[Funland] Tư vấn 20 năm đóng bhxh giờ ra ngoài nên xử lý thế nào?

prado2012

Xe container
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
5,054
Động cơ
364,436 Mã lực
Chị ơi nếu mua chị mua của bảo Việt hay mấy ct VN y nhé. Chị đừng mua của mấy bên kia tính ra không được mấy đâu vì quản lý phí cao mà nó ko có base interest .
Em không phải làm bên bảo hiểm nhưng em làm nhiều với bên cục quản lý giám sát ISA, và thực ra thì cũng xem rất nhiều các tài liệu so sánh giữa các bên.
Còn nếu chị có BHXH rồi thì tốt nhất chị cứ để nhận lương hưu đi, bởi vì như em nói mấy lần nó sẽ tăng theo lương cơ bản. Còn bảo hiểm nhân thọ chỉ nhận một cục nếu kinh tế ổn định bây giờ thì không sao, nhưng 20 30 năm nữa tiền có thể trượt giá dần dần thì 10.000.000 lúc đấy có thể không to như bây giờ. Trong khi đấy lương hưu thì vẫn theo tính theo lương cơ bản, có thể lúc đấy lương cơ bản nó đã lên 10.000.000 rồi.

Con tuổi thọ trung bình, là trung bình của toàn dân, người ta tính cả các trường hợp chết sớm về HIV AIDS, các trường hợp tai nạn tử vong, giao thông, hay bệnh HN mất khi còn trẻ. Nó lấy giá trị median mà.

chứ không phải tuổi thọ trung binh của Vn 73 có nghĩa là tất cả mọi người chỉ đến 73 tuổi là chết. Tốt nhất nhìn xung quanh mình hay trong gia đình mình thường mọi người sống đến bao nhiêu thì nhiều khả năng mình cuộc sống đến mức đó về mặt di truyền. Em thì toàn thấy các cụ năm 2000s thì sống đen 75-79, các cụ h thì toàn 85-87.

Còn nếu mình tính chắc từng đồng như thế, chỉ sợ thiệt thì tốt nhất nên đi xem tử vi xem mình sống được khoảng đến bao nhiêu tuổi, rồi quyết định mua hay không. Mà em thấy hầu hết chúng ta đều đi làm công ty hoặc làm tổ chức thì mua bảo hiểm xã hội là bắt buộc mà. Kể cả mọi người có muốn rút ra nhưng đang đi làm thì thực ra luật của mình đang rất lỏng chứ đáng lẽ ra là nếu người lao động đang tiếp tục đi làm thì như các nước khác sẽ không được rút một lần.
Vấn đề là chị đang mức max ( hưởng tctn là 22 tr, bhxh max 29.8) giờ mới 4x đầu bé nghỉ hưu sớm vì lý do gia đình mà tính ra 62 tuổi mới nhận lương hưu là gần 20 năm nữa. Giờ lĩnh 1 cục to rồi thêm tí bỏ vào miếng đất nhỏ, để 20 năm nữa xắn ra ăn dần nghe còn hợp lý hơn. Tầm 50-55 tuổi, thích thì đóng bhxh tn thòng sau. Khi nói về tuổi thọ trung bình thì mình cũng chính là 1 thành viên trong đó rồi, dị biệt thì trên 10% đi là 80 tuổi tạm hoà vốn thôi. Sống trên 80 trở lên với đa số là khó.

Bhxh mấy cái quỹ toàn bị chúng nó làm lỗ và thất thoát khủng khiếp, chả biết vỡ quỹ lúc nào. Đọc báo mấy đại án liên quan bhxh mang tiền đầu tư đều mất đậm. Quan chức thật họ chẳng sống bằng lương hưu đâu, tiền mình là phải chắc tay thôi. Cứ nghe ngóng đã. Giờ bà con rút nhiều bọn nó mất một mớ tiền gửi ăn phế đêm nên thốn đấy, sắp tới sẽ cấm rút hoặc rút thì cũng cắt xén tiếp tiền đóng góp của dân, gây bất lợi thôi.

Đêm qua đọc topic thấy đúng là chỉ có mình tự bảo hiểm cho mình là nhất, cứ có nhà cho thuê và mớ cổ phiếu công ty tốt mà nắm giữ lúc đất nước đang đi lên là chắc nhất. Con cháu sau có chia ts cũng để lại cho mình một phần, chả phải ngại.
 
Chỉnh sửa cuối:

dealer-ck

Xe điện
Biển số
OF-360108
Ngày cấp bằng
26/3/15
Số km
2,475
Động cơ
277,168 Mã lực
Sợ nhất là quả tính bình quân lương cả quá trình đóng, ko biết thế nào mà lần, mặc dù đã có hệ số điều chỉnh.
Nếu e đóng được 15 năm chẳng hạn, e chẳng dại gì mà đóng ngay cho đủ 20 năm, e sẽ túc tắc đóng cách năm hoặc gần thời điểm nghỉ hư u mới đóng để xem mức lương và lạm phát thế nào.
 

xebobabanh17201

Xe điện
Biển số
OF-321319
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
2,827
Động cơ
312,372 Mã lực
Nơi ở
Hanoipho
Vấn đề là chị đang gần mức max ( hưởng tctn là 22 tr) giờ mới 4x đầu bé nghỉ hưu sớm vì lý do gia đình mà tính ra 62 tuổi mới nhận lương hưu là gần 20 năm nữa. Giờ lĩnh 1 cục to rồi thêm tí bỏ vào miếng đất nhỏ, để 20 năm nữa xắn ra ăn dần nghe còn hợp lý hơn. Tầm 50-55 tuổi, thích thì đóng bhxh tn thòng sau. Khi nói về tuổi thọ trung bình thì mình cũng chính là 1 thành viên trong đó rồi, dị biệt thì trên 10% đi là 80 tuổi tạm hoà vốn thôi. Sống trên 80 trở lên với đa số là khó.

