[CCCĐ] Truyện: Cá thần sông Thiêng

Biển số
OF-40076
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
6
Động cơ
468,560 Mã lực
truyện của bác mới được phần đầu thôi nhỉ? phần sau chắc đang o bế rồi, lâu quá
 

huyndaigetz7120

Xe tăng
Biển số
OF-29251
Ngày cấp bằng
16/2/09
Số km
1,171
Động cơ
43,266 Mã lực
Nơi ở
Náng hòa nạc
chắc bác ấy có mấy đoạn khó viết quá nên bác ấy phải đi thực tế í mà!
e đoán đó là cảnh :
+ Tôi và tú ABCXYZXXX Vân
+ Câu không được nhẩy xuống sông lấy vợt để vợt cá thần giống con ở hồ tây í!
..... mời các bác dự đoán thêm! :21::21::21::21:
 

Hoang Tat Thang

Xe tăng
Biển số
OF-10650
Ngày cấp bằng
4/10/07
Số km
1,126
Động cơ
543,920 Mã lực
Kính các cụ,

Nhân cảm hứng đợt đi câu ở Chiềng Khương, Sơn la, cụ Đặng Thiều Quang, biệt danh Quang "cá quả" bên đội câu kéo sáng tác ra bài này (vẫn còn đang viết). Post các bác đọc chơi cho nóng nhé.

Cá thần sông Thiêng

Trong một lần đang chán đời, cả nể, tôi theo một thằng bạn đi câu cá, thế rồi từ ấy đời tôi rẽ sang một lối khác, theo một cách thức không ai ngờ. Câu chuyện rất dài, nếu bạn là người thiếu kiên nhẫn, tôi khuyên bạn không nên đọc tiếp, thật lòng đấy.


Đêm trước, em Hằng phục vụ tôi rất nhiệt tình, chuyên nghiệp. Thế nên mặc dù đang rất chán đời và mệt mỏi, thằng cu của tôi vẫn cứ hoàn thành xong nhiệm vụ.
Còn nữa…
Tác giả đã cảnh báo rồi còn dề, chắc là phải đợi đến ngày này sang năm hoặc lâu hơn nữa thì mới có phần tiếp phải không bác chủ thớt. Dù sao cũng thanks bác vì tác giả viết rất hay.
Nhà cháu thắc mắc tí: phải đi mất bao lâu mới đến chỗ ... câu cá ợ, chẳng lẽ đêm trước là đêm trên xe, chắc là thú vị lém.
 

drduc

Xe buýt
Biển số
OF-40807
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
992
Động cơ
476,907 Mã lực
Nơi ở
đây là đâu và tôi là ai
cám ơn các bác nhiều.lời trích thật ý nghĩa
:)
 

Thuannt8x

Xe tải
Biển số
OF-27273
Ngày cấp bằng
11/1/09
Số km
287
Động cơ
489,070 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Đoan Hùng - Phú Thọ
Website
www2.deche.vn
Cụ ơi 1 tháng rồi đấy cụ phọt nốt đê
 

tarbucndge

Xe đạp
Biển số
OF-20564
Ngày cấp bằng
29/8/08
Số km
13
Động cơ
499,830 Mã lực
Em chẳng dám đọc tiếp! Chỉ sợ hết truyện!
 

viethung12345

Đi bộ
Biển số
OF-43147
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
1
Động cơ
464,910 Mã lực
the la song rui ha bac the dop duoc 2 con ca nguoi rui khoi cau ca than ha bac the em hang ca em nhung rao nay co con lam ko de lay so dt hom nao toi cung phai du anh em ban be di cau ca than nhi :21::21::21:
 

Truongvk

Xe tải
Biển số
OF-42521
Ngày cấp bằng
6/8/09
Số km
357
Động cơ
468,960 Mã lực
Bác QcQ viết truyện này cũng gây nhiều tranh cãi phết các cụ ạ, khen chê lung tung đủ cả. Em thấy lâu quá ko có phần nào mới nên lên hỏi cụ Guc thấy có topic bàn về chuyện này cũng rôm rả phết
http://tnxm.net/showthread.php?t=8358

Em thì em thấy cụ QcQ viết cũng hay, mà chả biết vuốt cụ thế lào nhể!

