[Funland] Tự nhiên em thấy sợ việc mình đang làm

Mr.Lex

Xe buýt
Biển số
OF-144220
Ngày cấp bằng
1/6/12
Số km
808
Động cơ
368,230 Mã lực
"Nói chung em làm đúng quy trình chả sai cái gì"
Thật lạ lùng là cái gì cũng đúng quy trình! Tiêm chết người rồi vẫn khẳng định là... đúng quy trình, bỏ tù oan đến cả 10 năm vẫn... đúng quy trình, bỏ lọt 230 kg ma túy qua cửa khẩu vẫn... đúng quy trình.
"Công an bắt em, tòa xử em 18 năm tù"...cũng đúng quy trình!
Vấn đề quan trọng nhất là em chia ... đúng quy trình, nên cái gì cũng đúng quy trình :D
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
20,325
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Đây là câu chuyện có thật về một bị cáo là nhân viên vib trong đại án Huyền Như đấy ạ. Thiệt hại là 180 toi, 18 năm tù, hô hô
Khổ thân, đành tặc lưỡi là do số đen thôi cụ ạ.
 

anhcobra

Xe container
Biển số
OF-11567
Ngày cấp bằng
13/11/07
Số km
7,355
Động cơ
598,343 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
người trong giang hồ
Gặp con lừa oách thế thì chết cũng đúng thôi cụ ơi. Tiếc là tiếc là chả đc cái gì, gia đình công việc tèo hết. Chứ nếu cũng ăn đẫy ra thì lại là chuyện khác
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
17,779
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Chuyện ăn uống em không bàn nhưng đọc báo thấy vụ này thấy VIB có sai nên mới mất vốn. Tham dự việc này có Danh là cán bộ quản lý khách hàng, nhân viên giao dịch tín dụng và lãnh đạo, nếu Danh đúng thì phải chỉ ra ai là người sai.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,677
Động cơ
382,603 Mã lực
Câu hỏi cơ bản ở đây là: Nếu làm đúng quy trình mà vẫn sảy ra các vụ đại án, dẫn tới thiệt hại lớn, thì phải trảm ai?
Rõ ràng là phải trảm người duyệt quy trình, và cả những cá nhân + tổ chức tham mưu đề nghị cái quy trình như vậy.

Nhưng ai là người duyệt các quy trình? Thường là các sếp 9 trị chức to, nhưng dốt nát, thiếu học hành tử tế.
Cái hay là ngoài các quy trình có lỗi nghiêm trọng, họ cũng đã tạo ra quy trình để những người duyệt quy trình luôn an toàn.
Những người duyệt quy trình không phải chịu trách nhiệm bởi vì theo họ nghĩ tổ chức ABC giới thiệu, tổ chức ABC đề nghị,
tổ chức ABC giao nhiệm vụ, ...., nên trách nhiệm không phải là trách nhiệm cá nhân, mà là của của tổ chức. Bế tắc toàn diện :))

"Nói chung em làm đúng quy trình chả sai cái gì"
Thật lạ lùng là cái gì cũng đúng quy trình! Tiêm chết người rồi vẫn khẳng định là... đúng quy trình, bỏ tù oan đến cả 10 năm vẫn... đúng quy trình, bỏ lọt 230 kg ma túy qua cửa khẩu vẫn... đúng quy trình.
"Công an bắt em, tòa xử em 18 năm tù"...cũng đúng quy trình!
Cụ chuẩn, Cán bộn VN làm cái gì cũng đúng quy trình hết. Duy có điều là mấy cái quy trình đó nó lởm khởm thì chẳng ai giám nhận.
Cụ ăn 18 quyển là theo đúng quy trình đới :))
Thằng viết quy trình quả là đại tài, thằng duyệt còn tài hơn và trên hết cái thằng nó phán gửi cụ 18 quyển kia thì nó thuộc dạng siêu siêu nhân roài.
 

Lelong1411

Xe tăng
Biển số
OF-90356
Ngày cấp bằng
31/3/11
Số km
1,492
Động cơ
440,946 Mã lực
Hẹn gặp lại cụ trong ấy nhé :))
 

puma2006

Xe tải
Biển số
OF-49693
Ngày cấp bằng
29/10/09
Số km
219
Động cơ
458,734 Mã lực
Vụ HN chờ tuyên án đã cụ nhé. Nhưng có lẽ....
 

