Nay rảnh em nói thêm về việc dạy và học tiếng Nga ở VN những năm 1980.
Mấy hôm trước có cụ
cá ngão long tong có nói là việc phổ biến tiếng Nga những năm đó là sai lầm gì đó , gây thiệt hại cho cả một thế hệ gì đó (em không nhớ câu chính xác do còm đã bị xoá).
Cụ ơi cụ nói như thế là rất rất SAI đấy ạ.
Những năm 1980 ấy trào lưu phổ biến dạy và học tiếng Nga là rất đúng rất tốt không có SAI LẦM gì cả.
Những năm 1980 là những năm bao cấp khó khăn nhất của VN. May nhờ có Liên Xô viện trợ cho VN mà ta mới vượt qua giai đoạn khó khăn đó. Không nói đến những lĩnh vực khác, riêng về mảng Văn hoá, Giáo dục thì Liên Xô quá rộng rãi, hào phóng, tử tế, chân thành. Sách học sách dạy sách đọc, từ việc dịch thuật biên dịch lẫn in ấn Liên Xô tài trợ hết, từ A đến Z luôn. Những năm đó giấy in vẫn còn đắt đỏ so với tiềm năng tài chính đất nước, mà nhân dân vẫn luôn được tiếp cận sách Nga được in rất đẹp, sách đọc thì còn được dịch rất hay. Không chỉ tài trợ về sách mà Liên Xô còn tài trợ lớn cho việc dạy và học tiếng Nga: Tất cả Giáo viên tiếng Nga các trường ĐH lẫn Cao Đẳng đều được sang Liên Xô tu nghiệp từ 1-3 năm đã đành, mà tất cả các sinh viên khoa Nga văn của các trường ĐH lẫn Cao đẳng những năm đó, trừ người quá kém thôi, còn hầu hết ai cũng được 1 suất đi Liên Xô 1 năm, từ vé máy bay ăn ở đi lại vv Liên Xô tài trợ hết!
Cơ hội học hành đã tốt như thế, đến lúc ra trường cơ hội việc làm cũng rất cao.
Trong khi tiếng Anh những năm đó, sách học sách đọc đều hiếm hoi. Cơ hội xin việc làm sau khi ra trương hầu như không có! Cuối những năm 1980 đầu 1990 lác đác có vài văn phòng NGO, nhưng cơ hội việc làm tại đó chì dành cho một số người có quen biết trong Bộ Ngoại giao vv.
Như vậy những năm đó học tiếng Nga mang lại nhiều cơ hội và triển vọng tốt hơn hẳn so với học tiếng Anh. Thì trào lưu đổ xô học tiếng Nga là quá hợp lý! Sai lầm gì ở đây?
Sau đó Liên Xô tan rã, những người học tiếng Nga đó xét ra cũng chẳng thiệt hại gì. Nhiều người đã có được những cơ hội rất tốt trước đó. Và họ cũng chuyển sang tiếng Anh rất nhanh. Trong một năm hầu hết những người học tiếng Nga thời đó đều đã thành công chuyển dùng tiếng Anh, có công ăn việc làm bằng tiếng Anh. Là bởi vì Tiếng Nga khó hơn tiếng Anh rất nhiều. Đã học tiếng Nga thành thạo thì học tiếng Anh rất nhanh.
Em có nhiều người bạn, thời đó đang dạy tiếng Nga ở các trường ĐH, trường chuyên Hanoi Amsterdam hay các trường phổ thông khác. Vậy mà sau 1 đến 2 năm đều thành công chuyển thành Giáo viên dạy tiếng Anh. Có người sau thành Giáo viên tiếng Anh rất nổi tiếng ở trường Ams.
Thử hỏi nếu giả sử đó đã đang là trào lưu tiếng Anh rồi đột ngột thay đổi, nhu cầu xã hội chuyển sang thành Tiếng Nga, thì mấy ai tiếng Anh có thể thành thạo được tiếng Nga trong vòng 1 đến 2 năm đủ để mà làm việc chứ đừng nói là dạy học?
Thế nên trào lưu dạy và học tiếng Nga những năm đó không có gì là sai lầm cả và cũng không làm ai thiệt thòi gì cả. Có khi còn làm rất nhiều người đổi đời. Không nói đến những người lập ra cơ nghiệp Tỷ $ từ những cơ hội khi du học Nga. Chỉ nói đến nhiều du học sinh bình thường hay những sinh viên chỉ sang Liên xô học 1 năm theo chương trình tài trợ của Liên Xô, thì đã có nhiều bạn thực sự đã đổi đời, tạo dựng được 1 cơ nghiệp nho nhỏ. Khi mà những năm đó 1 chỉ vàng có thể mua được cả hàng trăm m2 đất và 1 cái phích nóng lạnh của Liên Xô có giá nửa chỉ vàng tại Hanoi
Các cụ đã từng thấy ai đổi đời nhờ nghiệp tiếng Anh hay nhờ sang Mỹ du học chưa? Em nghĩ là rất ít ạ. Cá nhân em chưa thấy ai? Chỉ gọi là cũng khá thôi ạ