Tiếc cái ôtô và em Hằng với em Nhung quá đi!
 

tuanhaiha

Xe container
Biển số
OF-1552
Ngày cấp bằng
28/8/06
Số km
5,000
Động cơ
622,869 Mã lực
Nơi ở
http://www.otofun.net/forumdisplay.php?f=73

bmw74

Xe buýt
Biển số
OF-23266
Ngày cấp bằng
31/10/08
Số km
551
Động cơ
498,460 Mã lực
Tuổi
50
Nơi ở
đâu đó trên đường
Chuyện này pác chủ thớt copy ở đâu ra thế,em nhớ là đọc trên tạp chí nào đó rồi mà !!
Em thề đấy
 

moitoelaixe

Xe buýt
Biển số
OF-40667
Ngày cấp bằng
15/7/09
Số km
995
Động cơ
477,400 Mã lực
Mời cụ ra đứng trước gương, giơ máy ảnh lên bọp 1 phát thế là có hình cá luôn :))

Chuyện ở đây là tiểu thuyết của nhà văn DTQ mà ông này hiện cũng đang đi gặp Lý Bí. Spam thì cũng phải đọc hết bài post cũng như bình của các bác trong topic chứ :77:
 

Pacificblue

Xe đạp
Biển số
OF-14003
Ngày cấp bằng
15/3/08
Số km
33
Động cơ
516,730 Mã lực
Chắc con cá Thần sông Thiêng là mấy con cá này các bác ơi.....

Một người đánh cá ở sông Đà, đoạn dòng Nậm Mu đổ ra, khi quăng chài, đã kéo lên một thi thể đang bị phân hủy, không còn ra hình hài một con người nữa. Một số bộ phận trên cơ thể đã bị biến mất...


Khi thủy điện Sơn La khởi công, cũng là lúc các kỹ sư địa chất gói ghém hành lý ngược dòng Nậm Mu làm công việc liên quan đến địa chất để xây dựng thủy điện Huổi Quảng và thủy điện Bản Chát, đặc biệt là thủy điện Nậm Nhùn rất lớn trên đầu nguồn sông Đà.

Tôi đã từng có thời gian suốt nửa tháng lội núi băng rừng, cưỡi thuyền ngược thác dữ theo những người lính địa chất và được chứng kiến không ít câu chuyện đau lòng, những hi sinh thầm lặng của những người làm địa chất nơi rừng xanh núi đỏ.

Chiếc U-oát cũ rích long sòng sọc như bu gà nhảy chồm chồm trên con đường đá hộc lởm chởm từ xã Ít Ong vượt qua dãy núi đá vôi Pi Toong sừng sững. Đoạn đường chấm dứt ở bản Cun thuộc xã Chiềng Lao (Mường La). Từ đây, muốn đến địa điểm sắp xây dựng thủy điện Huổi Quảng, nơi giáp ranh giữa huyện Mường La và huyện Than Uyên của Lai Châu, phải đi thuyền đến thác Nà Cương, rồi cứ cuốc bộ ngược sông Nậm Mu.

Đứng trên dãy núi Hua Trai cao lừng lững kéo dài từ Trạm Tấu về, nhìn xuống thung lũng, thấy gương mặt dòng Nậm Mu xếp chồng lên nhau những nếp nhăn dài. Nó dềnh lên trong mắt sự hoang vu, mông muội trong cái ánh sáng lấp lánh của những câu chuyện cổ xưa. Doi cát nhô ra, buổi chiều tím lại, trời lạnh cắt da cắt thịt mà các cô gái Thái vẫn khỏa trần dưới sông khoe làn da lên màu men sứ nguyên sơ đến lạ lùng.

