Gớm cụ ơi, Tây nó chả mua mấy và được khuyến cáo khủng khiếp trên các trang của nó về việc mua ở mình phải mặc cả rồi. Nực cười là lắm lúc chúng nó áp dụng hơi quá. Em đã thấy kiểu mấy cháu tây tóc vàng mua mấy cân đào của dân có 15-20k cũng mặc cả dù dân đã đề giá ở đó và người Việt mua đúng giá đó làm dân họ tức họ không bán luôn. Cho nên bảo vì cái đó mà mất khách thì em nghĩ nói nó hơi khiên cưỡng. Ví dụ sang Úc, Thái đi taxi rất dễ bị lừa quá giá mà nước nó có giảm du lịch đâu. Em không ủng hộ việc chặt chém vì tạo tâm lý luôn phải đề phòng nhưng cũng đừng bảo chặt chém bán mấy cái đồ vớ vẩn làm mất khách. Nếu Tây sang đây mà chỗ nào cũng là siêu thị, cửa hàng đồ ăn nhanh..... thì nó cũng biến nhanh như thế cả thôi.
Tuỳ từng cái bác ạ:
Nếu nó mua gì đó 700K và sau đó biết là, có ông bản xứ mua được với giá 170K, tối thiểu nó sẽ không mua gì nữa, trừ những thứ thiết yếu như chai nước, bao thuốc.
Đấy là cái tôi muốn nhắc đến với khách du lịch: Nó có lẽ vẫn quay lại, hy vọng thế, nhưng giảm chi tiêu khủng khiếp.
Ví dụ của bác là rất điển hình: Lẽ ra, nếu không có vụ #1, ta đã bán được dăm cân đào với đơn giá 20K, và nhờ thế đã đóng góp thêm đáng kể cho GDP nước nhà rồi, phải không ạ?
Còn đi Thailand + Malaysia, có lừa đảo nhưng vẫn có du lịch, vì tôi tin là, dân du lịch sang đó không phải mặc áo giáp như dân du lịch sang nhà ta.
Ví dụ:
Hôm rồi tôi ở Thailand, giá măng cụt và xoài (thấy vợ con bảo cực ngon) đều rẻ, cả ở trên phố đi bộ và ngoài chợ có niêm yết giá.
Và giá nó bằng nhau mới lạ.
Cách chi tiêu của mình, qua đó, nó khác hẳn.
Tương tự với các quán ăn, kể cả quán ăn cho dân bản xứ, tức là rất street food, tương đối nhem nhếch như ở xứ ta, trong khi tụi tôi giao dịch chủ yếu bằng anh Google, vì đội quán không hề biết English.