Giỏi ở những điểm nào cụ chia sẻ cho anh em biết đi.
Em cũng hóng đây...
Tử Cấm Thành xây dựng theo phong thủy: Âm Dương, Ngũ Hành, Nhị thập bát tú, Kinh lễ.
ÂM DƯƠNG.
- Hình thế núi phía sau (núi Vạn Niên) và sông chảy phía trước (sông Kim Thủy). Sông Kim Thủy là một kênh đào. Núi Vạn Niên cũng là sản phẩm nhân tạo, được làm từ đất đào sông, gạch đá từ cung điện nhà Nguyên cũ. Núi Vạn Niên được xây ở phía bắc cung điện mới, với vai trò ngăn chặn tà ma xâm nhập.
- Một trục chính chạy từ bắc xuống nam, chia toàn bộ cung điện thành hai phần: phần phía Đông tượng trưng cho dương, phần phía Tây tượng trưng cho âm. Mọi sảnh dọc trục chính này đều nhìn về phía nam, bên trái là dương – nơi mặt trời mọc, bên phải là âm – nơi mặt trời lặn.
- Các hậu điện của Tử Cấm Thành gồm cung Càn Thanh, điện Giao Thái và cung Khôn Ninh. Ba điện này tạo thành một vòng tròn khép kín. Cung Càn Thanh là nơi hoàng đế ở, còn cung Khôn Ninh dành cho hoàng hậu, điện Giao Thái ở giữa tượng trưng cho sự bình yên và trường tồn, mối liên hệ giữa trời và đất, sự dung hòa của năng lượng âm dương, sự hòa hợp của mọi thứ trên thế giới.
NGŨ HÀNH.
- “Thổ” xuất hiện ở Thái Hòa Môn và Thái Hòa Điện, hai công trình này tạo thành chữ thổ trong tiếng Trung (土). Ngoài ra, màu tượng trưng cho đất là màu vàng – màu cao quý nhất. Do đó, mái của các công trình ở khu điện trước và sau trong Tử Cấm Thành được lợp ngói vàng.
- “Hỏa” nằm ở phía Nam, với cổng Ngọ Môn có hình năm con phượng hoàng. Những cây cột trên năm cây cầu đá bắc qua sông Kim Thủy được tạc họa tiết lửa.
- “Thủy” kết hợp với truyền thuyết về Huyền Vũ (rùa đen). Cổng Huyền Vũ (sau này được đổi thành Thần Vũ) tượng trưng cho vị thần nước có khả năng trấn tà ma. Do đó, các phòng phía Đông và phía Tây của điện Tần An đều có ngói màu đen.
- “Kim”: dòng sông đào chảy quanh cung điện bắt đầu từ phía Bắc và chảy xuống phía Nam.
- “Mộc” nằm ở phía Đông, thể hiện sự sinh trưởng và thay đổi của vạn vật. Phía đông rất giàu năng lượng, nơi lý tưởng để làm chỗ ở cho các hoàng tử. Màu của hành mộc là xanh lục, do đó các khu nhà ở của hoàng tử đều lợp ngói xanh.
NHỊ THẬP BÁT TÚ.
Tử Cấm Thành được thiết kế theo bản đồ sao, mô phỏng vị trí của chúng trên bầu trời. Vị trí sao Bắc Đẩu ở điện Giao Thái (sau cung Càn Thanh). Đây là điểm khởi đầu cho việc thiết kế và xây dựng toàn bộ Tử Cấm Thành và cũng là điểm sao Bắc Đẩu phản chiếu trên mặt đất. Các khu phòng ở của cung Càn Thanh, điện Giao Thái, cung Khôn Ninh và sáu cung khác tượng trưng cho thiên đường, tam hậu điện tượng trưng cho khu trung tâm nơi dành cho Thiên đế.
KINH LỄ.
Điện Thái Hòa được dùng để tổ chức các nghi lễ quan trọng của triều đình, cho nên theo Kinh Lễ đó phải là công trình to lớn nhất.
-----------
Một công trình phải đáp ứng đủ các loại yêu cầu (Âm Dương, Ngũ Hành, Nhị thập bát tú, Kinh lễ), mật độ xây dựng lại mất cân đối (nơi thì quá cao như hậu cung, nơi thì quá thấp như ngoại điện). Điều đó tất yếu phải giải quyết được các vấn đề giao thông nội thành và thoát nước.
Giao thông nội thành được giải quyết bằng các quy định nghiêm ngặt của hoàng cung, nhưng thoát nước thì phải dựa vào tài năng của các kiến trúc sư.
600 năm qua Tử Cấm Thành chưa bao giờ bị ngập, kể cả lượng mưa kỷ lục 140 năm ở Bắc Kinh (tháng Chín năm 2023). Nguyên lý cơ bản để không bị ngập là lượng nước thoát phải nhiều hơn lượng mưa trút xuống. Để làm được điều này, hệ thống thoát nước ở Tử Cấm Thành được thiết kế rất tỉ mỉ, đồng bộ và toàn diện.
Hệ thống thoát nước ở Tử Cấm Thành vừa có cống ngầm, vừa có ao, kênh mương lộ thiên giúp hơn các công trình trên diện tích 720.000 mét vuông thoát nước. Bên ngoài Tử Cấm Thành có ba đường thủy chống ngập. Đường thứ nhất là con sông hộ thành bên ngoài và mương Đại Minh, hồ Thái Bình. Đường thứ hai là Hậu Hải và ao Thái Dịch. Đường thứ ba là sông Kim Thủy và mương Đồng Tử Hà bao quanh Tam Điện. Toàn bộ nước mưa trong Tử Cấm Thành theo sông Kim Thủy, chạy tới Đông Hoa Môn rồi nhập vào kênh bên ngoài.