Tư thế ngồi xe - Ghi đông và yên xe

PhaThienTuong

Xe đạp
Biển số
OF-70474
Ngày cấp bằng
12/8/10
Số km
44
Động cơ
428,940 Mã lực
Kính mong các bác giúp.

Sau 1 tuần đạp xe Asama đều đặn 1h/ngày em thấy người ngợm khỏe khoắn và nhanh nhẹn hơn, và quyết định mua 1 chiếc xe hịn hơn để đạp dài dài.

Sắm con xe mới về em hớn hở nhảy lên đạp thử thì nhận ra rất nhanh mỏi cổ, vai, tay và mờ-ông, vì ghi đông xe thấp bằng với yên (yên em đã chỉnh phù hợp với chiều cao người và háng đúng như các bác chỉ trên mạng). Tìm hiểu kỹ hơn, em nhận ra rằng đạp pro là phải như vậy (người gò trên xe). Nhìn ra đường em thấy bác nào đạp xe MTB lưng cũng phải gò gò như vậy, thậm chí có bác còn cho ghi đông thấp hơn yên xe nữa cơ.

Em thắc mắc 2 điều: thứ 1 là hiện tượng mỏi như trên có phải là bình thường với mọi new-biker và sẽ sớm hết không? và thứ 2 là em có nên thay cái ghi đông xe = 1 cái khác dạng chữ U lên để được ghi đông cao hơn, ngồi thẳng lưng hơn hay không?

Kính nhờ các bác cao thủ chỉ giúp ạ. Em xin cám ơn.
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
16,509
Động cơ
649,028 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Cụ thể là cụ đang đi xe gì?
Còn việc mỏi một số thứ trên cơ thể đối với người mới đạp xe là điều đương nhiên, trước hết cụ cứ chỉnh cao yên cho phù hợp và đúng cách sau đó cụ có thể ra cafe T6 hàng tuần tại số 8 Ngô quyền sẽ được tư vấn chi tiết hơn. Chúc cụ vui với xế độp :-bd
 

beginner

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-2320
Ngày cấp bằng
8/11/06
Số km
305
Động cơ
565,511 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tư thế MTB hay road là phải thế rồi. Mặt cắm đất mới đỡ cản gió. Còn vụ thay ghi đông xe khác thì :)). Bác mua xừ con mini Nhật độp cho lành.
 

8855

Đi bộ
Biển số
OF-142322
Ngày cấp bằng
17/5/12
Số km
6
Động cơ
364,060 Mã lực
Gửi bác tham khảo
TÊ RẦN HAY BÀN TAY KHI CHẠY XE.

Hỏi: Sau khoảng 30 phút đạp xe, bàn tay tôi tê rần, khó khăn lắm mới gạt cần số được mặc dù đã canh yên xe ngang với tay lái.??

Trả lời: Bạn đã thực hiện bước quan trong nhất để tránh tê bàn tay, đó là nâng tay lái ngang yên; việc này giảm áp lực dồn về cổ bàn tay, nơi tập trung nhiều dây thần kinh và mạch máu. Tuy nhiên bạn vẫn bị tê bàn tay, sau đây là một số việc bạn cần tham khảo:

Di chuyển vị trí nắm tay thường xuyên hơn, từ cổ tay thắng sang tay dưới rồi trở về thanh ngang…hoặc bất cứ một trình tự nào khác do bạn chọn, chủ yếu để tránh tay nắm ở một vị trí quá lâu.

Thay đổi cách nắm sao cho áp lực ở cổ bàn tay nhỏ nhất, xoay cổ tay tuần tự từ trong ra ngoài và ngược lại…tránh chấn động tác dụng vuông góc với cổ tay.

Quấn thêm tấm mút giảm chấn dưới lớp dây quấn cho tay lái của bạn, nó sẽ làm giảm áp và chấn động cho cổ tay.

Kiểm tra lại mũi yên, nếu mũi yên dốc xuống nhiều, nó sẽ làm cơ thể bạn trượt về phía trước, tăng thêm áp lực cho tay, bàn tay và vai của bạn.
Chuyển sang dùng tay nằm (loại dùng cho xe TT) áp lực cổ tay sẽ được giải tỏa.

