[TT Hữu ích] Từ báo cáo mật của Khrushev đến bạo động Hungary tháng 10-11/1956

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực

Sau WW2, Stalin vẫn chiếm giữ phần B (178.800 km2) mà họ chiếm từ tháng 9-1939.
Đổi lại Stalin lại véo của Đức (thua trận) phần C1+C2 (102.800 km2) để bù cho Ba Lan
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Trong WW2, nhiều sĩ quan và binh sĩ Ba Lan chạy sang Anh, và chiến đấu trong hang ngũ Đồng Minh
Sau WW2, chính phủ Ba Lan (lưu vong ở Anh) trở về nước
Tháng 2-1945, Mỹ, Anh, Liên Xô họp Thượng đỉnh ở Yanta (Liên Xô) bàn việc chia bôi đất đai hậu chiến.
Stalin hứa với Tổng thống Mỹ Frankin Roosevelt sẽ để nền chính trị Ba Lan trong bầu cử dân chủ.
Hai tháng sau, Frankin Roosevelt qua đời, Stalin “nuốt” luôn lời hứa này




 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Từ năm 1945 tới 1948, một người cộng sản Ba Lan tên là Władysław Gomułka đã tham gia chính phủ liên hiệp Ba Lan
Władysław Gomułka là người có đầu óc cấp tiến, không thực hiện kế hoạch lật đổ chính phủ tư sản Ba Lan
Một cuộc đụng độ giữa các phe phái cộng sản Ba Lan (Gomułka là lãnh đạo của một nhóm quốc gia trong nước và Bolesław Bierut của nhóm Stalin được nuôi trong chiến tranh ở Liên Xô) đã dẫn đến việc Gomułka bị mất quyền lực vào năm 1948.
Ông bị buộc tội là "cánh hữu ********* "và bị đuổi khỏi Đảng Công nhân Ba Lan (PZPR) (khi Đảng Lao động Ba Lan được đổi tên sau khi sáp nhập với Đảng Xã hội Ba Lan).
Gomułka đã bị Stalin bắt giam bảy năm (1949-56)
Nhóm người này được Stalin nuôi dưỡng ở Moscow, đứng đầu là Bolesław Bierut đã giành được quyền lãnh đạo Ba Lan và cai trị đất nước theo mô hình Stalin ở Liên Xô
Kết quả là nền kinh tế Ba Lan lầm vào khủng hoảng. Dù là nước có sản phẩm nông nghiệp, nhưng nhiều công nhân vẫn không đủ sống
Họ phải câm lặng, nhịn uất ức khi Stalin còn sống
Sau "Báo cao mật" của Khrushev, người dân Ba Lan thấy hé ra một cơ hội
Tháng 6-1956 (4 tháng trước khi nổ ra bạo động ở Hungary), tại thành phố Poznan, Ba Lan đã nổ ra cuộc nổi dậy chống chính phủ cộng sản Ba Lan
Quân đội chính phủ cộng sản Ba Lan đã thẳng tay đàn áp cuộc nổi dậy này
ngày 28-6-1956, 400 xe tăng và 10.300 lính Ba Lan đàn áp cuộc biểu tình của 10 vạn công nhân Poznan làm 57 người chết, 500 người bị thương


ngày 28-6-1956, 400 xe tăng và 10.300 lính Ba Lan đàn áp cuộc biểu tình của 10 vạn công nhân Poznan làm 57 người chết, 500 người bị thương







"Chúng tôi yêu cầu bánh mỳ" là khẩu hiệu của 10 vạn công nhân Ba Lan
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
ngày 28-6-1956, 400 xe tăng và 10.300 lính Ba Lan đàn áp cuộc biểu tình của 10 vạn công nhân Poznan làm 57 người chết, 500 người bị thương










 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
ngày 28-6-1956, 400 xe tăng và 10.300 lính Ba Lan đàn áp cuộc biểu tình của 10 vạn công nhân Poznan làm 57 người chết, 500 người bị thương







 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Nhân dân Ba Lan kỷ niệm sự kiện nổi dậy ở Poznan



















 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Ngày 1-9-1939, Đức tấn công xâm lược Ba Lan
Hai tuần sau, quân đội Liên Xô tấn công đánh chiếm phần đông Ba Lan
quân đội Liên Xô và Đức gặp nhau trên lãnh thổ Ba Lan theo thoả thuận từ trước "nước sông không phạm vào nước giếng"








