Với cơ chế này thành mèo thôi, ko hổ được. Bộ máy nhà nước có mức lương quá thấp so với quyền lực và trách nhiệm, ai dè to nhất nước lương chỉ mười mấy hai chục triệu, cỡ như anh # còn thấp hơn. Rồi mức lương ở HN, TPHCm giống như ở các tỉnh miền núi. Rồi chế độ giám sát xử lý CBCC, việc thực thi pháp luật ko nghiêm minh đâp vào mắt dân hàng ngày, sự kéo dài bất cập này làm suy thoái bộ máy nhà nước, giảm hiệu lực, hiệu quả, kéo đất nước tụt hậu.
TTO - "Trong khu vực, chúng ta chỉ còn hơn Lào, Campuchia. Nếu thu nhập bình quân mỗi năm chỉ tăng có 170 USD như năm 2017, không biết bao giờ VN mới đuổi kịp các nước".
Đấy là lo ngại được ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư đưa ra tại buổi thảo luận dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu), do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức ngày 11-1.
"Năm 2017, chúng ta mới đạt thu nhập bình quân là 2.385 USD, trong khi Trung Quốc đã là 8.000 USD và mục tiêu đến năm 2020 sẽ là 10.000 USD.
"Đó là Trung Quốc chứ chưa kể đến Singapore, Malaysia... Trong khu vực, chúng ta chỉ còn hơn Lào, Campuchia. Nếu thu nhập bình quân mỗi năm chỉ tăng có 170 USD như năm 2017, không biết bao giờ VN mới đuổi kịp các nước", Bộ trưởng Dũng lo ngại.
https://tuoitre.vn/viet-nam-chi-con-hon-lao-va-campuchia-2018011209122226.htm
Bà Phạm Chi Lan: Công chức lương thấp vẫn sống khỏe nhờ thu nhập phụ
https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ba-pham-chi-lan-cong-chuc-luong-thap-van-song-khoe-nho-thu-nhap-phu-3683818.html
Cuối cùng là cách thức tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, thăng tiến, sa thải không tạo áp lực và động lực cho việc cải cách chính sách tiền lương ngay trong bộ máy.
Nói thực, xã hội và những người đóng thuế rất bức xúc nhưng không có quyền lực và tiếng nói thực sự để tác động vào hệ thống. Vì vậy, tất cả phải là từ bên trong bản thân bộ máy có động lực mạnh để cải cách thì mới có thể thực hiện được.