Nếu chỉ đạp xe cho khỏe bạn cũng nên xem việc dùng tay gạt lắp sát ống cổ hoặc ống sườn (loại cổ điển) nó sẽ giúp bạn giảm áp lực cổ tay khi di chuyển tay để chuyển số.

Khám cổ tay, tê rần bàn tay chỉ sau 30 phút cũng là chuyện bất thường, nếu nó kéo dài ngay cả sau khi đạp xe thì thực sự bạn đã cần đến bác sĩ để khám, về cái người ta hay gọi là “Hội chứng đường ống cổ tay"
Nguồn http://www.roadbikerider.com
Trích dẫn: xedap.vn
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
5,749
Động cơ
270,198 Mã lực
Có 3 thứ bạn cần điều chỉnh hoặc thay đổi: Ghi-đông, tay nắm, yên.

- Ghi-đông: bạn nới con ốc giữ ghi-đông sau đó xoay để cho phần tay nắm nằm ngang hoặc hơi vểnh lên 1 tẹo. Đừng nên để đầu ghi-đông xuôi xuống dưới, sẽ làm tay bạn bị mỏi.

- Tay nắm: thông thường tay nắm theo xe là loại tròn, khi đi thể dục thì bạn cần phải thay sang loại có phần đỡ cùi tay, tùy tay to hay nhỏ mà chọn loại cho vừa. Sau đó lắp đặt tay nắm với quy tắc: cầm tay nắm bình thường, mép trong của 2 tay rộng bằng nách, mép ngoài của tay nắm rộng bằng vai. Xoay chỉnh phần đỡ tay (mái chèo) cho vừa êm tay.

- Yên xe: Bạn di chuyển yên xe ra trước 1cm rồi đi thử, rồi lại dịch và thử, nếu yên bị dịch ra sau quá thì sẽ mỏi cả mông, lưng, tay. Mặt yên nên để ngang hoặc chúc xuống 1 tí tẹo.

Thông thường thì hiện tượng mỏi là do cỡ xe to hơn cỡ người.
 

Blackfish

Xe tăng
Biển số
OF-139467
Ngày cấp bằng
22/4/12
Số km
1,317
Động cơ
379,852 Mã lực
Có 3 thứ bạn cần điều chỉnh hoặc thay đổi: Ghi-đông, tay nắm, yên.
Thông thường thì hiện tượng mỏi là do cỡ xe to hơn cỡ người.
Cái này em thấy đúng với bản thân.Trước em đi size 17 thấy hay tê tay hơn rất nhiều. Khi chuyển xuống đi size 16, đi dài vẫn bị tê tay nhưng lâu bị hơn và bị không nặng bằng .
Cụ QAZ có phải huấn luyện viên hay vận động viên xe đạp không mà em thấy bắt bệnh rất kinh nghiệm ?
Cảm ơn cụ vì những đóng góp rất bổ ích .
 

Khôi Phệ

Con buôn xế độp
Biển số
OF-14252
Ngày cấp bằng
25/3/08
Số km
513
Động cơ
520,600 Mã lực
Cái này em thấy đúng với bản thân.Trước em đi size 17 thấy hay tê tay hơn rất nhiều. Khi chuyển xuống đi size 16, đi dài vẫn bị tê tay nhưng lâu bị hơn và bị không nặng bằng .
Cụ QAZ có phải huấn luyện viên hay vận động viên xe đạp không mà em thấy bắt bệnh rất kinh nghiệm ?
Cảm ơn cụ vì những đóng góp rất bổ ích .
Trước đi size 17 cụ nặng 90kg sau đó cụ đổi size 16 còn 70kg vậy thì theo vật lý là đúng với time lâu tê hơn :D
 