Sĩ quan biên phòng Đức và Nga tại một cửa khẩu trên lãnh thổ Ba Lan trước đây
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
binh sĩ Đức và Liên Xô cùng nhau duyệt binh "mừng chiến thắng" ở Brest (Ba Lan), nay là thành phố Brest thuộc Belarus













 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Chính phủ lưu vong Ba Lan đàm phán với chính phủ Liên Xô về biên giới tại London (Anh)












 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Những người cộng sản Ba Lan tuần hành trong Chiến dịch bầu cử chính phủ năm 1947
Thời đó Władysław Gomułka là Phó thủ tướng chính phủ Ba Lan (dân chủ tư sản)
Một năm sau ông bị Stalin gọi về Moscow và bắt giam

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Sau khi tạm dẹp được cuộc nổi dậy Poznan, Nikita Khrushev thấm thía "tác dụng phụ" của Bản báo cáo mật (hạ bệ Stalin)
Ông bèn ra lệnh thả Władysław Gomułka và đưa ngay Władysław Gomułka về Ba Lan với tư cách lãnh tụ Đ.CS Ba Lan
Władysław Gomułka là người được dân chúng mến và có tư tưởng cấp tiến
Władysław Gomułka đàm phán với chính phủ Liên Xô rút bớt quân đội (nhưng không ra khỏi Khối quân sự Warsawa)
Đó là sự kiện "Tháng Mười Ba Lan"
Chính "Tháng Mười Ba Lan" đã thúc đẩy nhân dân Hungary tin rằng có thể yêu cầu Liên Xô cho Hungary quy chế trung lập
Thế là cuộc nổi dây của nhân dân Hungary diễn ra như đã nói trên
Tuy nhiên cụ Imre Nagy, vốn non về chính trị, không kiểm soát nổi những yêu cầu "chưa thích hợp" của những người nổi dây, đã dồn Liên Xô đến chân tường khiến cuộc bạo động trở nên đẫm máu.
Thảm thương thay, cụ Imre Nagy và những người cấp tiến, từng được Liên Xô ủng hộ, trở thành tội đồ và bị treo cổ
Rút kinh nghiệm sự kiện Hungary, năm 1968, Alexandr Dubček đã khôn khéo, mềm dẻo, chỉ đòi nới lỏng tự do tư tưởng, tránh đụng đến huỵêt "đòi rút quân đội Liên Xô về nước và ra khỏi khối Warsawa", dù Liên Xô hốt trọn bộ sậu về Moscow, mà vẫn phải thả họ về
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Tito, từng được Liên Xô phong hàm Nguyên soái khi du kích do ông chỉ huy hoạt động ở Liên Xô.
Stalin từng tin tưởng Tito và ủng hộ ông làm lãnh tụ Nam Tư
Tito không phải là con rối của Stalin
Ông hành động vì người dân Nam Tư và nhiều lần chống lại những quyết định của Stalin
Khrushev, người đã từng gặp Tito trong thời kỳ ông công cán Liên Xô, chắc cũng hiểu quan điểm của Tito
Stalin uất ức Tito, đã định sử dụng lực lượng đặc biệt trá hình đến Albani để bất ngờ úp sọt Tito
Sự việc vỡ lở, Tito càng tách xa Stalin. Vì địa lý quá xa, Stalin nuốt hận, không công nhận Nam Tư là nước X.HCN, và gán cho Tito là "tên xét lại"
Số là Tito có những quan điểm cởi mở về tư tưởng và có quan hệ thân thiết với phương Tây
Stalin không thích, chê trách, thì Tito bẻ lại là "chủ nghĩa Mác-Lenin" mà các ngài coi là cẩm nang, thực chất cần thay đổi cho phù hợp và "nên xem xét lại"
"xem xét lại" gọi tắt là "xét lại"
Xét lại "chủ nghĩa Mác-Lenin" chẳng khác nào xét lại kinh thánh. Thế là Tito bị mang danh là "tên xét lại"
Sau khi Stalin chết, Nikita Khrushev đã ủng hộ quan điểm Tito và ông đề ra chính sách "thi đua kinh tế trong hoà bình giữa hai phe"
"thi đua kinh tế trong hoà bình giữa hai phe" ngược với chính sách của Mao, nhất là Khrushev coi Tito là đúng
Trung Quốc và Liên Xô hục hặc nhau
