyết tật tự kỷ nửa ngày. Thời điểm này cháu vẫn không có phản ứng đau, phản ứng hiệu lệnh, mắt nhìn vô định, tay luôn vân vê 1 cái gì đấy cả ngày cũng được, đi chưa thạo nhưng thích chạy, đặc biệt thích trèo cao lên mãi .... tóm lại là con nhà em không thiếu một biểu hiện gì.
Khi đi học lớp trẻ khuyết tật, em có ngồi quan sát thầy cô nhưng thực sự đây là huấn luyện chứ không phải dạy dỗ. Em thấy không ổn nên bàn với gia đình không đi học lớp này nữa (học mất khoảng 3 tháng). Từ đấy em và mẹ em (bà nội) quyết định thấy cần gì thì sẽ tự dạy cái đấy, còn mẹ cháu (vợ em) có trách nhiệm bồi dưỡng về sức khỏe (thằng này nhà em nuôi cực khó luôn, đến ngoài 3 tuổi không có bữa nào nôn dưới 3 lần).
Em thấy cháu thích xem cá, ngày nào em cũng dẫn đi xem cá, chỉ vào con cá nói CÁ, lần sau muốn đi xem em yêu cầu phải nói (những lần đầu em hỏi, chỉ cần gật đầu là cho đi). Từ CÁ chính là từ đầu tiên cháu nói được. Tóm lại cháu có hứng thú gì thì em lập tức dạy cái đấy, tỉ mỉ như lúc đi dép bảo giơ chân phải lên, chân trái lên.... 3 tuổi nhưng dạy như trẻ 1 tuổi nhiều lúc thấy như nó đang ở 1 thế giới khác.
3 tuổi vào học trường công, con em một mình 1 kiểu từ ăn uống, sinh hoạt, không có bạn bè gì. Lúc này may có mẹ em, hàng ngày đưa đón cháu, động viên các cô, chơi với từ phụ huynh đến các bạn nhỏ để cháu mình được bạn cho chơi cùng. Đến tận học kỳ cuối cùng của mẫu giáo trước khi vào lớp 1 mới được một vài bạn chấp nhận cho chơi cùng kiểu như bình vôi chứ không phải bạn bè cùng lứa.
Lúc này cháu đã đi vững, đi chậm rãi nhưng chưa biết tự xúc ăn (do gia đình chăm quá), nhiều từ nhưng nói ríu chữ, không rõ ràng, khả năng diễn đạt rất kém.
Lúc này em đã biết con nhà mình không bị tự kỷ và tăng động gì cả chỉ là cháu chậm hơn so với bạn bè.
Lo lắng con mình không bắt kịp lớp 1 nên em dạy cháu sớm khoảng 3 tháng. Nói thật là như nước đổ lá khoai luôn, không có cách gì nhét vào đầu được.
Khi vào lớp 1 em và mẹ em cũng gặp cô giáo nói về tình hình của cháu và mong cô đối xử bình thường như các bạn khác.
Hết lớp 1 cháu đã có bạn thực sự, khả năng diễn đạt vẫn còn kém.
Sang lớp 2 cháu khác hẳn, tự tin giao tiếp tất cả mọi người.
Giờ đang lớp 3, bạn bè cả lớp, toán văn ngoại ngữ không kém gì ai, mỗi tội chữ cực xấu. Tuy nhiên đến tận bây giờ em vẫn nhận thấy sự khéo tay của cháu vẫn chậm hơn các bạn 1 năm rưỡi, nói vẫn còn nhanh. Tất cả những biểu hiện tự kỷ, tăng động đều không còn.
Câu chuyện của em là thế, em muốn nói lại với cụ để cụ thêm tin tưởng ở tương lai đó là trẻ tự kỷ rất ít, phần lớn chúng ta là bình thường, biểu hiện trong mỗi giai đoạn là khác nhau. Nhà em 2 đứa: cô chị lúc nhỏ là thiên thần về xinh đẹp, thiên tài về thông minh, khéo tay nhạc họa... nay lớp 9 cũng bình thường như bao bạn khác, các ưu điểm cũng không còn gì nổi bật; cậu em thì trước đây như thế nhưng càng lớn thì sự cảm thụ âm nhạc, tinh tế trong quan sát lại trở nên rất tốt và cũng đã là người bình thường.
Còn một chi tiết nữa đó là khi cháu 2-3 tuổi với đầy đủ biểu hiện về tự kỷ, tăng động đã được bác sỹ kết luận nhưng tình cờ có dịp 1 cô người Sing sang nhà họ hàng nhà em, cô này chuyên khám sàng lọc trẻ em vào lớp 1 bên đấy; vợ chồng em mời đến nhà, sau khoảng 30 phút quan sát cô ấy bảo thằng nhà em hoàn toàn bình thường. Lúc đấy không ai tin nhưng nó là động lực để nhà em cố gắng.
Một lần nữa chúc cháu nhà cụ may mắn, chúc gia đình cụ có động lực vượt qua khó khăn.
Đọc bài của cụ, em thấy ku con nhà em cũng tình trạng như con của cụ. Hiện cháu bắt đầu vào lớp 1 và vẫn chưa biết mấy. Rất chậm ý. Chưa biết đặt câu hỏi, chưa nhớ những sự việc đã hoặc vừa xảy ra để trả lời…..
Em cũng lo lắm, đang cho cháu học 1:1 với cô giáo dạy thêm ngày 1 tiếng. Nhưng chưa thấy có tiến bộ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top