IMEV

Xe tăng
Biển số
OF-6717
Ngày cấp bằng
4/7/07
Số km
1,030
Động cơ
549,207 Mã lực
Lấy XTC 790 đc mấy ngày rồi vì mưa gió nên em chưa đạp đc phát nào. Chiều nay thứ bảy tạnh ráo xách xe ra làm vòng (8/3-kim ngưu-minh khai-vĩnh tuy- huỳnh tấn phát) tổng cộng 14,8km với thời gian 40' và nghỉ giữa chặng 10' làm cốc trà đá. Sau khi độp thì có thấy hiện tượng sau:
Kẹp săm: do ko có bỉm + yên 790 cứng nên hiện tượng kẹp săm vẫn xảy ra, các cụ nhiều kinh nghiệm bày cách cho nhà cháu tránh đc hiện tượng này.
Tê tay: lúc nghỉ giữa hiệp uống trà đá cảm giác tay tê kinh khủng, nhưng khoảng 5' hết độp về nhà thì ko thấy tê nhiều nữa. Cách khắc phục e sẽ nghiên cứu thêm hướng dẫn của cụ 8855 và cụ Qaz.
Theo các cụ sau 15 năm ko độp thì buổi ra quân với độ dài và độ dốc cầu Vĩnh Tuy như vậy có ổn ko ạ? Sau 40' độp về nhà chỉ thấy ra mồ hôi cũng chẳng mệt lắm.
 

cachoi

Xe điện
Biển số
OF-959
Ngày cấp bằng
27/7/06
Số km
2,587
Động cơ
601,520 Mã lực
Nơi ở
2 Hàng Khay, Hoàn kiếm, Hà nội
Lấy XTC 790 đc mấy ngày rồi vì mưa gió nên em chưa đạp đc phát nào. Chiều nay thứ bảy tạnh ráo xách xe ra làm vòng (8/3-kim ngưu-minh khai-vĩnh tuy- huỳnh tấn phát) tổng cộng 14,8km với thời gian 40' và nghỉ giữa chặng 10' làm cốc trà đá. Sau khi độp thì có thấy hiện tượng sau:
Kẹp săm: do ko có bỉm + yên 790 cứng nên hiện tượng kẹp săm vẫn xảy ra, các cụ nhiều kinh nghiệm bày cách cho nhà cháu tránh đc hiện tượng này.
Tê tay: lúc nghỉ giữa hiệp uống trà đá cảm giác tay tê kinh khủng, nhưng khoảng 5' hết độp về nhà thì ko thấy tê nhiều nữa. Cách khắc phục e sẽ nghiên cứu thêm hướng dẫn của cụ 8855 và cụ Qaz.
Theo các cụ sau 15 năm ko độp thì buổi ra quân với độ dài và độ dốc cầu Vĩnh Tuy như vậy có ổn ko ạ? Sau 40' độp về nhà chỉ thấy ra mồ hôi cũng chẳng mệt lắm.
Cứ dần dần nhưng bước khởi đầu thế là oke rồi, để có buổi tập luyện hoàn hảo cần chuẩn bị trước:
-Kiểm tra xe: Lốp, yên, phanh và bộ chuyển động sao cho êm ái
-Quân phục: gọn gàng, áo nào cũng được nhưng quần bỉm rất cần thiết, nước ống luôn phải sẵn
- Lúc mới độp tay và mông sẽ ê nhưng sẽ nhanh làm quen
tạm thế đã, hẹn gặp bác tại các cung đường phía trước . . .
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,684
Động cơ
841,152 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Lấy XTC 790 đc mấy ngày rồi vì mưa gió nên em chưa đạp đc phát nào. Chiều nay thứ bảy tạnh ráo xách xe ra làm vòng (8/3-kim ngưu-minh khai-vĩnh tuy- huỳnh tấn phát) tổng cộng 14,8km với thời gian 40' và nghỉ giữa chặng 10' làm cốc trà đá. Sau khi độp thì có thấy hiện tượng sau:
Kẹp săm: do ko có bỉm + yên 790 cứng nên hiện tượng kẹp săm vẫn xảy ra, các cụ nhiều kinh nghiệm bày cách cho nhà cháu tránh đc hiện tượng này.
Tê tay: lúc nghỉ giữa hiệp uống trà đá cảm giác tay tê kinh khủng, nhưng khoảng 5' hết độp về nhà thì ko thấy tê nhiều nữa. Cách khắc phục e sẽ nghiên cứu thêm hướng dẫn của cụ 8855 và cụ Qaz.
Theo các cụ sau 15 năm ko độp thì buổi ra quân với độ dài và độ dốc cầu Vĩnh Tuy như vậy có ổn ko ạ? Sau 40' độp về nhà chỉ thấy ra mồ hôi cũng chẳng mệt lắm.
Em đạp 790/750 một thời gian thì phải đổi yên và thay tay nắm cho 790 để đỡ phải dùng găng tay.