Anh Huỳnh Phong, Phó giám đốc Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I, trông qua dễ nhầm là gã sơn tràng cả đời ăn bờ ngủ bụi, bảo: “Sông Nậm Mu đẹp lắm, nhưng thác thì dữ dội, chẳng năm nào nó không nuốt mất vài mạng sống của ông lái đò, của những trẻ nhỏ, kể cả những người lính địa chất đã quá dạn dày với núi sông, rừng thẳm. Kẻ chìm sông lạc suối ở Nậm Mu không tìm thấy xác, trôi ra sông Đà là bị thủy quái ăn thịt ngay”.

Nói rồi, anh Phong dẫn tôi trượt từ sườn Hua Trai xuống bản Nà Lếch, nằm bên sông Nậm Mu. Ven sông mùa nước cạn, những bãi cát lấp lánh, bãi cỏ gianh rậm rì. Anh vạch bụi cỏ gianh, một nấm đất buồn thảm nhô ra, mấy cọng hương vung vãi, mốc thếch. Lâu lắm rồi không có bàn tay người chăm sóc ngôi mộ. Trên tấm bia gỗ khắc dòng chữ đơn sơ: Phạm Văn B, sinh năm 1978, mất năm 2004, quê quán TP. Hạ Long.

Phạm Văn B là một kỹ sư khoan năng động, xốc vác, có trách nhiệm với công việc, sẵn sàng theo chân lớp kỹ sư già đi hết cánh rừng này đến dòng sông khác để chia sẻ cái nhọc nhằn mà lớp cha chú đã trải qua. Nhớ lại cái chết bi tráng của B ai cũng thương xót, nuối tiếc.
Đó là một buổi chiều tối tháng 5/2004, khi anh em kỹ sư địa chất chuẩn bị dọn cơm trong căn lều bên sông Nậm Mu thì Phạm Văn B, chàng kỹ sư trẻ tuổi, tốt nghiệp Đại học Mỏ địa chất khóa 43, cứ nằng nặc đòi sang bên kia sông kiểm tra lại mũi khoan xem có an toàn, có thành công như mong đợi không. Sớm mai anh được về phép sau mấy tháng xa người vợ mới cưới, nên anh muốn sang sông kiểm tra mũi khoan lần cuối cho an tâm.

Khi anh em đang ăn cơm, một cô bé gái người Thái nước mắt ngắn dài vào lều báo: “Chú B bị lũ cuốn trôi mất rồi!”.

Mọi người chạy thục mạng ra bờ sông, nhưng chỉ thấy dòng sông đỏ au cuồn cuộn. Những súc gỗ đen ngòm lao vùn vụt trong dòng nước xiết. Nhìn dòng nước ấy, người khóc lóc xót thương, người chỉ biết than trời!

Cô bé người Thái kể rằng, em nhìn thấy chú B cứ đi đi lại lại bên sông để tìm chiếc bè (anh em địa chất phải căng dây cáp qua sông Nậm Mu, rồi chân dẫm vào bè, tay lần dây cáp mới qua được con sông hung dữ này), nhưng chắc nước lớn cuốn bè trôi mất rồi. Không có bè, B liều mạng bám vào sợi dây cáp bơi qua sông.

Thế nhưng, khi ra đến giữa dòng thì lũ bất chợt đổ về. Lũ quật anh như cơn bão quật trái cây trên cành. Sức thanh niên trai tráng cũng đâu địch lại với lũ Nậm Mu. B mất hút trong dòng nước đỏ lòm quái quỷ.

Cả đêm hôm ấy, anh em địa chất chạy dọc hai bên bờ sông, đèn pin soi loang loáng mặt nước, chỉ mong tìm được xác B nguyên vẹn cho đỡ tủi thân, nhưng chạy cả chục cây số, ra đến tận sông Đà mà vẫn không tìm thấy B đâu.

