Đi ra khỏi phòng khách của Vua Lào là một cái hành lang, họ để các loại ngai, kiệu của đức Vua khi ngài đi ra ngoài. Thôi thì đứng giữa cố đô của Lào em lại luyên thuyên về họ một tý
Tan hợp, hợp tan là một quy luật cho bất cứ một quốc gia nào. Lào cũng thế, ngày xưa thấy bảo vương quốc Lan Xang hùng mạnh lắm chiếm toàn bộ nước Lào bây giờ (nhưng thế dell nào vẫn thua Vietnam) Sau khi ông quốc vương gì đó mà em dek nhớ tên bị tèo mà ko có người nối dõi nên nước Lào bị chia làm 3: Luang Prabang, Vientiane và Champasak. Lào cũng chịu ách ngoại xâm nhiều lần. Do nhiều vàng bạc mà dân số lại ít nên bị các nước xung quanh thi thoảng nổi hứng lại vào cướp phá
. Trong khi các nước khác chỉ sang cướp hiếp giết rồi rút quân về thì Myanma lại chiếm Luang Prabang rồi sát nhập thành một tỉnh của họ. Champasak ở phía nam thì bị coi như là thuộc địa của Thailand. Khi Pháp sang chiếm Việt Nam thực ra Lào cũng chẳng có giá trị mấy với họ, nhưng phải chiếm để làm vùng đệm cho Việt Nam tránh ảnh hưởng của Anh từ phía tây lại. Đúng lúc Vương quốc Luang Prabang bị quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc cướp phá. Người Pháp nhảy vào giải cứu quốc vương Oun Kham (Ông nội của Sisavangvong) và tiện thể chiếm luôn thượng Lào, trung Lào rồi hạ Lào
Ấy tuy Lào chẳng có vẹo gì về kinh tế, nhưng nó là bàn đạp để tấn công các thuộc địa khác nên trong WW2 và Vietnam war nó lại cực kỳ quan trọng. Nên lại bị các đế quốc từ lớn đến nhỏ tranh giành ảnh hưởng.
Sau WW2 người Pháp đưa Sisavangvong làm vua của toàn bộ nước Lào thống nhất và thành lập chế độ quân chủ lập hiến
Trong Vietnam war thì xảy ra nội chiến Lào. Giữa một bên là quân đội Hoàng gia được Mỹ, VNCH, Thailand bảo trợ và một bên là Pathet Lào do Liên Xô, Trung Quốc, VNDCCH bảo trợ.
Kết quả như chúng ta đã biết, quân đội Hoàng gia thua tan tác. Chạy vào rừng theo Vàng Pao mà chúng ta hay gọi là phỉ. Pathet lên nắm quyền và do đảng Nhân dân cách mạng Lào định hướng đi theo CNXH
Số phận quốc vương cuối cùng của Lào: Savang Vatthana
Dù thế nào đi nữa tôi cũng đánh giá ông này là một người yêu nước. Mặc dù từ nhỏ ông được học ở Pháp và khi về Lào làm vua mà không biết nói một câu tiếng Lào nào
Khi ông về làm vua tại Luang Prabang thì ở nước Lào bị chia rẽ.
Ở Vientiane Hoàng thân Sovanna Phouma là thủ tướng được Liên Xô công nhận. Nhưng ở Champasak Hoàng thân Boun Oum cũng làm thủ tướng và được Hoa Kỳ công nhận. Savang Vatthana đã cố gắng tiếp xúc cả hai bên và tạo ra một liên minh với Boun Oum là thủ tướng duy nhất được quốc hội bầu ra.
Điều này làm cho những người Pathet Lào nổi giận. Họ từ chối ký kết bất cứ liên minh với bên nào và khởi nghĩa
Để tránh nội chiến Savang Vatthana liên tục đi lại giữa các cường quốc của cả hai bên. Ông thăm Hoa kỳ, Liên xô, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (còn có cả ảnh chụp với uncle Hồ nhà mình để trong cung điện) và cả Việt Nam Cộng Hoà.... Với mong muốn nước Lào trở thành nước trung lập
Nhưng đời không như là mơ, các liệt cường họ còn tranh giành ảnh hưởng của hai học thuyết CNXH và CNTB đồng thời trong Vietnam war thì vị trí của Lào lại rất quan trọng với cả hai bên.
Trước tình hình thế giới lúc đó Savang Vatthana không thể cứu được nước Lào và nội chiến bắt buộc phải xảy ra. Năm 1975 những người Pathet giành chiến thắng. Savang Vatthana buộc phải thoái vị, ông từ chối lưu vong ở nước ngoài mà ở lại trong nước làm cố vấn tối cao cho chính phủ mới. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn vào năm 1977, chẳng hiểu sao ông và cả gia đình gồm cả hoàng hậu và Thái tử bị bắt đi cải tạo ở Sầm Nưa, lúc đó ông đã 70 tuổi
Được đúng 1 năm (1978) tự nhiên có tin cả gia đình ông bị chết trong trại không rõ lý do. Cái này đến nay cũng vẫn là bí mật quốc gia của Lào. Nhưng tôi đoán kết cục của ông cũng như kết cục của Sa Hoàng Nicholas đệ nhị của Nga mà tôi đã đề cập đến trong bài
Nước Nga: Ký ức, mơ tưởng và hiện thực mà thôi