Sau khi thay yên thì đạp vài chục cây không phải dùng quần bỉm, tay nắm mềm hơn cũng đỡ bị đau và tê tay.

Không dùng quần bỉm thì nên mặc quần soóc, không nên mặc quần đùi khi chạy lồng phồng vướng víu.
 

henry14

Xe tải
Biển số
OF-5550
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
228
Động cơ
546,104 Mã lực
Bài này bổ ích cho nx ng mới chơi độp như e, e lấy xtc 770 chỗ cụ Khôi từ hôm thứ năm, hôm qua đi đc 14 km và hôm nay dc 17 km, thấy cg hơi đau chân một chút, e đã thay tay nắm có kèm sừng trâu thấy sẽ có nhiều kiểu nắm thay đổi nên đỡ tê tay hơn, trc e đi asama cùi lại ko bị tê tay, có thể do mtb tư thế fải chống tay hơn để đi nhanh hơn, đi đúng kiểu chỉ dùng phía trên bàn chân nên cg mỏi chân hơn. Các cụ cho e hỏi là nên ngày nào cg đi nhưng đi ít khoảng dưới 20 km hay là đi cách nhật nhưng tăng độ dài thì tốt hơn?
 

IMEV

Xe tăng
Biển số
OF-6717
Ngày cấp bằng
4/7/07
Số km
1,030
Động cơ
549,207 Mã lực
Em đạp 790/750 một thời gian thì phải đổi yên và thay tay nắm cho 790 để đỡ phải dùng găng tay.

Sau khi thay yên thì đạp vài chục cây không phải dùng quần bỉm, tay nắm mềm hơn cũng đỡ bị đau và tê tay.

Không dùng quần bỉm thì nên mặc quần soóc, không nên mặc quần đùi khi chạy lồng phồng vướng víu.
Vâng vấn đề thay yên và thay tay nắm cũng đã có trong lịch trình của em rồi ạ, tạm thời trong lúc này là cảm nhận để biết trong khoảng chục buổi, sau sướng mà còn biết là mềnh được xướn chứ:))
 

unik

Xe buýt
Biển số
OF-81
Ngày cấp bằng
31/5/06
Số km
544
Động cơ
587,360 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đạp 790/750 một thời gian thì phải đổi yên và thay tay nắm cho 790 để đỡ phải dùng găng tay.

Sau khi thay yên thì đạp vài chục cây không phải dùng quần bỉm, tay nắm mềm hơn cũng đỡ bị đau và tê tay.

Không dùng quần bỉm thì nên mặc quần soóc, không nên mặc quần đùi khi chạy lồng phồng vướng víu.
Em mới đạp 2 hôm nay cũng bị ê m ông. Hóa ra có quần bỉm mà em không biết. Mai phải ra hỏi bác Khôi mới được.
 

cachoi

Xe điện
Biển số
OF-959
Ngày cấp bằng
27/7/06
Số km
2,587
Động cơ
601,520 Mã lực
Nơi ở
2 Hàng Khay, Hoàn kiếm, Hà nội
Các cụ cho e hỏi là nên ngày nào cg đi nhưng đi ít khoảng dưới 20 km hay là đi cách nhật nhưng tăng độ dài thì tốt hơn?
Cũng tùy theo thể lực của bác, thông thường anh em đạp hàng ngày quãng 40 phút đến 1 tiếng cho quãng dường dưới 30km: 10' đầu khởi động sau đó tua nhanh dần và duy trì cường độ cao quãng 20', 10' sau cùng đi chậm dần lại. Tuy nhiên trong quá trình tập nếu thấy mệt mỏi hặc đau cơ, chân, ... thì có thể nghỉ một vài hôm để hồi phục. Riêng cuối tuần thì sẽ tập các chặng dài hơn nhằm tổng hợp và nâng cao các kỹ năng
 

beginner

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-2320
Ngày cấp bằng
8/11/06
Số km
305
Động cơ
565,511 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Các cụ độp nhiều cho em vài recommendation về các cung đường cho beginner với. Em vừa làm tour sang Yên viên, được đoạn Việt Hưng thì ngon, còn lại xóc rất chi là đau mông, cho dù đã mặc bỉm. Em có nhu cầu đi chừng 50km cả 2 chiều, đường êm và an toàn 1 chút.
 

