[VHGT & ATGT] Từ 6/1/2016: Trái khoáy quy định ô tô phải có bình chữa cháy

Sky_Wu

Xe tải
Biển số
OF-383742
Ngày cấp bằng
22/9/15
Số km
219
Động cơ
243,990 Mã lực
Tuổi
40
Ô tô xuất xưởng đến tay người tiêu dùng được xem là một sản phẩm đảm bảo mọi yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, kể cả chống cháy, nổ. Tuy nhiên, Bộ Công an mới yêu cầu thêm: Các phương tiện lưu thông phải có bình cứu hỏa. Một quy định được cho là trái khoáy từ cơ sở pháp lý ban hành cho đến thực tiễn áp dụng.

Thêm “việc” cho CSGT

Anh N.C Hoàng (Cầu Giấy- Hà Nội), người đang sở hữu chiếc xe Huyndai Getz cho hay: Quy định ô tô phải có bình chữa cháy của cơ quan chức năng là điều có thể hiểu được sau một loạt vụ cháy nổ mấy năm qua.

“Điều này nghe qua sẽ cảm thấy quy định làm tăng thêm tính an toàn cho xe lưu thông trên đường. Tuy nhiên, nếu tính kỹ, thực tế chưa hẳn đã vậy”, anh Hoàng băn khoăn. Anh giải thích thêm, bình chữa cháy bản thân là một bình có áp suất và phải cố định để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, khi bình này để trên xe di chuyển sẽ tạo rung lắc, bình sẽ chịu tác động ngoại lực, gây nguy hiểm.




Cùng quan điểm, anh Thắng (Hai Bà Trưng), chủ chiếc Toyota Fortuner cho biết, cá nhân đã trang bị bình chữa cháy sau nhiều vụ cháy xe trước đây. Tuy nhiên, anh tỏ ra lo lắng vì khả năng bình phát nổ do để trong xe dưới trời nắng nóng mùa hè. Trên diễn đàn ô tô xe máy otofun từng nêu hiện tượng nổ bình chữa cháy trong xe.

“Xe đỗ trước nhà, bình chữa cháy tự nhiên phát nổ làm phía sau xe hư hỏng khá nhiều”, một thành viên diễn đàn này kể. Công ty bảo hiểm biết được nguyên nhân nổ do bình cứu hỏa đã không đền bù, hãng xe cũng không đền vì cho rằng lỗi tại người tiêu dùng (để bình chữa cháy tại khu vực nóng nhiều ánh sáng).

Một chuyên gia chăm sóc, an toàn ô tô nói: Về nguyên tắc, bình chữa cháy phải được bảo quản ở nhiệt độ dưới 40 độ C. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, đặc biệt vào mùa hè, nhiệt độ xe để ngoài trời có lúc lên tới 80 độ C, nguy cơ bình cứu hỏa tự nổ rất lớn. “Người tiêu dùng lại có thói quen mua bình trôi nổi trên thị trường, tính an toàn lại không được đảm bảo. Có bình trong xe lại dễ dẫn tới nguy cơ cháy nổ nhiều hơn là không có”, vị này cho biết.

Trước đó, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 57 (2015) hướng dẫn trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với ô tô từ 4 chỗ trở lên và một số phương tiện khác. Theo đó, ô tô phải được trang bị một bình bột loại dưới 4kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4kg.

Trường hợp chủ phương tiện không chấp hành sẽ bị xử phạt theo Nghị định 167 (2013) với mức phạt tiền 300.000-500.000 đồng. Thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc về lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy chữa cháy và chủ tịch UBND cấp xã, phường. Thông tư có hiệu lực từ 6/1/2016.

Đi ngược xu thế hội nhập?

Trước đó, khi Thông tư 57 của Bộ Công an còn là dự thảo, cơ quan quản lý nhà nước phụ trách về chất lượng xe cơ giới đã có ý kiến không đồng tình.

Cụ thể, trong văn bản tham gia ý kiến cho dự thảo, Bộ GTVT đã đề nghị Bộ Công an xem xét lại cơ sở pháp lý dự thảo. Trong công văn số 13422 do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ ký nêu rõ: Đề nghị xem xét thêm đối với thẩm quyền ban hành. Việc ban hành thông tư của Bộ Công an hay thông tư liên tịch cần căn cứ theo pháp luật về giao thông đường bộ và phòng cháy chữa cháy.

Cụ thể, công văn nêu rõ: “Theo khoản 5 Điều 53 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Bộ trưởng GTVT quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh”.

Bộ GTVT cũng cho rằng, những vấn đề yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới tham gia giao thông tại nước ta hiện nay (trong đó có quy định về thiết bị phòng cháy chữa cháy) đã được quy định cụ thể tại nhiều văn bản khác nhau.

Điển hình các văn bản, như: Quy chế kỹ thuật quốc gia, Thông tư số 10 (2009) của Bộ GTVT. Ngoài ra, hiện xe cơ giới đã được kiểm soát chất lượng ngay khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu, trong đó có yêu cầu đối với kỹ thuật trong phòng cháy chữa cháy, sử dụng vật liệu có khả năng chống cháy.