anhcobra

Xe container
Biển số
OF-11567
Ngày cấp bằng
13/11/07
Số km
7,355
Động cơ
598,343 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
người trong giang hồ
Chuyện ăn uống em không bàn nhưng đọc báo thấy vụ này thấy VIB có sai nên mới mất vốn. Tham dự việc này có Danh là cán bộ quản lý khách hàng, nhân viên giao dịch tín dụng và lãnh đạo, nếu Danh đúng thì phải chỉ ra ai là người sai.
Đau đuôi đúng như em trình bày đấy, chả hiểu báo nào bảo sai? Con dấu thật người thật thì làm thế nào bây giờ.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
17,779
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Đau đuôi đúng như em trình bày đấy, chả hiểu báo nào bảo sai? Con dấu thật người thật thì làm thế nào bây giờ.
Cái sai của VIB là ko kiểm tra, lẽ nào việc kiểm tra khó thế sao? Nói mang đến mấy tờ A4 đóng dấu sẵn mà cũng cho qua là thế nào?
Ông Danh kia là người tiếp nhận hồ sơ sáng ra đi làm vội quên não ở nhà chăng?
Còn cái NH cao quý của HN, nếu ở xứ giãy chết thì chữ tín là quan trọng, đền trước, truy cứu sau.
VKS có thể biết 10 nêu chứng cứ 1 nên việc nhìn vào cáo trạng có thể ko thấy hết vấn đề.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhcobra

Xe container
Biển số
OF-11567
Ngày cấp bằng
13/11/07
Số km
7,355
Động cơ
598,343 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
người trong giang hồ
Cái sai của VIB là ko kiểm tra, lẽ nào việc kiểm tra khó thế sao? Nói mang đến mấy tờ A4 đóng dấu sẵn mà cũng cho qua là thế nào?
Ông Danh kia là người tiếp nhận hồ sơ sáng ra đi làm vội quên não ở nhà chăng?
Còn cái NH cao quý của HN, nếu ở xứ giãy chết thì chữ tín là quan trọng, đền trước, truy cứu sau.
VKS có thể biết 10 nêu chứng cứ 1 nên việc nhìn vào cáo trạng có thể ko thấy hết vấn đề.
Kiểm tra thế nào ạ? Cụ dậy em đi? Đến tận ngân hàng nó xác nhận rồi còn gì? Kiểm tra kiểu gì nữa
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
17,779
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Kiểm tra thế nào ạ? Cụ dậy em đi? Đến tận ngân hàng nó xác nhận rồi còn gì? Kiểm tra kiểu gì nữa
Cụ không nghiên cứu kỹ rồi. Đây là lời của Danh nhé:

“Sau khi cơ quan điều tra kết luận, bị cáo thấy đúng là mình có lỗi. Nhưng xét thấy, trong toàn bộ vụ việc đều nằm ngoài suy nghĩ của bị cáo và bị cáo cũng là nạn nhân của Như”, Danh phân trần.
Đây là bài báo bênh Danh:
Những chính sách của NH đã tạo nên môi trường “hỗn độn, chồng chéo” mà bất kỳ cán bộ tín dụng nào cũng có thể gặp phải và không có gì bảo vệ.