Bhxh mấy cái quỹ toàn bị chúng nó làm lỗ và thất thoát khủng khiếp, chả biết vỡ quỹ lúc nào. Đọc báo mấy đại án liên quan bhxh mang tiền đầu tư đều mất đậm. Quan chức thật họ chẳng sống bằng lương hưu đâu, tiền mình là phải chắc tay thôi. Cứ nghe ngóng đã. Giờ bà con rút nhiều bọn nó mất một mớ tiền gửi ăn phế đêm nên thốn đấy, sắp tới sẽ cấm rút hoặc rút thì cũng cắt xén tiếp tiền đóng góp của dân, gây bất lợi thôi.

Đêm qua đọc topic thấy đúng là chỉ có mình tự bảo hiểm cho mình là nhất, cứ có nhà cho thuê và mớ cổ phiếu công ty tốt mà nắm giữ lúc đất nước đang đi lên là chắc nhất. Con cháu sau có chia ts cũng để lại cho mình một phần, chả phải ngại.
Có lúc em nghĩ giống mợ như thế này,ví dụ lấy được 5-600 trăm( em đóng cũng khá cao) sau đó thêm ít to to vào làm cái nhà tập thể rồi cho thuê. Tháng làm 6-7 củ coi như ngang lương hưu. Nếu cảm thấy thích thì lại đóng tiếp, em đang chờ xem họ thay đổi ntn vì thực hiện cũng 1- 2 năm.
 

datto70

Xe container
Biển số
OF-204900
Ngày cấp bằng
5/8/13
Số km
5,698
Động cơ
376,626 Mã lực
Nhà nước thì không tính trượt giá theo CPI nữa mà điều chỉnh theo mức lương cơ sở hiện hành.

Ví dụ 1993=120k; 2021=1490k.
Đúng, vì họ lấy 5 năm cuối để tính + hàng năm lg cơ sở đều tăng. Còn đóng mưacs tiền thì có tính trượt giá.
 

datto70

Xe container
Biển số
OF-204900
Ngày cấp bằng
5/8/13
Số km
5,698
Động cơ
376,626 Mã lực
Ô việc liên quan đến bhxh nhiều cụ quan tâm ra phết. Em cảm ơn các cụ đã cho ý kiến để em hiểu biết thêm và lựa chọn.
Em đặt câu hỏi cũng vì cân nhắc tình hình thực tế và tương lai của bhxh. Để tiếp tục duy trì tự đóng bhxh cho đủ 35 năm để hưởng 75% đến khi 62t (hoặc cao hơn nếu chính sách thay đổi) theo nhận định và góp ý của các cụ thì không hợp lý. Như em thì có thể đóng đủ 1-2 năm nưa cho đủ 20 năm rồi thôi hoặc tối đa tự đóng bhxh khoảng 25 năm (hưởng mức 55%). Kiểu gì trước 50t cũng nên dừng đóng chờ hưu là đẹp các cụ nhỉ :P


Cụ tư vấn hay quá đúng vđ em đang cần. Em cũng mua cái bh nhân thọ vài năm rồi cho 15 năm là dừng vơi mức đóng hàng năm cũng tương tự mức đóng bhxh mà đến tầm 65t cũng có chính sách rút hưởng như lương hưu và cũng có lẽ tương đương mức lương hưu dc hưởng các cụ ạ. Thế nên mới thấy cũng có nhiều p/a thay thế việc tiếp tục tự đóng bhxh.


Em có lẽ theo phương án của gấu nhà cụ. Cứ làm 12t bhtn cái đã rồi tự đóng thêm bhxh đến 20 năm hay hơn nữa là tuỳ mình thích. Coi như cũng có thêm tí tiền đều đặn hàng tháng khi về già.
Các cụ nên cân nhắc, nếu đóng tự nguyện từ đầu, thì OK. Còn đã đóng BHXH theo nhà nước ( hoặc doanh nghiệp) được khoảng 20 năm rồi chuyển tiếp sang đóng tự nguyện, thì phải hỏi xem khi có lương hưu có BHYT không nhé. Vì đóng tự nguyện chỉ có chế độ Hưu trí và tử tuất thôi.
 

xebobabanh17201

Xe điện
Biển số
OF-321319
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
2,827
Động cơ
312,372 Mã lực
Nơi ở
Hanoipho
Chủ đề được người lao động rất quan tâm










Thứ bảy, 24/4/2021, 00:00 (GMT+7)
Vì sao nhiều lao động bỏ chế độ hưu trí
"Chiếc xe máy cho em gái đi thực tập quan trọng hơn", Ly nói về lý do chọn nhận 26 triệu bảo hiểm xã hội một lần khi không thể xoay ra tiền.
Gần 7h sáng 22/4, chị Nguyễn Thị Ly có mặt trong trụ sở Bảo hiểm xã hội quận 12 (TP HCM) làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần. Nối vào dòng người chờ bốc số rồng rắn từ cầu thang tòa nhà đến vỉa hè ngoài phố, Ly nhẩm tính phải hơn 200 người.
Gần trưa, cô gái 24 tuổi cũng được gọi tên. Nhân viên bảo hiểm liếc hồ sơ, nói còn thiếu giấy tờ. Ly quay về phòng trọ cách hơn chục cây số và xác định sẽ mất thêm một buổi chiều. Sau 9 tiếng đồng hồ, cô rời cơ quan bảo hiểm với thông tin số tiền dự kiến được nhận gần 26 triệu đồng.