Trung Quốc gọi Khrushev là "tên xét lại hiện đại" - đẳng cấp cao hơn Tito một bậc
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Khrushev là người cởi bỏ chế độ nông nô ở Liên Xô
Chế độ nông nô được Sa hoàng cởi bỏ từ lâu. Nhưng sau Cách mạng Tháng Mười, suốt mấy chục nặm người nông dân Xô viết cũng chỉ hơn nông nô thời Sa hoàng là không bị nung dấu đỏ dí vào da mà thôi. Họ không hề có giấy tờ (người Nga gọi là passport, tựa CMND, hoặc Căn cước công dân ở Việt Nam), chỉ có mẩu giấy viết như giấy giới thiệu, cộp dấu xã
Sau này mỗi công dân Liên Xô có 2 passport: một quyển gọi là "passport trong nước" (tương đương CMND/CCCD của ta) và "passport nước ngoài" (tương đương passport của ta)
Chỉ từ khi Khrushev cầm quyền, người nông dân Liên Xô mới được cấp "passport trong nước" và "passport nước ngoài"
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Các cụ đọc Hồi ký Khrushev, thấy cụ này đã giáng một đòn khá nặng vào giới quân nhân cao cấp thích tiêu tiền ngân sách, bằng cách hù doạ "sự đe doạn của phương Tây", khiến cụ không được giới quân nhân cứng rắn ủng hộ (sau này họ đã hùa với phe "Giáo chủ áo xám" lật cụ hôm 16-10-1964)
Cụ nhìn nhận phát triển ngành hàng không vũ trụ Liên Xô để cùng với bom hạt nhân làm sức mạnh răn đe
Cụ Khrushev sang thăm Hoa Kỳ thăm trang trại và muốn cải cách nền nông nghiệp Liên Xô, đất đai thừa thãi mà vẫn thiếu đói, nhập khẩu ngũ cốc của Mỹ và Canada
Phải 60 năm sau khi Khrushev đề nghị, người Nga dần dần mới biết làm nông nghiệp, 80 năm sau Stalin giết và đày ải những kulak (phú nông) thực chất là những người biết làm nông nghiệp. Các cụ xem Đất Vỡ hoang của Solokhov sẽ hiểu cung cách ác độc của Stalin thời đó
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Stalin với Việt Nam
Nói thẳng thừng, trong những năm Việt Nam khốn khó 1945-1946, Stalin không hề đoái hoài, dù chỉ một lời đãi bôi
Suốt 9 năm kháng chiến, cũng coi Việt Nam như không có trên đời và chăm chú không mất lòng Pháp để Pháp không hùa với Phương Tây thành lập NATO
Y như rằng, đầu tiên Trụ sở NATO ở Paris, sau khi thăm Liên Xô, De Gaulle yêu cầu Trụ sở NATO dời sang Bỉ như hiện nay
Năm 1950, với sự đề nghị của Trung Quốc, Stalin mới miễn cưỡng công nhân nước VNDCCH hôm 30-1-1950
Khrushev kể: Về sau có lần Stalin tựa cửa sổ, phì phèo thuốc, vẻ hối hận, hỏi Khrushev: "Này, Nikita, mình công nhận Việt Nam có sớm quá không nhỉ"
Ngày 3-2-1950, sau 12 năm xa Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến sân bay Vnukovo (Moscow), Stalin không ra đón đã đành, lại còn không có ý muốn tiếp
Phải nói thẳng, Khrushev rất cảm tình với Chủ tịch Hồ Chí Minh từ cái nhìn đầu tiên. Khrushev đã thuyết phục Stalin tiếp cụ nhà ta.
Song buổi tiếp ngắn ngủi với vẻ trịch thượng. Lúc kết thúc, Stalin như giả vờ quên, quay lưng lại: "Nghe nói ở chiến khu sốt rét nhiều phải không, Liên Xô sẽ cấp cho 2 tạ ký-ninh"
Câu chuyện này do Federenko, phiên dịch tiếng Hán-Nga , trong buổi tiếp kể lại trên tạp chí ASIA-AFRICA. Federenko sau này dịch cho Khrushev-Mao và trở thành Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô
Tuần trước, chính phủ Nga cũng trao tặng súng và xe cho chính phủ Philippnes, mà báo chí ta gọi là quá bôi bác
http://soha.vn/nhung-diem-ky-quac-tham-chi-khoi-hai-trong-kho-vu-khi-nga-vien-tro-philippines-20171026020246566.htm
 

