Câu hỏi của em là "Khi nào không thực hiện quy định “ khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết” sẽ không là vi phạm hành chính?" Câu hỏi này ngắn gọn, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, đâu phức tạp, bác trích CƯV, Luật làm cái gì?
Thật là khó khi phải giải thích cho bác hiểu đúng. Trích luật với bác cũng không có tác dụng.
Đây là lần cuối cùng nhà cháu cố gắng giải thích nội dung này.
A- Quá trình dừng, đỗ xe có 2 giai đoạn: 1- khi xe còn đang di chuyển, mà CƯV và luật cũ, luật mới đều gọi là khi dừng xe, đỗ xe; 2- khi xe đã đứng yên tại vị trí dừng xe, đỗ xe, mà CƯV, Luật cũ, luật mới gọi là “sau khi đỗ xe”.
Cả CƯV, luật cũ, luật mới đều quy định giai đoạn xe còn di chuyển vào vị trí dừng đỗ thì cần bật xi nhan.
Khi xe đã dừng, đỗ thì không cần bật xi nhan nữa, trừ trường hợp sự cố …
B- Vấn đề ở đây là, bác đã hiểu sai giai đoạn “1- khi dừng xe, đỗ xe” (tức là khi cho xe di chuyển vào vị trí dừng xe, đỗ xe), và bác đánh đồng giai đoạn 1 này với giai đoạn “2- khi xe đang dừng, xe đang đỗ”.
Bác hiểu câu viết “khi dừng xe, đỗ xe phải bật xi nhan” là trạng thái khi xe đang đứng yên (khi xe đang dừng, đang đỗ) + bị luật bắt phải bật xi nhan. Trong khi theo CƯV, theo luật cũ và luật mới thì “khi dừng xe, đỗ xe” là quá trình đưa xe vào vị trí dừng, đỗ xe. Quá trình này cần bật xi nhan.
Sau đó, bác cắt quy định của luật cũ đối với hành vi thứ 1 (khi đang cho xe đi vào vị trí dừng, đỗ) là phải bật xi nhan, ghép việc bật xi nhan vào hành vi 2 “khi xe đang đứng yên (đang dừng, đang đỗ)”.
Đây là cách bác tạo ra một câu hỏi với nội dung LẠC ĐỀ, là khi xe đang dừng đỗ thì trường hợp nào bật tín hiệu trong là không vi phạm/là vi phạm?”.
Trong khi, nếu hiểu đúng luật cũ, CƯV, và luật mới, thì khi xe đã dừng đỗ (đang đứng yên) sẽ không bị luật bắt buộc bật tín hiệu xi nhan nữa (trừ trường hợp xe gặp sự cố… phải đặt biển cảnh báo hoặc đèn nguy hiểm).