Người lao động làm thủ tục nhận BHXH một lần tại cơ quan BHXH Quận 12, TP HCM, tháng 4/2021. Ảnh: Lê Tuyết


Người lao động làm thủ tục nhận BHXH một lần tại cơ quan BHXH quận 12, TP HCM, tháng 4/2021. Ảnh: Lê Tuyết.
Ly, công nhân may thời vụ vừa nghỉ việc nằm trong số hơn 226.500 lao động cả nước rút BHXH một lần, tính từ đầu năm 2021. Trong vòng 5 năm từ thời điểm Luật BHXH 2014 có hiệu lực, hơn 3,7 triệu người đã chọn hưởng chính sách này thay vì chờ lương hưu.
Ly có 2 năm 8 tháng tham gia BHXH khi làm việc tại Công ty TNHH Thời trang Xoài, quận 12. Công việc thời vụ cho Ly thu nhập gần 5 triệu mỗi tháng. "Trả tiền trọ, ăn uống, xăng xe đi lại, không có dư", Ly xòe bàn tay, liệt kê các khoản chi tiêu.
Đầu năm 2021, cô trở lại Sài Gòn tìm việc, phụ ba mẹ nuôi hai em ăn học sau một năm nghỉ việc về quê nhà ở Huế tránh Covid-19. Nhưng dư âm của làn sóng cắt giảm việc làm trong đại dịch khiến cô chưa thể trở lại nhà máy. Cuối tháng trước, em gái đang là sinh viên năm ba xin chị một chiếc xe máy để đi lại trong kỳ thực tập. Bố mẹ ở quê làm nông không có tiền, không biết vay mượn ai, Ly quyết định rút BHXH một lần để lấy tiền mua xe cho em.
"Chiếc xe máy cho em gái quan trọng hơn", Ly nói mình là chị cả, phải có trách nhiệm với các em. Ba năm đi công ty, cô gái chưa từng nghĩ đến lương hưu, tới đâu hay đó.
Ngồi sau Ly hai hàng ghế, thai phụ Nguyễn Thị Kim Loan, 34 tuổi, cầm xấp giấy tờ quạt phành phạch, cố xua cái nóng đang phả vào người. Chị Loan có hơn 3 năm đóng BHXH khi làm công nhân may ở Bình Thuận. Đầu năm 2020, Loan nghỉ việc ở quê nhà, đưa con trai 6 tuổi vào Sài Gòn đoàn tụ với chồng. Chi tiêu một nhà ba người trông hết vào thu nhập 7 triệu của người chồng. Đại dịch ập đến khiến Loan không thể tìm được việc làm mới. Đúng lúc này, chị có bầu em bé thứ hai. Để chuẩn bị cho ngày dự sinh vào tháng 6 tới, Loan chợt nhớ khoản tiền "một cục" đang nằm ở cơ quan BHXH và quyết định rút về.
Loan bỏ qua những lời giải thích của nhân viên BHXH về hệ quả khi nhận khoản tiền một lần, như không có lương hưu, không được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí khi về già. Thai phụ đáp lại "tuổi già, lương hưu còn lâu mới đến, hiện tại con cái quan trọng nhất". Chị nhất quyết rút số tiền gần 30 triệu đồng về.

Thai phụ Nguyễn Thị Loan (đeo kính) sẽ nhận được gần 30 triệu BHXH một lần

Thai phụ Nguyễn Thị Loan (đeo kính) sẽ nhận được gần 30 triệu BHXH một lần sau 3 năm tham gia hệ thống với mức lương đóng BHXH 3,2 triệu đồng. Ảnh: Lê Tuyết
Cách các nữ công nhân miền Nam hơn 1.700 km, chị Nguyễn Thị Hà (Đống Đa, Hà Nội) quyết định nghỉ việc từ giữa năm 2018, sau gần mười năm làm công nhân môi trường. Người phụ nữ 38 tuổi kể quá chán khi công ty liên tục chậm lương, nợ lương, ba tháng mới trả một lần. Đồng nghiệp của Hà lần lượt nghỉ, xoay sang chạy chợ, bán hàng hoặc làm việc tự do. Một thập kỷ chuyên làm sạch đường phố thủ đô, thu nhập của Hà tăng từ 1,7 triệu hồi mới vào lên 5 triệu lúc nhận quyết định thôi việc.
Hà kể lúc ấy, chị hay mất ngủ mỗi lần đứa con gái đầu lòng ôn thi vào lớp 10 xin tiền học thêm 2,5 triệu đồng mỗi tháng, đóng liền một quý. Hà xoay đủ cách, nghĩ đến những người có thể vay mượn, từ tổ trưởng, đồng nghiệp đến ông bà nội ngoại hai bên. Có tháng nhận lương, chị xòe ra đếm còn vỏn vẹn 420.000 đồng sau khi trừ khoản đã tạm ứng. Tiền học của ba đứa con, cùng người chồng hay đau ốm chỉ có thể phụ vợ việc nhà, tiền đi chợ, tiền điện nước, ma chay, cưới hỏi... vắt kiệt sức lực của nữ công nhân. Hà cuối cùng quyết định "hy sinh đời bố, củng cố đời con", chọn nhận BHXH một lần.
"Chẳng biết nên buồn hay nên vui", chị nhớ lại lúc cầm trên tay 63 triệu đồng được buộc thành một cọc lớn bằng dây thun. Số tiền tích lũy của 9 năm 9 tháng đóng BHXH. Hôm ấy, chị đang đi dọn nhà thuê bên Thanh Xuân thì nhận được điện thoại bên bưu điện gọi lên lĩnh "tiền một cục". Đường từ bưu điện về nhà chỉ hơn 500 mét, chị ôm khư khư cái túi trong lòng.
Khoản tiền Hà để dành đóng học dần cho con, thi thoảng cấu véo một tí khi có việc khẩn. Số tiền cứu sinh cho cả nhà 5 người khi Hà Nội bùng dịch, cả nước cách ly xã hội hồi tháng 4/2020. Hai tháng liên tục không có người thuê dọn nhà, Hà không kiếm nổi một đồng.