Đồng bào Thái ở ven sông Nậm Mu có bao nhiêu lưới, móc câu đều giăng kín sông, nhưng chẳng câu được gì, xác B vẫn mất tăm, mất tích trong dòng nước.

Hơn nửa tháng sau, một người đánh cá ở sông Đà, đoạn dòng Nậm Mu đổ ra, khi quăng chài, đã kéo lên một thi thể đang phân hủy, không còn ra hình hài một con người nữa.

Người dân dọc sông Đà, phần chảy qua Lai Châu, Sơn La đã quen với việc gặp những xác chết bị cá xâu xé như thế. Loài cá lăng, chiên khổng lồ, lừ đừ như quả bom dưới nước nào có tha thứ gì. Những xác chết, động vật thối rữa là khoái khẩu của chúng.

Anh em địa chất đắng lòng nhận ra chàng kỹ sư B qua chiếc áo đã rách tơi tả, chiếc áo mà vợ mua cho B vẫn giữ gìn, vẫn gối đêm đêm trong giấc ngủ đơn côi giữa rừng già. Quá đau đớn, quá khủng khiếp! Người nhà nhìn thấy thảm cảnh này sao mà chịu được! Nghĩ vậy, anh em địa chất mang B lên bãi cỏ gần nơi làm việc chôn để tiện hương khói. Buổi làm tang ma chôn B cũng chỉ có mấy chén rượu tiễn biệt và chứa chan nước mắt.

Sau khi B chết, mấy lần anh em thay nhau về phép tìm gặp vợ B, nhưng không ai đủ can đảm để nói ra sự thật thảm khốc ấy. Cái chết của B quá bi thương, khủng khiếp. Anh Phong và các lãnh đạo Xí nghiệp đều là bậc cha chú, mấy lần định nói sự thật, song khi gặp vợ B ở công ty đều tránh vì không biết phải nói thế nào. Chuyện B chết, lại bị “quái vật” cá lăng, cá chiên sông Đà xâu xé cả cái cơ quan ấy đều sụt sùi kể cho nhau nghe, trong khi phải nửa năm sau vợ B mới biết.

Sau chuyến ngược sông Đà theo những kỹ sư địa chất, tôi tìm gặp vợ B, sống cô độc trong một căn phòng gác hai của một dãy nhà chung cư nằm ở ngoại vi thị xã Hà Đông. Vợ B là Phạm Hồng P, công tác cùng cơ quan với chồng.

Căn nhà trọ độ 25m2 mà có cảm giác rộng thênh thang. P ngồi bó gối ở góc phòng với đôi mắt buồn rười rượi. Tôi ngồi bên P mà không dám hỏi nhiều về B, bởi cứ nhắc đến là P không kìm lòng được.

B và P cùng làm ở phòng Kỹ thuật địa chất. Mặc dù làm cùng cơ quan, song cả năm gặp nhau được vài lần. Trước ngày cưới một tuần, B vẫn còn lặn lội ở sông Nậm Mu. Chưa trọn tuần trăng mật đã lại khăn gói lên đường, rồi sự việc không may ập đến.

P nói trong nước mắt: "Cưới xong một tuần thì anh ấy nằng nặc đòi đi. Anh bảo không có ai theo dõi mũi khoan thì không yên tâm. Anh ấy mất hồi tháng 5 mà đến tháng 11 em mới biết".

Suốt nửa năm không thấy tin tức chồng, trong lòng như có lửa đốt. Như có linh tính mách bảo, P bắt xe khách, xe ôm rồi đi bộ vào tận Huổi Quảng. Không giấu được nữa, nên anh em địa chất phải nói thẳng chuyện B chết với P. Lúc tìm thấy chồng thì mộ chồng đã xanh cỏ rồi. 24 tuổi, chưa có mụn con, P trở thành góa phụ.