2R+

Xe điện
Biển số
OF-817
Ngày cấp bằng
18/7/06
Số km
3,556
Động cơ
612,417 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hanoi
Các cụ độp nhiều cho em vài recommendation về các cung đường cho beginner với. Em vừa làm tour sang Yên viên, được đoạn Việt Hưng thì ngon, còn lại xóc rất chi là đau mông, cho dù đã mặc bỉm. Em có nhu cầu đi chừng 50km cả 2 chiều, đường êm và an toàn 1 chút.
Cụ đổi sang xe 2 thụt như em đi, đi em lắm. ko bị sóc như mấy ông chạy "đuôi cứng" :D
 

beginner

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-2320
Ngày cấp bằng
8/11/06
Số km
305
Động cơ
565,511 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em đang chạy em touring nên chả có gì mềm:)).
 
Biển số
OF-4
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
4,322
Động cơ
626,272 Mã lực
Nơi ở
Vietnam
Về lý thuyết: Ghi đông - yên - vai tạo thành 1 tam giác cân là chuẩn, nếu ghi đông thấp thì trọng lượng dồn vào tay sẽ tê mỏi tay. Nếu ghi đông cao trọng lượng sẽ dồn vào mông gây ra tê mông và em bé :D

Thực tế thì tùy người mà chỉnh ghi đông cao hay thấp cho phù hợp và đỡ mỏi nhất, yên thì chỉnh cố định theo chiều dài chân rồi...
 

PhaThienTuong

Xe đạp
Biển số
OF-70474
Ngày cấp bằng
12/8/10
Số km
44
Động cơ
428,940 Mã lực
Có 3 thứ bạn cần điều chỉnh hoặc thay đổi: Ghi-đông, tay nắm, yên.

- Ghi-đông: bạn nới con ốc giữ ghi-đông sau đó xoay để cho phần tay nắm nằm ngang hoặc hơi vểnh lên 1 tẹo. Đừng nên để đầu ghi-đông xuôi xuống dưới, sẽ làm tay bạn bị mỏi.

- Tay nắm: thông thường tay nắm theo xe là loại tròn, khi đi thể dục thì bạn cần phải thay sang loại có phần đỡ cùi tay, tùy tay to hay nhỏ mà chọn loại cho vừa. Sau đó lắp đặt tay nắm với quy tắc: cầm tay nắm bình thường, mép trong của 2 tay rộng bằng nách, mép ngoài của tay nắm rộng bằng vai. Xoay chỉnh phần đỡ tay (mái chèo) cho vừa êm tay.

- Yên xe: Bạn di chuyển yên xe ra trước 1cm rồi đi thử, rồi lại dịch và thử, nếu yên bị dịch ra sau quá thì sẽ mỏi cả mông, lưng, tay. Mặt yên nên để ngang hoặc chúc xuống 1 tí tẹo.

Thông thường thì hiện tượng mỏi là do cỡ xe to hơn cỡ người.
Cuối tuần rồi em đã mang xe đến bác An Tôn để lắp cái ghi đông khác, và thay tay nắm loại đỡ cườm tay. Cảm giác ngồi có thoải mái hơn nhưng vẫn mỏi. Lý do là vì xe của em là Giant FCR 3100 - size S chỉ hợp cho người 1m6-1m7 thôi. Trong khi em cao 1m82 nặng 76 kg cơ. Hix hix.

Cám ơn bác QAZ vì những lời khuyên bổ ích.
 

c3df32ea

Tháo bánh
Biển số
OF-23379
Ngày cấp bằng
2/11/08
Số km
343
Động cơ
497,224 Mã lực
Về lý thuyết: Ghi đông - yên - vai tạo thành 1 tam giác cân là chuẩn, nếu ghi đông thấp thì trọng lượng dồn vào tay sẽ tê mỏi tay. Nếu ghi đông cao trọng lượng sẽ dồn vào mông gây ra tê mông và em bé :D

Thực tế thì tùy người mà chỉnh ghi đông cao hay thấp cho phù hợp và đỡ mỏi nhất, yên thì chỉnh cố định theo chiều dài chân rồi...
Tam giác cân với cạnh đáy là cạnh nào hả bác? lơ mơ thành tam giác đều thì tèo ợ..
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top