Trong vụ án Huyền Như, bị cáo Huỳnh Hữu Danh - nguyên là cán bộ ngân hàng VIB chi nhánh Hồ Chí Minh đã bị VKSND HCM truy tố vì vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo khoản 3, điều 179 Bộ luật Hình Sự và bị đề nghị mức án cao nhất: 20 năm.
Luật sư bào chữa Trần Minh Hải cho rằng quyết định này thiếu cơ sở và căn cứ pháp lý.
Căn cứ pháp lý quy định về tội “vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”
Luật sư cho biết, theo quy định của Pháp luật Việt Nam, dựa trên cấu thành tội phạm có 3 dạng hành vi chính vi phạm tội này là cho vay không có tài sản đảm bảo (TSĐB), cho vay vượt quá giới hạn quy định và cho vay khác.
Tuy nhiên, tại thời điểm Danh thực hiện cho vay với 12 khách hàng ở VIB HCM thì chỉ có duy nhất 4 trường hợp là Pháp luật quy định phải có TSĐB hoặc giới hạn.
Thứ nhất là Pháp luật cấm cho vay đối với khách hàng là những đối tượng mà chính Ngân hàng không được cấp tín dụng theo khoản 3 điều 126 Luật TCTD 2010. Những đối tượng mà NH không được phép nhận bảo đảm để cho vay, đó là Thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc pháp nhân có cổ đông là đại diện phần vốn góp của thành viên HĐQT, ban kiểm soát của ngân hàng và bố mẹ vợ chồng con của họ. Không có ai trong số 12 khách hàng trên nằm trong diện này.
Thứ hai, cấm cho vay trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ tức, cổ phiếu của chính ngân hàng hoặc công ty con của ngân hàng. Trong trường hợp của Danh, TSĐB không phải là cổ phiếu của ngân hàng quốc tế VIB và cũng không xuất phát từ công ty con của VIB.
Thứ ba, cấm cho vay để góp vốn vào các tổ chức tín dụng khác trên cơ sở nhận bảo đảm bằng chính cổ phiếu của TCTD mà khách hàng góp vốn vào – trường hợp này cũng không phải.
Thứ tư, cấm cho vay không có TSĐB với những đối tượng theo điều 127 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 và quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng kèm theo QĐ 1627 của Thống đốc NHNN. Đó là tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đã kiểm toán tại NH, thanh tra, thanh tra viên đang thanh tra tại NH hay DN thuộc đối tượng không được cấp tín dụng theo khoản 1 điều 126 của Luật này mà những đối tượng cấm cho vay sở hữu trên 10% vốn của DN đó.
Đối chiếu với 12 trường hợp vay vốn ở VIB, luật sư cho biết Huỳnh Hữu Danh không vi phạm trường hợp nào.
Về tội cho vay vượt quá giới hạn theo điểm B điều 129 thì theo các quy định tại điều 128 luật TCTD về giới hạn cho vay, Thông tư 13 ngày 20/05/2010 – NHNN quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, có 8 trường hợp như sau:
- Cho vay KH vượt quá dư nợ tín dụng được cấp với 1 KH, vượt quá 15% vốn tự có của NH
- Dư nợ cấp tín dụng với một nhóm liên quan mà vượt quá 25% vốn tự có của NH
- Dư nợ tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế theo quy định của Pháp luật
- Dư nợ đối với DN mà NH nắm quyền kiểm soát: công ty con, công ty liên kết thì không được vượt quá 10% vốn tự có.
- Tổng các khoản cấp tín dụng của NH không được vượt quá 4 lần vốn tự có của NH
- Dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán phải nhỏ hơn 20% vốn tự có của NH
Chiếu theo đó, Huỳnh Hữu Danh trong 12 trường hợp vay vốn, không vi phạm quy định nào.
Vậy tại sao Danh bị kết tội? Theo Luật sư, chỉ có một quy định “chung chung” nhưng là cạm bẫy trong vụ án này, đó là “hành vi khác vi phạm pháp luật về cho vay trong hoạt động các TCTD" theo khoản 3 Điều 179 Bộ Luật Hình sự.
Theo cáo trạng của VKS thì “hành vi khác ở đây”, nguyên văn được trích dẫn là:
Danh đã không đến Vietinbank Nhà Bè để làm các thủ tục xác nhận phong tỏa các hợp đồng tiền gửi mà tin tưởng các xác nhận phong tỏa cũng như làm giả thông qua Trần Tố Quyên chuyển cho Danh nên đã không phát hiện ra các hợp đồng giả mang tên 12 cá nhân gửi tiền tại Vietinbank là không có thật. Chính vì vậy, Huỳnh Hữu Danh đã vi phạm quyết định 1627 của NHNN”
Tuy nhiên, Luật sư bào chữa khẳng định trong 28 điều của quyết định này, không có điều nào bắt buộc cán bộ NH phải đến xác nhận phong tỏa giấy tờ có giá. Bởi vì đây chỉ là quy chế điều hành hoạt động cho vay. Trong hoạt động của TCTD thì một là dựa vào quy chế cho vay 1627 liên quan đến vấn đề hoạt động cho vay. Liên quan đến vấn đề TSBĐ và tiền gửi thì sử dụng Nghị định 163 hay các Nghị định riêng lẻ của chính nội bộ NH.