DODuySon

Xe điện
Biển số
OF-146281
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
2,293
Động cơ
379,453 Mã lực
Ư
Stalin với Việt Nam
Nói thẳng thừng, trong những năm Việt Nam khốn khó 1945-1946, Stalin không hề đoái hoài, dù chỉ một lời đãi bôi
Suốt 9 năm kháng chiến, cũng coi Việt Nam như không có trên đời và chăm chú không mất lòng Pháp để Pháp không hùa với Phương Tây thành lập NATO
Y như rằng, đầu tiên Trụ sở NATO ở Paris, sau khi thăm Liên Xô, De Gaulle yêu cầu Trụ sở NATO dời sang Bỉ như hiện nay
Năm 1950, với sự đề nghị của Trung Quốc, Stalin mới miễn cưỡng công nhân nước VNDCCH hôm 30-1-1950
Khrushev kể: Về sau có lần Stalin tựa cửa sổ, phì phèo thuốc, vẻ hối hận, hỏi Khrushev: "Này, Nikita, mình công nhận Việt Nam có sớm quá không nhỉ"
Ngày 3-2-1950, sau 12 năm xa Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến sân bay Vnukovo (Moscow), Stalin không ra đón đã đành, lại còn không có ý muốn tiếp
Phải nói thẳng, Khrushev rất cảm tình với Chủ tịch Hồ Chí Minh từ cái nhìn đầu tiên. Khrushev đã thuyết phục Stalin tiếp cụ nhà ta.
Song buổi tiếp ngắn ngủi với vẻ trịch thượng. Lúc kết thúc, Stalin như giả vờ quên, quay lưng lại: "Nghe nói ở chiến khu sốt rét nhiều phải không, Liên Xô sẽ cấp cho 2 tạ ký-ninh"
Câu chuyện này do Federenko, phiên dịch tiếng Hán-Nga , trong buổi tiếp kể lại trên tạp chí ASIA-AFRICA. Federenko sau này dịch cho Khrushev-Mao và trở thành Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô
Tuần trước, chính phủ Nga cũng trao tặng súng và xe cho chính phủ Philippnes, mà báo chí ta gọi là quá bôi bác
http://soha.vn/nhung-diem-ky-quac-tham-chi-khoi-hai-trong-kho-vu-khi-nga-vien-tro-philippines-20171026020246566.htm
Nhà thơ cách mạng nổi tiếng của Việt Nam! Có bài thơ khóc ông Stalin hay lắm cơ mà ạ?? :-j
Chắc lúc ấy ông Stalin chưa biết tầm vóc của chúng ta
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Sau này Nikita Khrushev có nói việc ông đọc Báo cáo mật, tố cáo tội ác của Stalin cũng để ông muốn thanh thản vì tay ông cũng từng nhuốm máu khi là người đứng đầu Ukraina
Khrushev quả là người dũng cảm
Là người bốc đồng, ông từng phát biểu "Chúng tôi sẽ chôn vùi Chủ nghĩa Tư bản"
Sự nghiệp của ông dính phải hai vết nhơ: can thiệp Hungary và Bức tường Berlin
Song ông cũng làm thế giới một phen hoảng hốt trong sự kiện tên lửa hạt nhân đặt ở Cuba tháng 10-1962. Chính sự kiện này bị phái bảo thủ do Giáo chủ áo xám Suslov cầm đầu lấy cớ lật ông hôm 16-10-1964 khi ông từ Sochi về Moscow
Ông bị quản thúc ngay lập tức
Đến khi qua đời, báo chí đưa một dòng tin ngắn ngủi vẻn vẹn "Nikita Khrushev qua đời hôm...."
Chỉ vài người thân đưa đám ông.
Không có Nikita Khrushev hạ bệ Stalin, thì cung cách cai trị tàn nhẫn kiểu Stalin còn thống trị trong giới những nước X.HCN nhiều năm nữa
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực

ngày 9-10-1965, vợ chồng Nikita Khrushev đi bộ đếnnnơi bỏ phiếu, đây là lần đầu tiên ông xuất hiện trước công chúng từ khi bị hạ bệ hôm 16-10-1964




 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ tháng 9-1959, Khrushev rất quan tâm đến nông nghiệp
Tháp tùng Khrushev trong suốt chuyến công du ở Hoa Kỳ là Cabot Lodge
Không phải bỗng dưng Cabot Lodge sau là Đại sứ Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam














 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top