Chưa hết, Bộ GTVT từng đề nghị nghiên cứu không áp dụng quy định của thông tư đối với xe nhập mà tại các quốc gia sản xuất không có quy định phải có phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Lý do là Việt Nam đã ký hiệp định thương mại với nhiều quốc gia, trong đó có quy định cho phép nhập khẩu các xe cơ giới đã được kiểm tra, chứng nhận.

Ngoài ra, việc lắp đặt thêm phương tiện phòng cháy và chữa cháy lên các xe không có sẵn vị trí lắp đặt có thể ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái xe, an toàn của người đi trên xe hoặc không đảm bảo khả năng phòng cháy, chữa cháy.

Trên thế giới, chỉ một số ít quốc gia quy định ô tô phải có bình chữa cháy và chủ yếu tại các nước châu Phi: Nam Phi, Nigeria, Kenya,… Các nước này cũng chỉ áp dụng đối với với các phương tiện công cộng.
Từ 6/1/2016: Trái khoáy quy định ô tô phải có bình chữa cháy
 

podr everet

Xe buýt
Biển số
OF-331981
Ngày cấp bằng
20/8/14
Số km
854
Động cơ
290,104 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng đã tự trang bị bình chữa cháy loại nhỏ cho xe từ 2014, mục đích phòng là chính. Có điều để trong xe mùa hè nóng >40oC thì cũng sợ nổ.... (em phải hé kính xuống nhưng nhiều hôm vẫn như cái lò)
Quan điểm cá nhân em là nên tuyên truyền phòng là chính, còn khi đã cháy rồi thì không biết cái bình bé tý tẹo kia có chữa được cháy không?
 

ngungo thien ly

Xe container
Biển số
OF-316047
Ngày cấp bằng
15/4/14
Số km
7,348
Động cơ
367,722 Mã lực
Nơi ở
Sau luỹ tre làng
Phải công nhận là để xe ô tô con mà buộc phải mua để phòng thì không hiểu não ông ký này có không
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu xăng cộ chuẩn thì xác suất cháy xe cũng nhỏ thôi. Chủ yếu do độ chế, chuột, tai nạn làm vỡ bình xăng, tàn lửa.. và nói chung cũng không nhiều. Như hiện tại, qua các phương tiện thông tin đại chúng, có khi cả tháng, thậm chí vài tháng mới có 1 vụ cháy xe.
Nhưng, (có 1 chữ nhưng) nếu xăng rỏm thì xác suất cháy xe cực cao. Chắc các cụ có thâm niên OF ở đây vẫn còn nhớ vài năm trước ngày nào cũng có xe cháy, có ngày 2 vụ, cả xe hịn lẫn xe cỏ, cả 2b lẫn 4b. Thậm chí có vụ phá hoại, mà đối tượng cũng tranh thủ đốt xe và đổ tội cho tại xe cháy. Chính xe em (2b) chút xíu làm ngọn đuốc sống sau khi đổ xăng ở 1 cây xăng lạ. Chạy được hơn chục cây thì xe lập bập, đỗ lại ăn phở thì xăng nó dò loang một đám, chỉ cách nồi phở tầm 3 mét. May phát hiện kịp nên tránh kịp. Sau đổ xăng thường xe lại OK.
Nếu quản lý tốt để chất lượng xăng bình thường, thì đúng là trang bị cái bình cứu hỏa chỉ thêm nhiêu khê và có khi tỷ lệ tai nạn do bình nổ còn lớn hơn tỷ lệ cái bình đó làm được việc tốt (chữa xe cháy hết cháy).
Hay là... sắp, sắp tới chất lượng xăng... lại có vấn đề ?
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
chả biết có được phần trăm vụ bình cứu hoả này ko mà ra cái quy định chả đâu vào đâu@@
 

Anhtuan279

Xe tải
Biển số
OF-347765
Ngày cấp bằng
22/12/14
Số km
266
Động cơ
271,760 Mã lực
Nơi ở
mvtek
Website
www.mvtek.vn
luật ra chính thức chưa các cụ? em vẫn chưa có
 

