Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định về quỹ bảo trì đường bộ và sẽ bắt đầu thực hiện từ ngày 1/6/2012. Quỹ sẽ được thu trực tiếp qua đầu phương tiện bao gồm ô tô các loại và xe máy.
Trong văn bản được Văn phòng Bộ Giao thông Vận tải cung cấp cho TBKTSG Online, các đối tượng phải đóng quỹ bảo trì đường bộ gồm ô tô, xe máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, và xe máy.
Quỹ bảo trì đường bộ sẽ được phân chia thành quỹ trung ương và quỹ địa phương. Phí thu được từ ô tô sẽ được phân bổ cho quỹ trung ương 65% và quỹ địa phương 35%. Còn quỹ thu được từ xe máy của địa phương nào thì nộp vào địa phương đó.
Quỹ ở trung ương sẽ được dùng cho việc duy tu bảo trì đường quốc lộ, còn quỹ địa phương sẽ được dùng cho việc duy tu, bảo trì đường bộ địa phương. Hằng năm, các cơ quan quản lý quỹ phải lập kế hoạch thu chi, trong đó xác định rõ ngân sách nhà nước cấp bù. Nếu tiền quỹ của năm trước còn thì chuyển sang năm sau. Quỹ sẽ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước.
Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Công - người phát ngôn Bộ Giao thông Vận tải - cho biết việc thu quỹ đối với ô tô sẽ thông qua các cơ quan đăng kiểm, còn đối với xe máy sẽ thu qua các đơn vị bảo hiểm. Trong đó có 7 mức thu đối với ô tô, mức thấp nhất là 180.000 đồng/tháng, mức cao nhất là 1,44 triệu đồng/tháng, đối với mô tô và xe gắn máy, thấp nhất là 80.000 đồng/năm và cao nhất là 150.000 đồng/năm. Chủ phương tiện có thể đến các trung tâm đăng kiểm để mua vé theo tháng hoặc theo quí.
Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, dự kiến tổng số phí thu được qua đầu phương tiện vào khoảng 6.000 tỉ đồng/năm.
Như vậy, người sử dụng phương tiện giao thông và các doanh nghiệp vận tải đang phải chịu nhiều loại phí như phí phương tiện thu qua xăng dầu, phí quốc lộ, đường cao tốc, quỹ bảo trì đường bộ và sắp tới có thể là phí lưu hành phương tiện cá nhân.
Trong văn bản được Văn phòng Bộ Giao thông Vận tải cung cấp cho TBKTSG Online, các đối tượng phải đóng quỹ bảo trì đường bộ gồm ô tô, xe máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, và xe máy.
Xe máy và ô tô sẽ phải đóng quỹ bảo trì đường bộ từ ngày 1/6 (Ảnh: TL)
Quỹ bảo trì đường bộ sẽ được phân chia thành quỹ trung ương và quỹ địa phương. Phí thu được từ ô tô sẽ được phân bổ cho quỹ trung ương 65% và quỹ địa phương 35%. Còn quỹ thu được từ xe máy của địa phương nào thì nộp vào địa phương đó.
Quỹ ở trung ương sẽ được dùng cho việc duy tu bảo trì đường quốc lộ, còn quỹ địa phương sẽ được dùng cho việc duy tu, bảo trì đường bộ địa phương. Hằng năm, các cơ quan quản lý quỹ phải lập kế hoạch thu chi, trong đó xác định rõ ngân sách nhà nước cấp bù. Nếu tiền quỹ của năm trước còn thì chuyển sang năm sau. Quỹ sẽ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước.
Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Công - người phát ngôn Bộ Giao thông Vận tải - cho biết việc thu quỹ đối với ô tô sẽ thông qua các cơ quan đăng kiểm, còn đối với xe máy sẽ thu qua các đơn vị bảo hiểm. Trong đó có 7 mức thu đối với ô tô, mức thấp nhất là 180.000 đồng/tháng, mức cao nhất là 1,44 triệu đồng/tháng, đối với mô tô và xe gắn máy, thấp nhất là 80.000 đồng/năm và cao nhất là 150.000 đồng/năm. Chủ phương tiện có thể đến các trung tâm đăng kiểm để mua vé theo tháng hoặc theo quí.
Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, dự kiến tổng số phí thu được qua đầu phương tiện vào khoảng 6.000 tỉ đồng/năm.
Như vậy, người sử dụng phương tiện giao thông và các doanh nghiệp vận tải đang phải chịu nhiều loại phí như phí phương tiện thu qua xăng dầu, phí quốc lộ, đường cao tốc, quỹ bảo trì đường bộ và sắp tới có thể là phí lưu hành phương tiện cá nhân.