Hơn 3,7 triệu lao động rút BHXH một lần trong 5 năm. Video: Tạ Lư
Lý giải về "làn sóng" lao động chọn nhận BHXH một lần thay vì chờ tới tuổi để nhận lương hưu, ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban Chính sách Pháp luật, Liên đoàn lao động TP HCM, cho rằng công nhân trẻ ngày càng mắc nhiều bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng. Nguyên nhân một phần đến từ các bữa ăn không đảm bảo. Khi không đủ sức khỏe để làm việc, họ rời nhà máy và nghĩ rằng sẽ không tham gia BHXH nữa nên chọn "rút một cục".
Dù lương tối thiểu vùng tăng mỗi năm, song thu nhập của đại đa số công nhân chưa đảm bảo được cuộc sống. Họ không có tiền tích lũy nên khi xảy ra sự cố như ốm đau, xây sửa nhà, mất việc vì Covid-19, họ phải tìm nguồn tài chính để bù đắp. Trong khi công nhân mất việc gần như không tiếp cận được các gói vay lãi suất tốt nên sẽ trông vào tiền BHXH một lần. Chính sách thụ hưởng BHXH đang thiếu tính linh hoạt, thời gian đóng, hưởng chưa hợp lý khiến lao động mất việc thấy quá lâu để chờ nhận lương hưu.
"Ai cũng biết lương hưu quan trọng, nhưng trước mắt cần giải quyết bài toán công nhân sẽ sống như thế nào tới khi hưởng lương hưu", ông Đô nói.
Vị này đề xuất cần có các gói vay ưu đãi, lãi suất thấp, chính sách trợ vốn cho công nhân tự tạo việc làm khi thất nghiệp. Về lâu dài, tiền lương công nhân ngoài đảm bảo cuộc sống còn phải có tích lũy. Chính sách BHXH cần linh hoạt hơn để lao động dễ tiếp cận, có sự tin tưởng.
Chuyên gia Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS), nhận định, rất nhiều công nhân coi sổ bảo hiểm xã hội là tài sản có giá trị lớn và duy nhất. Ông đề xuất, pháp luật nên xem xét thừa nhận đó như một tài sản giống sổ đỏ nhà đất để họ có thể thế chấp được khi cấp bách. Nhà nước có thể chủ trì để ngân hàng chính sách xã hội thí điểm một vài sản phẩm vay giải quyết khó khăn để công nhân lựa chọn. Việc này giúp công nhân có tiền để giải quyết khó khăn trước mắt mà vẫn bảo lưu được thời gian đóng BHXH, không rời lưới an sinh. "Dù quy định hiện hành không cho phép mang sổ đi cầm cố, nhưng những hoạt động mua bán vẫn diễn ra", ông nói.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cảnh báo rút BHXH một lần trở thành "Thực trạng đáng lo ngại ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi người lao động và tác động đến an sinh của Nhà nước". Sáu năm qua, hai lần sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, các nhà làm chính sách đều muốn hạn chế điều kiện nhận BHXH một lần. Song quy định tại Điều 60 hồi năm 2015 đã không thể thực hiện khi vấp phải sự phản ứng dữ dội của công nhân phía Nam. Trong dự thảo tờ trình đề nghị sửa đổi Luật BHXH đang lấy ý kiến đến ngày 16/6, Bộ Lao động và Thương binh Xã hội tiếp tục đề xuất siết điều kiện hưởng chính sách này.
Trong khi chờ quyết sách, giai đoạn 2016-2020 "cứ hai người tham gia vào hệ thống BHXH thì một người lại rời đi. Xu hướng này tiếp tục gia tăng", Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thống kê.
Hà không quan tâm nhiều đến thay đổi chính sách. Chị xác định không đóng tiếp BHXH khi đã gần 40 tuổi và rất khó xin việc làm mới. Mối bận tâm duy nhất của chị bây giờ là "nhận được nhiều việc, mỗi tháng kiếm gần chục triệu đồng nuôi chồng con".
Cuốn sổ bảo hiểm màu xanh lá để trong tủ gần ba năm, chị chưa từng giở ra xem lại một lần.
 

prado2012

Xe container
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
5,054
Động cơ
364,436 Mã lực
Có lúc em nghĩ giống mợ như thế này,ví dụ lấy được 5-600 trăm( em đóng cũng khá cao) sau đó thêm ít to to vào làm cái nhà tập thể rồi cho thuê. Tháng làm 6-7 củ coi như ngang lương hưu. Nếu cảm thấy thích thì lại đóng tiếp, em đang chờ xem họ thay đổi ntn vì thực hiện cũng 1- 2 năm.
Uh tiền vào túi là của mình, em không có nhiều niềm tin với hệ thống bh, nơi mà nhiều ng nhất là ở quê làm đc sổ lương hưu và trợ cấp nhờ giả giấy tờ đểu có hệ thống, thì tiền của những người đóng thật như mình thật là của miền xuôi nuôi miền ngược!
 
