Chào các cụ. Em ít khi lên, nhưng nay thấy báo dật cái title này hãi quá.
Sau khi nghiên cứu văn bản thông tư:
http://www.mps.gov.vn/c/document_library/get_file?p_l_id=13818&folderId=10812&name=DLFE-24539.pdf
và luật
Trưng mua, trưng dụng tài sản http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn bn php lut/View_Detail.aspx?ItemID=12825
Thì em thấy như sau:
Khoản 2, điều 12 mục 4 của thông tư:
Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp(TH) sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua ....
ghi nhận được hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ
b) Thực hiện mệnh lệnh ...
của Cục trưởng cục cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc công an tỉnh
c) Thực hiện kế hoạch ...
của Trưởng phòng tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục cảnh sát giao thông, Trưởng phòng cảnh sát giao thông hoặc Trưởng công an cấp huyện trở lên
d) Có
văn bản đề nghị của Thủ trưởng/Phó thủ trưởng cơ quan điều tra ...
văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng ...
e) Tin báo, tố giác ...
Chốt: Dừng tôi lại có vấn đề gì?
1- Xử lý vi phạm? => Đưa bằng chứng đây. Không có bằng chứng? Ghi vào biên bản là nợ bằng chứng
2- Tuần tra theo kế hoạch? => Đưa giấy đây, đưa quyết định đây
3- Tố giác? => Đưa quyết định đây? Quay film và gọi điện cho người thân báo lại là bị cảnh sát dừng do tố giác (nếu bị dọa đưa về đồn). Cảnh báo người dừng phương tiện là tôi sẽ báo cáo lại sếp của các anh để xác minh xem có đúng là tôi bị tố giác hay không.
Quay film/ghi âm toàn bộ cuộc nói chuyện với CSGT (cứ làm như cũ thôi, ko cần lo):
Hiến pháp là cao nhất, sau đó đến luật, rồi mới đến thông tư/nghị định
=> Mọi thứ vẫn thế thôi ạ, thứ duy nhất thay đổi là
CSGT có quyền kiểm tra thêm các giấy tờ tùy thân liên quan
(em sẽ tìm hiểu thêm và share sau )