Hình như chúng ta đang coi việc xác nhận phong tỏa là vấn đề pháp lý nhưng trong pháp luật Việt Nam thì không có quy định nào về việc này. Chẳng qua là hệ thống Ngân hàng Việt Nam, qua mười mấy năm, cứ anh nọ phát hành thì anh kia xác nhận, hỗ trợ nhau trong hoạt động cho vay nhận tiền gửi, lâu dần thành thông lệ” – Luật sư phát biểu.
Qua đó Luật sư cho rằng cơ sở để kết tội Huỳnh Hữu Danh liên quan đến cho vay, vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của TCTD là mờ nhạt.
Cán bộ tín dụng – những nạn nhân tương lai từ quy định bất cập và chồng chéo của Ngân hàng
Trước cơ quan điều tra, bị cáo Huỳnh Hữu Danh đã thừa nhận hành vi làm sai so với quy định nội bộ của NH về cho vay cầm cố giấy tờ có giá tại điều 2508 ngày 28/8/2006 của TGĐ VIB. Trong đó quy định nhân viên giao dịch tín dụng thực hiện xác nhận phong tỏa tài khoản khách hàng.
Thế nhưng, Huỳnh Hữu Danh khi thực hiện hành vi cho vay thì lại không phải chức danh này. Chức danh của Danh theo bút lục trong hồ sơ là “quản lý khách hàng” thuộc phòng khách hàng cá nhân của chi nhánh VIB Hồ Chí Minh. Luật sư đã dẫn, trong bộ máy chức danh bộ phận cho vay của VIB, có 18 chức danh thì “quản lý khách hàng” và “nhân viên giao dịch tín dụng” là 2 chức danh biệt lập. Như vậy, theo chính điều lệ nội bộ của VIB thì Danh cũng không phải là người có trách nhiệm đi xác nhận việc phong tỏa giấy tờ có giá.
Luật sư Trần Minh Hải đặt vấn đề, nếu căn cứ vào quy định về “hành vi khác” tại Khoản 3 điều 179 trong trường hợp này, chẳng phải là đề cao quy định nội bộ của Ngân hàng hơn là quy định Pháp luật hay sao? Và còn hằng hà sa số các cán bộ tín dụng đang thực hiện nghiệp vụ tín dụng hàng ngày, liệu họ có phải là nạn nhân trong tương lai hay không?
Một bất cập trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng cũng được luật sư chỉ ra rất rõ.
Theo câu trả lời cho câu hỏi của điều tra viên “Hồ sơ mà Huyền Như giao cho chị mang đến VIB có những gì?”, bị cáo Trần Thị Tố Quyên đã khai “Tôi biết có hợp đồng tiền gửi tại Nhà Bè, một bản có đóng dấu đỏ và khoảng 2, 3 giấy tờ xác nhận phong tỏa theo mẫu của VIB. Giấy này là khách hàng chưa ký nhưng đã có sẵn con dấu của VIB Nhà bè và cũng chưa có chữ ký gì của VIB”.
Như vậy, giấy tờ quan trọng nhất mà VIB dựa vào để giải ngân tiền cho khách hàng là thủ tục sau khi VIB xác nhận phong tỏa tại nơi phát hành tiền gửi của Vietinbank Nhà Bè. Huyền như đã làm sẵn giấy này và đóng dấu. Bị cáo Huỳnh Hữu Danh không thể nghi ngờ nên đã trình lãnh đạo và lãnh đạo đã ký vào một văn bản dấu đã làm sẵn.
Lãnh đạo VIB đã ký xác nhận rồi thì việc phong tỏa có cần thiết nữa hay không? Về logic, không cần. Nếu như lãnh đạo VIB HCM không chấp nhận giấy tờ khống mà yêu cầu làm lại từ đầu thì VIB có mất vốn như vậy không? Sao VIB lại triển khai một sản phẩm mà nếu như người ta đã gửi tiền ở bên NH kia, tại sao người ta không vay mà về NH VIB vay làm gì?” – Luật sư nêu lên một loạt câu hỏi.
Thực ra, sản phẩm cho vay bảo đảm bằng sổ tiết kiệm của NH khác không phải là lạ. Chỉ sau vụ án này, hàng loạt NH mới bỏ đi sản phẩm này. Qua đó có thể thấy rủi ro mà Danh gặp phải cũng là rủi ro chính sách chung của NH. Những chính sách này đã tạo lên môi trường “hỗn độn, chồng chéo” mà bất kỳ cán bộ tín dụng nào cũng có thể gặp phải và không có gì bảo vệ.
Đó có thể gọi là bi kịch nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng.
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/bi-kich-nghe-nghiep-cua-can-bo-tin-dung-trong-vu-an-huyen-nhu-201401181410263939ca34.chn
 
Chỉnh sửa cuối:

uytin

Xe container
{Salon Chợ xe}
Biển số
OF-297940
Ngày cấp bằng
8/11/13
Số km
6,373
Động cơ
390,740 Mã lực
tòa sử cụ tội gì mà cụ không giám kể nhỉ
 

DTV

Xe tăng
Biển số
OF-24413
Ngày cấp bằng
19/11/08
Số km
1,253
Động cơ
496,397 Mã lực
Em năm ngoái đến năm nay vừa cho vay vừa cóng. Không cho vay cũng chết. Cho vay dính chưởng phát thì theo đòi nợ bở hơi tai; ấy là chưa kể cái án từ trên giời rơi xuống kiểu như thế này nữa. Em thật, nhiều cụ cứ phán bảo sao CBTD không đi kiểm tra đi? Thế kiểm tra sao nữa ạ? Đến tận nơi, nó ký đóng dấu xác nhận đàng hoàng rồi thì cụ định kiểm tra kiểu gì nữa? và quyền gì để kiểm tra?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top