Chỉnh sửa cuối:

xebobabanh17201

Xe điện
Biển số
OF-321319
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
2,827
Động cơ
312,372 Mã lực
Nơi ở
Hanoipho
Uh tiền vào túi là của mình, chị không có nhiều niềm tin với hệ thống bh, nơi mà nhiều ng nhất là ở quê làm đc sổ lương hưu và trợ cấp nhờ giả giấy tờ đểu có hệ thống, thì tiền của những người đóng thật như mình thật là của miền xuôi nuôi miền ngược!
Nói chung bản chất BH thì nhân văn nhưng kiểm soát thì có vấn đề. Giờ mình cũng có kiến thức tài chính , đầu tư nên lấy lí do kiểu ngày xưa cầm một cục mua xe máy rồi hết là vớ vẩn. Em chưa lấy nhưng trêu vợ anh mà lấy thì găm như là tiền chống chết chớ có động vào :)
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
9,308
Động cơ
482,893 Mã lực
Nơi ở
rừng
Uh tiền vào túi là của mình, em không có nhiều niềm tin với hệ thống bh, nơi mà nhiều ng nhất là ở quê làm đc sổ lương hưu và trợ cấp nhờ giả giấy tờ đểu có hệ thống, thì tiền của những người đóng thật như mình thật là của miền xuôi nuôi miền ngược!
Cái này có thật, không ít đâu, kể cả thương binh, chính sách giả có tất.
 

prado2012

Xe container
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
5,054
Động cơ
364,436 Mã lực
Nói chung bản chất BH thì nhân văn nhưng kiểm soát thì có vấn đề. Giờ mình cũng có kiến thức tài chính , đầu tư nên lấy lí do kiểu ngày xưa cầm một cục mua xe máy rồi hết là vớ vẩn. Em chưa lấy nhưng trêu vợ anh mà lấy thì găm như là tiền chống chết chớ có động vào :)
Trước ông xã mình nghỉ cũng nhận 1 cục về chốt ngay vào cái biệt thự flamingo Đại lai lúc đó rẻ lắm, giờ tính ra được 1 mớ an sinh cho gia đình :))
 

vnvodoi

Xì hơi lốp
Biển số
OF-569000
Ngày cấp bằng
14/5/18
Số km
2,318
Động cơ
190,009 Mã lực
Tuổi
36
Chủ đề được người lao động rất quan tâm











Thứ bảy, 24/4/2021, 00:00 (GMT+7)
Vì sao nhiều lao động bỏ chế độ hưu trí
"Chiếc xe máy cho em gái đi thực tập quan trọng hơn", Ly nói về lý do chọn nhận 26 triệu bảo hiểm xã hội một lần khi không thể xoay ra tiền.
Gần 7h sáng 22/4, chị Nguyễn Thị Ly có mặt trong trụ sở Bảo hiểm xã hội quận 12 (TP HCM) làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần. Nối vào dòng người chờ bốc số rồng rắn từ cầu thang tòa nhà đến vỉa hè ngoài phố, Ly nhẩm tính phải hơn 200 người.
Gần trưa, cô gái 24 tuổi cũng được gọi tên. Nhân viên bảo hiểm liếc hồ sơ, nói còn thiếu giấy tờ. Ly quay về phòng trọ cách hơn chục cây số và xác định sẽ mất thêm một buổi chiều. Sau 9 tiếng đồng hồ, cô rời cơ quan bảo hiểm với thông tin số tiền dự kiến được nhận gần 26 triệu đồng.

Người lao động làm thủ tục nhận BHXH một lần tại cơ quan BHXH Quận 12, TP HCM, tháng 4/2021. Ảnh: Lê Tuyết


Người lao động làm thủ tục nhận BHXH một lần tại cơ quan BHXH quận 12, TP HCM, tháng 4/2021. Ảnh: Lê Tuyết.
Ly, công nhân may thời vụ vừa nghỉ việc nằm trong số hơn 226.500 lao động cả nước rút BHXH một lần, tính từ đầu năm 2021. Trong vòng 5 năm từ thời điểm Luật BHXH 2014 có hiệu lực, hơn 3,7 triệu người đã chọn hưởng chính sách này thay vì chờ lương hưu.
Ly có 2 năm 8 tháng tham gia BHXH khi làm việc tại Công ty TNHH Thời trang Xoài, quận 12. Công việc thời vụ cho Ly thu nhập gần 5 triệu mỗi tháng. "Trả tiền trọ, ăn uống, xăng xe đi lại, không có dư", Ly xòe bàn tay, liệt kê các khoản chi tiêu.
Đầu năm 2021, cô trở lại Sài Gòn tìm việc, phụ ba mẹ nuôi hai em ăn học sau một năm nghỉ việc về quê nhà ở Huế tránh Covid-19. Nhưng dư âm của làn sóng cắt giảm việc làm trong đại dịch khiến cô chưa thể trở lại nhà máy. Cuối tháng trước, em gái đang là sinh viên năm ba xin chị một chiếc xe máy để đi lại trong kỳ thực tập. Bố mẹ ở quê làm nông không có tiền, không biết vay mượn ai, Ly quyết định rút BHXH một lần để lấy tiền mua xe cho em.
"Chiếc xe máy cho em gái quan trọng hơn", Ly nói mình là chị cả, phải có trách nhiệm với các em. Ba năm đi công ty, cô gái chưa từng nghĩ đến lương hưu, tới đâu hay đó.
Ngồi sau Ly hai hàng ghế, thai phụ Nguyễn Thị Kim Loan, 34 tuổi, cầm xấp giấy tờ quạt phành phạch, cố xua cái nóng đang phả vào người. Chị Loan có hơn 3 năm đóng BHXH khi làm công nhân may ở Bình Thuận. Đầu năm 2020, Loan nghỉ việc ở quê nhà, đưa con trai 6 tuổi vào Sài Gòn đoàn tụ với chồng. Chi tiêu một nhà ba người trông hết vào thu nhập 7 triệu của người chồng. Đại dịch ập đến khiến Loan không thể tìm được việc làm mới. Đúng lúc này, chị có bầu em bé thứ hai. Để chuẩn bị cho ngày dự sinh vào tháng 6 tới, Loan chợt nhớ khoản tiền "một cục" đang nằm ở cơ quan BHXH và quyết định rút về.
Loan bỏ qua những lời giải thích của nhân viên BHXH về hệ quả khi nhận khoản tiền một lần, như không có lương hưu, không được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí khi về già. Thai phụ đáp lại "tuổi già, lương hưu còn lâu mới đến, hiện tại con cái quan trọng nhất". Chị nhất quyết rút số tiền gần 30 triệu đồng về.

