Các cụ cho em hỏi ngu phát! A khoong có thể nói chuyện trực tiếp với CIA mà k cần phiên dịch. ở thời đấy, vùng đấy mà đã có khả năng tiếng anh như vậy sao CIA k đặt dấu hỏi ạ?
Hình như em được biết Myama là thuộc điạ của Anh cũ, tiếng Anh nói thoải mái. Mà từ khi AKhoong vào TGV là 6 năm, tiếng anh thoái ý chứ
. nói chung cũng khó nói chi tiết này vì cũng toàn giao dịch tiếng Anh ở TGV. Nhân đây cho em hỏi dưới có phải đệ tử của A Khoong còn lại đến gây giờ không nhỉ? Công việc lúc đầu của U Say và A Khoong khu vực Bắc Lào là thế này phải không?
Trùm ma túy Tam giác vàng sa lưới
01/10/2012 07:40 (GMT + 7)
TT - Trùm ma túy của khu Tam giác vàng Naw Kham sa lưới sau chiến dịch truy quét phối hợp giữa Lào, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc và đã nhận tội giết 13 thuyền viên Trung Quốc trong phiên xử tại TP Côn Minh.
Naw Kham bị bắt giữ tại Lào hồi tháng 4-2012 - Ảnh: Telegraph
Naw Kham, người Myanmar, khét tiếng với vai trò trùm ma túy, giết mướn, tống tiền, bảo kê và gián điệp tại “khu tam giác tội phạm” là Tam giác vàng, tiếp giáp biên giới giữa ba nước Lào, Thái Lan và Myanmar. Tên tội phạm 48 tuổi này nằm trong danh sách truy nã gắt gao của Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế Interpol và nhiều nước. Cái đầu của Naw Kham được Thái Lan treo thưởng 65.000 USD, trong khi Trung Quốc ra giá hơn 320.000 USD. Cuộc truy lùng Naw Kham diễn ra từ nhiều năm trước, nhưng chỉ lên đến đỉnh điểm sau khi 13 thuyền viên Trung Quốc bị giết một cách bí ẩn tại Tam giác vàng vào tháng 10-2011. Đây là vụ nghiêm trọng nhất từ trước đến nay khiến Bắc Kinh tức tốc gửi tàu tuần tra vũ trang xuôi dòng Mekong để phối hợp cùng ba nước khu vực truy bắt Naw Kham.
Theo Bangkok Post, vụ việc bắt đầu khi hai tàu Hoa Bình và Ngọc Hưng 8 của Trung Quốc được phát hiện trên sông Mekong thuộc Thái Lan, gần cảng Chiang Saen, vào ngày 5-10-2011. Phải mất nhiều ngày cảnh sát mới tìm thấy thi thể của 13 thủy thủ, hầu hết bị bịt miệng, trói tay và bị bắn nhiều phát vào đầu. Trên tàu có 920.000 viên ma túy tổng hợp methamphetamine. Các quan chức Trung Quốc ngay lập tức bay đến hiện trường và yêu cầu các nước cùng điều tra. Tàu thuyền Trung Quốc qua khu vực này đều bị tạm ngưng. Ngay trong tháng này, các bộ trưởng ba nước thuộc khu Tam giác vàng và Trung Quốc đã có cuộc gặp thống nhất tăng cường phối hợp tuần tra trên sông Mekong.
Bắt ở Lào, xử ở Trung Quốc
Từ năm 2007, lực lượng của Naw Kham bắt đầu thu “thuế” bảo kê tàu thuyền và những hoạt động vận chuyển đường bộ qua khu vực mà hắn kiểm soát. “Thuế” áp cho ma túy gồm 5.000 baht (khoảng 141 USD) mỗi ký heroin và 3 baht mỗi viên methamphetamine. Các loại hàng hóa khác cũng bị đánh thuế. Naw Kham sở hữu nhà khắp nơi tại Myanmar, Lào và Thái Lan. Trung Quốc ước tính tổng tài sản của y vào khoảng 63 triệu USD.
Naw Kham được xác định là nghi can hàng đầu. Tuy nhiên, hàng loạt chiến dịch của chính quyền các nước khu vực trước đó đều không thể tóm được tên tội phạm này. Như năm 2006, Naw Kham đã thoát khỏi cuộc vây bắt của Myanmar tại quê nhà ở Tachilek, bang Shan, nhờ được một nguồn tin trong quân đội báo động trước. Số ma túy thu tại nhà Naw Kham được mô tả “nếu bán ra có thể mua hết cả thành phố”. Sau sáu tháng bị truy quét, Naw Kham và năm tên tay sai của y đã sa lưới ở Lào vào tháng 4-2012. Bắc Kinh mô tả băng đảng của trùm Naw Kham là băng tội phạm trên sông cực kỳ nguy hiểm với các trang bị vũ khí hiện đại như súng AK47, M16, súng phóng lựu và rocket. Sáu nghi can bị giải đến Trung Quốc vào tháng 5-2012 và xuất hiện trong phiên tòa tại thành phố Côn Minh, thuộc Vân Nam ngày 21-9 để đối mặt với các cáo buộc giết người, buôn bán ma túy. Tại phiên tòa, như trang Washington Times mô tả, Naw Kham đeo tai nghe phiên dịch, mỉm cười nhận tội dù biết hình phạt cao nhất cho mình có thể là tử hình.
Hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra Trung Quốc cho biết Naw Kham đã ra lệnh giết hại thủy thủ hai con tàu nghi chở ma túy mà không đóng tiền bảo kê để làm gương cho những con tàu khác đi qua lãnh địa của y. Bắc Kinh kết luận tham gia vụ giết hại có sự giúp đỡ của một nhóm binh lính đào ngũ của Thái Lan.
Dù Trung Quốc gọi đó là mô hình thi hành luật xuyên quốc gia, nhưng rõ ràng có “một sự bành trướng của Bắc Kinh trong vấn đề an ninh khu vực, mở rộng việc thực thi luật xuống những kênh hàng hải chiến lược ở Đông Nam Á”, như Reuters nhận định.
Tướng cướp hay Robin Hood?
Trong hồ sơ tội phạm của các nước khác, Naw Kham được mô tả như một trùm tội phạm hết sức nguy hiểm và ma mãnh. Gia nhập thế giới tội phạm từ trẻ, Naw Kham trở thành thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Mong Tai của trùm ma túy Khun Sa. Vào những năm 1990, đầu của Naw Kham đã được Cơ quan phòng chống ma túy Mỹ treo giá 2 triệu USD. Sau năm 1996, Naw Kham tách riêng và làm thủ lĩnh băng Lực lượng dân quân, còn gọi là Hawngleuk, với khoảng 100 thành viên. Theo lời kể của gia đình Naw Kham, y có những mối quan hệ gần gũi với nhiều cấp chính quyền, quân đội Myanmar, nước sản xuất phần lớn ma túy tại Tam giác vàng, để giúp y trốn thoát hàng loạt vụ bắt giữ trong nhiều năm qua. Một số ý kiến nhận định việc bắt giữ Naw Kham nằm trong chiến lược của Trung Quốc nhằm phanh phui những ông lớn đứng đằng sau mạng lưới ma túy tại khu vực này.
Tuy là một tướng cướp khét tiếng nhưng với nhiều người dân tại khu vực Tam giác vàng, Naw Kham được mô tả như một kẻ hào hiệp lấy của người giàu chia cho người nghèo và dám tấn công vào các lợi ích thương mại của Trung Quốc trong vùng. Một số còn khẳng định Naw Kham thường phân phát tiền cướp được từ các con tàu cho các ngôi làng.