- Biển số
- OF-66
- Ngày cấp bằng
- 6/6/06
- Số km
- 3,086
- Động cơ
- 594,653 Mã lực
- Nơi ở
- OTOFUN
- Website
- www.ofnews.vn
Truyền thông Nhật Bản ước tính Daihatsu lỗ 17,2 nghìn tỷ đồng sau bê bối gian lận
Tờ báo kinh tế Nhật Bản nổi tiếng Nikkei Asia ước tính Daihatsu lỗ 100 tỷ yên (17,2 nghìn tỷ đồng) sau bê bối gian lận mới đây.
Tờ báo kinh tế Nhật Bản nổi tiếng Nikkei Asia ước tính Daihatsu lỗ 100 tỷ yên (17,2 nghìn tỷ đồng).
Ước tính con số 17,2 nghìn tỷ đồng mà Nikkei Asia đưa ra dựa trên việc công ty này phải đóng cửa nhà máy, đền bù các nhà cung ứng, chi trả phí điều tra cho các bên thứ ba và cả phí thử nghiệm an toàn lại. Chưa kể, việc bị Bộ Giao thông Nhật Bản yêu cầu dừng toàn bộ việc bàn giao xe mới có thể kéo dài ngoài dự tính. Đồng thời, việc thu hồi giấy phép sản xuất cũng có thể xảy ra sẽ khiến Daihatsu tổn thất nặng nề hơn nữa. Theo Nikkei Asia, 2023 sẽ là năm thua lỗ đầu tiên của Daihatsu trong vòng 30 năm trở lại đây.
Ông Seiji Sugiura, làm việc tại Viện nghiên cứu Tokai Tokyo, cũng khẳng định: “Tùy thuộc vào quy mô bồi thường, thiệt hại của Daihatsu có thể lên tới 100 tỷ yên (17,2 nghìn tỷ đồng) hoặc hơn”. Trước đó, một số công ty sản xuất ô tô tại Nhật Bản cũng đã phải đối mặt với mức thua lỗ nặng nề khi bị phát hiện gian lận về an toàn. Hino Motors lỗ ròng 117,6 tỷ yên trong năm tài chính 2021 và 2022 sau khi bị phát hiện có làm sai lệch dữ liệu về lượng khí thải và hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Mitsubishi Motors cũng ghi nhận khoản lỗ ròng 198,5 tỷ yên trong năm 2017 khi công bố dữ liệu tiết kiệm nhiên liệu giả. Cổ phiếu của Toyota cũng đã chạm đáy sau bê bối gian lận của Daihatsu.
Hiện tại, các nhà máy của Daihatsu tại Nhật Bản vẫn đóng băng vô thời hạn. Mới chỉ có hai nhà máy của Daihatsu tại Malaysia và Indonesia mở cửa hoạt động trở lại. Tại các thị trường khác, những mẫu xe liên quan vẫn chưa được mở bán trở lại vì chưa có kết quả thử nghiệm an toàn chính xác.
Nhà máy Daihatsu tại Indonesia và Malaysia đã hoạt động trở lại.
Chiều muộn ngày 21/12, Toyota Việt Nam (TMV) đã chính thức thông báo tạm ngừng giao mẫu xe Avanza Premio MT tới đại lý, do việc chứng nhận mẫu xe này tại nước ngoài đang được các cơ quan kiểm tra và chứng nhận độc lập xem xét. Đối với các mẫu xe Toyota khác đang bán tại Việt Nam, TMV xác nhận khách hàng có thể yên tâm tiếp tục sử dụng xe bình thường.
Lý do đầu tiên là Daihatsu đã tiến hành kiểm tra và thử nghiệm kỹ thuật nội bộ bằng cách sử dụng các mẫu xe thực tế để kiểm tra lại xem liệu có bất kỳ vấn đề gì về an toàn và môi trường đối với các mẫu xe đã phát hiện bất thường hay không. Các cuộc kiểm tra và thử nghiệm đã cho thấy những mẫu xe này đều đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định, và không cần phải ngừng sử dụng xe.
Tiếp đó, quy trình trong những cuộc kiểm tra và thử nghiệm này cũng như kết quả thử nghiệm đã được Cơ quan quản lý thử nghiệm độc lập xác nhận. Cuối cùng, ủy ban kiểm tra độc lập cũng không tìm ra bất kỳ hạng mục nào không đạt chuẩn.