Thai phụ Nguyễn Thị Loan (đeo kính) sẽ nhận được gần 30 triệu BHXH một lần

Thai phụ Nguyễn Thị Loan (đeo kính) sẽ nhận được gần 30 triệu BHXH một lần sau 3 năm tham gia hệ thống với mức lương đóng BHXH 3,2 triệu đồng. Ảnh: Lê Tuyết
Cách các nữ công nhân miền Nam hơn 1.700 km, chị Nguyễn Thị Hà (Đống Đa, Hà Nội) quyết định nghỉ việc từ giữa năm 2018, sau gần mười năm làm công nhân môi trường. Người phụ nữ 38 tuổi kể quá chán khi công ty liên tục chậm lương, nợ lương, ba tháng mới trả một lần. Đồng nghiệp của Hà lần lượt nghỉ, xoay sang chạy chợ, bán hàng hoặc làm việc tự do. Một thập kỷ chuyên làm sạch đường phố thủ đô, thu nhập của Hà tăng từ 1,7 triệu hồi mới vào lên 5 triệu lúc nhận quyết định thôi việc.
Hà kể lúc ấy, chị hay mất ngủ mỗi lần đứa con gái đầu lòng ôn thi vào lớp 10 xin tiền học thêm 2,5 triệu đồng mỗi tháng, đóng liền một quý. Hà xoay đủ cách, nghĩ đến những người có thể vay mượn, từ tổ trưởng, đồng nghiệp đến ông bà nội ngoại hai bên. Có tháng nhận lương, chị xòe ra đếm còn vỏn vẹn 420.000 đồng sau khi trừ khoản đã tạm ứng. Tiền học của ba đứa con, cùng người chồng hay đau ốm chỉ có thể phụ vợ việc nhà, tiền đi chợ, tiền điện nước, ma chay, cưới hỏi... vắt kiệt sức lực của nữ công nhân. Hà cuối cùng quyết định "hy sinh đời bố, củng cố đời con", chọn nhận BHXH một lần.
"Chẳng biết nên buồn hay nên vui", chị nhớ lại lúc cầm trên tay 63 triệu đồng được buộc thành một cọc lớn bằng dây thun. Số tiền tích lũy của 9 năm 9 tháng đóng BHXH. Hôm ấy, chị đang đi dọn nhà thuê bên Thanh Xuân thì nhận được điện thoại bên bưu điện gọi lên lĩnh "tiền một cục". Đường từ bưu điện về nhà chỉ hơn 500 mét, chị ôm khư khư cái túi trong lòng.
Khoản tiền Hà để dành đóng học dần cho con, thi thoảng cấu véo một tí khi có việc khẩn. Số tiền cứu sinh cho cả nhà 5 người khi Hà Nội bùng dịch, cả nước cách ly xã hội hồi tháng 4/2020. Hai tháng liên tục không có người thuê dọn nhà, Hà không kiếm nổi một đồng.