mimoza07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-385919
Ngày cấp bằng
7/10/15
Số km
1,254
Động cơ
252,890 Mã lực
Nơi ở
Ecohome
càng ngày càng nhố nhăng 8-x
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Nếu xăng cộ chuẩn thì xác suất cháy xe cũng nhỏ thôi. Chủ yếu do độ chế, chuột, tai nạn làm vỡ bình xăng, tàn lửa.. và nói chung cũng không nhiều. Như hiện tại, qua các phương tiện thông tin đại chúng, có khi cả tháng, thậm chí vài tháng mới có 1 vụ cháy xe.
Nhưng, (có 1 chữ nhưng) nếu xăng rỏm thì xác suất cháy xe cực cao. Chắc các cụ có thâm niên OF ở đây vẫn còn nhớ vài năm trước ngày nào cũng có xe cháy, có ngày 2 vụ, cả xe hịn lẫn xe cỏ, cả 2b lẫn 4b. Thậm chí có vụ phá hoại, mà đối tượng cũng tranh thủ đốt xe và đổ tội cho tại xe cháy. Chính xe em (2b) chút xíu làm ngọn đuốc sống sau khi đổ xăng ở 1 cây xăng lạ. Chạy được hơn chục cây thì xe lập bập, đỗ lại ăn phở thì xăng nó dò loang một đám, chỉ cách nồi phở tầm 3 mét. May phát hiện kịp nên tránh kịp. Sau đổ xăng thường xe lại OK.
Nếu quản lý tốt để chất lượng xăng bình thường, thì đúng là trang bị cái bình cứu hỏa chỉ thêm nhiêu khê và có khi tỷ lệ tai nạn do bình nổ còn lớn hơn tỷ lệ cái bình đó làm được việc tốt (chữa xe cháy hết cháy).
Hay là... sắp, sắp tới chất lượng xăng... lại có vấn đề ?
Việc này rồi sẽ giống như quy định đội mũ bảo hiểm. Sẽ có nhiều người mua bình chữa cháy không phải để chữa cháy mà là để tránh bị phạt.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Việc này rồi sẽ giống như quy định đội mũ bảo hiểm. Sẽ có nhiều người mua bình chữa cháy không phải để chữa cháy mà là để tránh bị phạt.
Giống mà cũng khác cụ ạ. Đội mũ BH thì ko bao giờ thiệt, mà chỉ có lợi trở lên. Còn sắm bình cứu hỏa, có thể sẽ bị thiệt nếu nó cháy nổ.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Giống mà cũng khác cụ ạ. Đội mũ BH thì ko bao giờ thiệt, mà chỉ có lợi trở lên. Còn sắm bình cứu hỏa, có thể sẽ bị thiệt nếu nó cháy nổ.
Đội cái mũ rởm thì lợi cái gì ngoài việc đối phó với xxx. Mũ có kiểm soát chất lượng (tem kiểm định) để mà phân biết. Cái bình cứu hỏa biết dựa vào cài gì.
Dựa vào giá cả hay tin vào người bán???
 

Kamelott

Xe tải
Biển số
OF-361338
Ngày cấp bằng
3/4/15
Số km
374
Động cơ
262,640 Mã lực
E đọc thấy cái nực cười nhất của cái TT này là nó quy định cả "Kinh phí trang bị phg tiện pccc". Nếu phải lắp, thì đương nhiên là tui mua về lắp xe tui chứ chẳng nhẽ lại mang đi lắp cho xe thằng hàng xóm ah ??? Cái điều hiển nhiên như vậy cũng đưa vào TT làm cái éo gì ko biết...
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đội cái mũ rởm thì lợi cái gì ngoài việc đối phó với xxx. Mũ có kiểm soát chất lượng (tem kiểm định) để mà phân biết. Cái bình cứu hỏa biết dựa vào cài gì.
Dựa vào giá cả hay tin vào người bán???
Mũ rởm vẫn hơn không mũ cụ ạ. Nhựa dù mỏng cũng đỡ được va đập, còn hơn là đầu trần lao xuống mặt đường.
Nói chung quy định bình cứu hóa chắc sẽ sớm rút lui thôi. Em là em cứ làm bình Lavie 5 lít.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
E đọc thấy cái nực cười nhất của cái TT này là nó quy định cả "Kinh phí trang bị phg tiện pccc". Nếu phải lắp, thì đương nhiên là tui mua về lắp xe tui chứ chẳng nhẽ lại mang đi lắp cho xe thằng hàng xóm ah ??? Cái điều hiển nhiên như vậy cũng đưa vào TT làm cái éo gì ko biết...
quy định này áp dụng cho cả xe công biển xanh, đỏ.
 

vnledigmann

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-332303
Ngày cấp bằng
22/8/14
Số km
6,811
Động cơ
351,344 Mã lực
Cụ nói chuẩn. Có thớt bên Cafe em cũng nói như cụ nhưng mấy bố AHBP nhẩy vào bảo nên mua để bảo vệ cái đầu mình. Cái Định Công Mạnh chứ em thấy khu dô thị nhà em đi bộ nhanh hơn đi xe máy mà 8 giờ là đã có xxx đi tuần bắt mũ rồi. Éo hiểu quy định đưa ra là giúp dân hay là hại dân chả biêt.

Việc này rồi sẽ giống như quy định đội mũ bảo hiểm. Sẽ có nhiều người mua bình chữa cháy không phải để chữa cháy mà là để tránh bị phạt.
 

hanhpro

Xe máy
Biển số
OF-384119
Ngày cấp bằng
24/9/15
Số km
87
Động cơ
242,370 Mã lực
Đến mệt với cái quy định này, trời nắng nó mà nổ 1 phát thì ở đấy mà chữa
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,673
Động cơ
377,974 Mã lực
Cũng chả đến thế đâu
Các bác cú mua 1 cái bình china để dưới gầm ghế là đc, cũng nhẹ thôi
Có điều, bình china em mới mua thì có hạn đên năm 2018
Còn bình Italy em có từ 2004 chả có hạn, nhưng hôm nọ xịn thử phát . Vẫn mạnh và căng như thanh niên 17t
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top