Tờ báo kinh tế Nhật Bản nổi tiếng Nikkei Asia ước tính Daihatsu lỗ 100 tỷ yên (17,2 nghìn tỷ đồng) sau bê bối gian lận mới đây.
Ước tính con số 17,2 nghìn tỷ đồng mà Nikkei Asia đưa ra dựa trên việc công ty này phải đóng cửa nhà máy, đền bù các nhà cung ứng, chi trả phí điều tra cho các bên thứ ba và cả phí thử nghiệm an toàn lại. Chưa kể, việc bị Bộ Giao thông Nhật Bản yêu cầu dừng toàn bộ việc bàn giao xe mới có thể kéo dài ngoài dự tính. Đồng thời, việc thu hồi giấy phép sản xuất cũng có thể xảy ra sẽ khiến Daihatsu tổn thất nặng nề hơn nữa. Theo Nikkei Asia, 2023 sẽ là năm thua lỗ đầu tiên của Daihatsu trong vòng 30 năm trở lại đây.
Ông Seiji Sugiura, làm việc tại Viện nghiên cứu Tokai Tokyo, cũng khẳng định: “Tùy thuộc vào quy mô bồi thường, thiệt hại của Daihatsu có thể lên tới 100 tỷ yên (17,2 nghìn tỷ đồng) hoặc hơn”. Trước đó, một số công ty sản xuất ô tô tại Nhật Bản cũng đã phải đối mặt với mức thua lỗ nặng nề khi bị phát hiện gian lận về an toàn. Hino Motors lỗ ròng 117,6 tỷ yên trong năm tài chính 2021 và 2022 sau khi bị phát hiện có làm sai lệch dữ liệu về lượng khí thải và hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Mitsubishi Motors cũng ghi nhận khoản lỗ ròng 198,5 tỷ yên trong năm 2017 khi công bố dữ liệu tiết kiệm nhiên liệu giả. Cổ phiếu của Toyota cũng đã chạm đáy sau bê bối gian lận của Daihatsu.
Hiện tại, các nhà máy của Daihatsu tại Nhật Bản vẫn đóng băng vô thời hạn. Mới chỉ có hai nhà máy của Daihatsu tại Malaysia và Indonesia mở cửa hoạt động trở lại. Tại các thị trường khác, những mẫu xe liên quan vẫn chưa được mở bán trở lại vì chưa có kết quả thử nghiệm an toàn chính xác.
Chiều muộn ngày 21/12, Toyota Việt Nam (TMV) đã chính thức thông báo tạm ngừng giao mẫu xe Avanza Premio MT tới đại lý, do việc chứng nhận mẫu xe này tại nước ngoài đang được các cơ quan kiểm tra và chứng nhận độc lập xem xét. Đối với các mẫu xe Toyota khác đang bán tại Việt Nam, TMV xác nhận khách hàng có thể yên tâm tiếp tục sử dụng xe bình thường.
Lý do đầu tiên là Daihatsu đã tiến hành kiểm tra và thử nghiệm kỹ thuật nội bộ bằng cách sử dụng các mẫu xe thực tế để kiểm tra lại xem liệu có bất kỳ vấn đề gì về an toàn và môi trường đối với các mẫu xe đã phát hiện bất thường hay không. Các cuộc kiểm tra và thử nghiệm đã cho thấy những mẫu xe này đều đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định, và không cần phải ngừng sử dụng xe.
Tiếp đó, quy trình trong những cuộc kiểm tra và thử nghiệm này cũng như kết quả thử nghiệm đã được Cơ quan quản lý thử nghiệm độc lập xác nhận. Cuối cùng, ủy ban kiểm tra độc lập cũng không tìm ra bất kỳ hạng mục nào không đạt chuẩn.
Ngày 20/12, thương hiệu Daihatsu buộc phải dừng giao xe trên toàn cầu vì gian lận thử nghiệm an toàn liên quan tới 64 mẫu xe, trong đó có khoảng 20 mẫu được bán dưới thương hiệu Toyota. Toyota cho biết các mẫu xe bị ảnh hưởng được bán ở các thị trường Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Campuchia và Việt Nam, cùng các nước ở Trung và Nam Mỹ như Mexico, Ecuador, Peru, Chilê, Bolivia và Uruguay. |