Hơn 3,7 triệu lao động rút BHXH một lần trong 5 năm. Video: Tạ Lư
Lý giải về "làn sóng" lao động chọn nhận BHXH một lần thay vì chờ tới tuổi để nhận lương hưu, ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban Chính sách Pháp luật, Liên đoàn lao động TP HCM, cho rằng công nhân trẻ ngày càng mắc nhiều bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng. Nguyên nhân một phần đến từ các bữa ăn không đảm bảo. Khi không đủ sức khỏe để làm việc, họ rời nhà máy và nghĩ rằng sẽ không tham gia BHXH nữa nên chọn "rút một cục".
Dù lương tối thiểu vùng tăng mỗi năm, song thu nhập của đại đa số công nhân chưa đảm bảo được cuộc sống. Họ không có tiền tích lũy nên khi xảy ra sự cố như ốm đau, xây sửa nhà, mất việc vì Covid-19, họ phải tìm nguồn tài chính để bù đắp. Trong khi công nhân mất việc gần như không tiếp cận được các gói vay lãi suất tốt nên sẽ trông vào tiền BHXH một lần. Chính sách thụ hưởng BHXH đang thiếu tính linh hoạt, thời gian đóng, hưởng chưa hợp lý khiến lao động mất việc thấy quá lâu để chờ nhận lương hưu.
"Ai cũng biết lương hưu quan trọng, nhưng trước mắt cần giải quyết bài toán công nhân sẽ sống như thế nào tới khi hưởng lương hưu", ông Đô nói.
Vị này đề xuất cần có các gói vay ưu đãi, lãi suất thấp, chính sách trợ vốn cho công nhân tự tạo việc làm khi thất nghiệp. Về lâu dài, tiền lương công nhân ngoài đảm bảo cuộc sống còn phải có tích lũy. Chính sách BHXH cần linh hoạt hơn để lao động dễ tiếp cận, có sự tin tưởng.
Chuyên gia Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS), nhận định, rất nhiều công nhân coi sổ bảo hiểm xã hội là tài sản có giá trị lớn và duy nhất. Ông đề xuất, pháp luật nên xem xét thừa nhận đó như một tài sản giống sổ đỏ nhà đất để họ có thể thế chấp được khi cấp bách. Nhà nước có thể chủ trì để ngân hàng chính sách xã hội thí điểm một vài sản phẩm vay giải quyết khó khăn để công nhân lựa chọn. Việc này giúp công nhân có tiền để giải quyết khó khăn trước mắt mà vẫn bảo lưu được thời gian đóng BHXH, không rời lưới an sinh. "Dù quy định hiện hành không cho phép mang sổ đi cầm cố, nhưng những hoạt động mua bán vẫn diễn ra", ông nói.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cảnh báo rút BHXH một lần trở thành "Thực trạng đáng lo ngại ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi người lao động và tác động đến an sinh của Nhà nước". Sáu năm qua, hai lần sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, các nhà làm chính sách đều muốn hạn chế điều kiện nhận BHXH một lần. Song quy định tại Điều 60 hồi năm 2015 đã không thể thực hiện khi vấp phải sự phản ứng dữ dội của công nhân phía Nam. Trong dự thảo tờ trình đề nghị sửa đổi Luật BHXH đang lấy ý kiến đến ngày 16/6, Bộ Lao động và Thương binh Xã hội tiếp tục đề xuất siết điều kiện hưởng chính sách này.
Trong khi chờ quyết sách, giai đoạn 2016-2020 "cứ hai người tham gia vào hệ thống BHXH thì một người lại rời đi. Xu hướng này tiếp tục gia tăng", Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thống kê.
Hà không quan tâm nhiều đến thay đổi chính sách. Chị xác định không đóng tiếp BHXH khi đã gần 40 tuổi và rất khó xin việc làm mới. Mối bận tâm duy nhất của chị bây giờ là "nhận được nhiều việc, mỗi tháng kiếm gần chục triệu đồng nuôi chồng con".
Cuốn sổ bảo hiểm màu xanh lá để trong tủ gần ba năm, chị chưa từng giở ra xem lại một lần.
2 chị trong bài này cũng có cái tội nghiệp nhưng 1 chị thì thất nghiệp, sống nhờ chồng nuôi ( lương chồng 7 củ ) mà vẫn cố đẻ thêm đứa thứ 2. Một chị thì công nhân vệ sinh, chồng hay đau ốm mà lại 3 đứa con !
Thế này thì không nghèo hơi phí !
 

xegiacmo

Xe lăn
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
11,162
Động cơ
413,504 Mã lực
Nói chung bản chất BH thì nhân văn nhưng kiểm soát thì có vấn đề. Giờ mình cũng có kiến thức tài chính , đầu tư nên lấy lí do kiểu ngày xưa cầm một cục mua xe máy rồi hết là vớ vẩn. Em chưa lấy nhưng trêu vợ anh mà lấy thì găm như là tiền chống chết chớ có động vào :)
Chưa kể chi phí dành cho đội ngũ làm bhxh quá cao
 

AMATAX

Xe điện
Biển số
OF-303978
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
2,454
Động cơ
363,263 Mã lực
Nơi ở
Nhờ các CCCM tư vấn chia sẻ kinh nghiệm cho em với.
Em đã đóng BHXH đc 23 năm giờ nghỉ việc thì nên đóng tiếp BHXH tự nguyện cho đến tuổi hưu hay dừng đóng chốt sổ sẽ được tính 45%+3x2%=51% phải không ạ, nếu không đóng BHXH nữa thì lương hưu sau này sẽ tính theo căn cứ gì nếu như mức đóng hiện nay đang là 7 tr.
 

holland

Xe điện
Biển số
OF-715554
Ngày cấp bằng
10/2/20
Số km
2,040
Động cơ
64,994 Mã lực
Nhờ các CCCM tư vấn chia sẻ kinh nghiệm cho em với.
Em đã đóng BHXH đc 23 năm giờ nghỉ việc thì nên đóng tiếp BHXH tự nguyện cho đến tuổi hưu hay dừng đóng chốt sổ sẽ được tính 45%+3x2%=51% phải không ạ, nếu không đóng BHXH nữa thì lương hưu sau này sẽ tính theo căn cứ gì nếu như mức đóng hiện nay đang là 7 tr.
Bạn đọc tư vấn của mình ở trên, nên dừng đóng bảo lưu sổ, chờ đến tuổi hưu ăn 51% của lương bình quân. Lương bình quân sẽ tính theo quy định, bạn google là ra. Bn là nữ nếu sinh từ tháng 6 năm 75 thì chờ đến 60 tuổi lĩnh hưu, hoặc có thể xin về hưu sớm và mỗi năm về hưu sớm sẽ bị trừ đi 2% (điều kiện hưu sớm: sức khỏe yếu có giám định).
Nhân đây, mình nói lại tư vấn của mình, chỉ dành cho các bạn đóng BH tự nguyện hoặc bỏ tiền túi hoàn toàn nhờ gửi công ty khác đóng cho, không áp dụng cho các bạn đi làm được công ty đóng theo chế độ.
Để mình họa cho tư vấn, nên dừng bảo hiểm sau 20 năm trong trường hợp phải tự bỏ tiền túi đóng tiếp, mình minh họa dưới đây:
Giả sử, lương bình quân toàn bộ quá trình đóng của các bạn là 10 triệu, là nam giới, nếu đóng đủ 35 năm, bạn sẽ được nhận max. 75% lương hưu tức 7,5tr/tháng.
Nếu dừng sau khi tròn 20 năm, các bạn hưởng 45% lương hưu là 4tr5, nghĩa là các bạn hụt so với đóng đủ 35 năm là 3trđ/ tháng.
Tuy nhiên, thay vì đóng tiếp số tiền 2tr2/tháng tương đương 26tr400/năm để đạt 75% (7tr5 lương hưu/tháng), các bạn tích cóp gửi tiết kiệm trong 15 năm tiếp theo với bảng tính dưới đây (giả sử lãi suất là 5%):

Số tiền TKLãi 1 năm
Năm 1
26,400,000​
1,320,000.00​
Năm 2
27,720,000​
1,386,000.00​
Năm 3
29,106,000​
1,455,300.00​
Năm 4
30,561,300​
1,528,065.00​
Năm 5
32,089,365​
1,604,468.25​
Năm 6
33,693,833​
1,684,691.66​
Năm 7
35,378,525​
1,768,926.25​
Năm 8
37,147,451​
1,857,372.56​
Năm 9
39,004,824​
1,950,241.19​
Năm 10
40,955,065​
2,047,753.25​
Năm 11
43,002,818​
2,150,140.91​
Năm 12
45,152,959​
2,257,647.95​
Năm 13
47,410,607​
2,370,530.35​
Năm 14
49,781,137​
2,489,056.87​
Năm 15
52,270,194​
2,613,509.71​
Tổng đóng 15 năm:
569,674,079​
28,483,703.94​
Tổng cộng cả gốc và lãi sau 15 năm
598,157,783​
Như vậy, sau 15 năm, bạn có sổ hưu 4tr5 và sổ TK 598 tr. Với số tiền 598tr, mỗi năm bạn có 29tr900 tương đương 2tr4/ tháng tiền lãi, như vậy, so với đóng đủ 15 năm tiếp theo để hưởng 7tr5 lương hưu/tháng, bạn bị hụt 600K/tháng nhưng số tiền gốc 598 tr bạn vẫn được bảo lưu. Mình hy vọng lãi xuất ngân hàng không hụt dưới 5%, còn nếu hơn thì số tiền các bạn nhận từ sổ TK được cao hơn.

Vì vậy, mình vẫn bảo lưu tư vấn: nên dừng KHÔNG TỰ BỎ TIỀN TÚI ĐÓNG TIẾP SAU KHI ĐÃ CÓ SỔ BH ĐỦ 20 NĂM ĐÓNG.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mợ toét 2710

Xe lừa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
35,993
Động cơ
552,659 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
Em xem lại giữa bảo hiểm nhân thọ với bhxh xem cái nào hơn. Chị cũng tính lĩnh một cục rồi mua bh nhân thọ.
Trc e tinh thì thấy nhân thọ hơn, nhưng nó bùng hay vỡ nợ về nc thì cũng rủi ro
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,617
Động cơ
904,965 Mã lực
Nhờ các CCCM tư vấn chia sẻ kinh nghiệm cho em với.
Em đã đóng BHXH đc 23 năm giờ nghỉ việc thì nên đóng tiếp BHXH tự nguyện cho đến tuổi hưu hay dừng đóng chốt sổ sẽ được tính 45%+3x2%=51% phải không ạ, nếu không đóng BHXH nữa thì lương hưu sau này sẽ tính theo căn cứ gì nếu như mức đóng hiện nay đang là 7 tr.
Chưa cần nói bệnh tật, ốm đau như vậy!
Mà kể cả người về hưu có nhà, có tiền.
Nhiều đứa con thấy phụ huynh có tiền thì không chịu được, mà nhất là trong nhà lại không chỉ có mỗi 1 con trai thì các cô con dâu hay xúi chồng thúc ông bà bán nhà chia. Kể cả tiền phụ huynh để trong ngân hàng cũng khó yên. Tiền chia nếu mấy đứa con dùng để mua nhà riêng, gửi tiết kiệm lấy lãi ăn dần có khi còn dễ chịu. Nếu lại lấy tiền kinh doanh để mong đẻ thêm thì có khi lại thành vấn đề. Kinh doanh thuận lợi tất nhiên là quá tốt, chúng sẽ chăm lo được cho các cụ già, nhưng ngược lại không thuận lợi, vốn cụt, nợ,... mà các cụ già lại không có lương hưu!
Lương hưu khác với tiền tiết kiệm là không rút ra để cho được, mà chỉ được chi đều hàng tháng. Ngoài lương hưu, còn có cái thẻ bảo hiểm y tế khi trái nắng, trở trởi mà tuổi già thì thường xuyên!
 
Chỉnh sửa cuối:

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,631
Động cơ
970,446 Mã lực
Đóng 20 năm rồi thì nên đóng tiếp. E cũng được hơn 19 năm rồi :D
 

Mợ toét 2710

Xe lừa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
35,993
Động cơ
552,659 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top