Link: http://www.docbao.vn/News.aspx?catid=29&id=142928
 

duc5574

Xe tải
Biển số
OF-13051
Ngày cấp bằng
10/2/08
Số km
336
Động cơ
523,260 Mã lực
Đọc hết trang 1 mà em muốn đi câu cá quá đi mất nhưng bác cho em số điện thoại để em còn sắp xếp 2 em phục vụ nhé, hihi. Em ngâm cần dưới sông cả tháng cũng không bắt đựoc con cá nào nhưng cái vụ kia thì em thích lắm.
 

BigC

Xe tăng
Biển số
OF-38736
Ngày cấp bằng
20/6/09
Số km
1,535
Động cơ
495,072 Mã lực
hay là bỏ phiếu tín nhiệm xóa thớt này đi nhỉ? tại vì lâu quá không thấy bác chỉ thớt cập nhật gì cả. em đùa tí thôi :21: bác chủ thớt hâm nóng tinh thần anh em đi
 

huyndaigetz7120

Xe tăng
Biển số
OF-29251
Ngày cấp bằng
16/2/09
Số km
1,171
Động cơ
43,266 Mã lực
Nơi ở
Náng hòa nạc
ông pacificblue biết truyện ông đăng có mấy kỳ k? phọt thì phọt hết đi lại còn, chỉ giỏi copy & paste. Đang chờ mãi k đc đọc (y)!
 

huyndaigetz7120

Xe tăng
Biển số
OF-29251
Ngày cấp bằng
16/2/09
Số km
1,171
Động cơ
43,266 Mã lực
Nơi ở
Náng hòa nạc
e xin phép các cụ các mợ post lên đây mấy bài e đọc bên tin tức online trong lúc chờ "Cá Thần sông thiêng ạ".

Đi tìm "quái vật" sông Đà

Những con cá to như cây chuối, nặng vài chục kg, thậm chí có con nặng cả tạ, thường sống ở những thác nước lớn, hang đá dưới lòng những con sông chảy xiết, là loài ăn thịt, rất hung dữ và món khoái khẩu của chúng chính là xác động vật...
Mấy năm trước, ngồi trò chuyện với GS-TSKH Đặng Vũ Khúc, chuyên gia địa chất hàng đầu Việt Nam, tại Bảo tàng Địa chất, tôi nhớ mãi lời ông nói: “Sông Đà chảy qua vùng đá gốc cổ với nhiều cấu tạo địa chất, nhiều tầng đá có tuổi khác nhau. Ở những vùng này, nền đá cứng ép lòng sông nhỏ lại, hai bên sông vách đá cao vút, con sông trở nên hung dữ như quái vật, ầm ào lao đi như tên bắn”.

Tôi ấn tượng mãi về câu nhận xét con sông Đà như quái vật của TSKH Đặng Vũ Khúc, bởi không phải là người từng bỏ lại cả tuổi thanh xuân dưới những gềnh thác sông Đà, thì không thể có được lời nhận xét chí lý đến thế. Và, nếu ai không một lần ngược sông Đà bằng những con thuyền độc mộc nhỏ xíu vượt sóng dữ, thì cũng không thể thấm thía được câu so sánh đó.


Tác giả đi thuyền ngược sông Đà. (k phải e)

Tuy nhiên, người mô tả kỹ càng nhất con sông này và đưa nó vào những áng văn bất hủ phải kể đến cụ Nguyễn Tuân. Cụ Nguyễn Tuân gọi sông Đà là con ngựa bất kham. Đôi lúc, cụ gọi nó là con sông “Ma-cà-rồng”.

Với cụ Tuân, hình ảnh “con sông Ma-cà-rồng” đầy chất thi ca, hình ảnh, nhưng với đồng bào Thái, Mường, Khơ-mú… sống ven sông Đà, thì con sông Đà là một con Ma-cà-rồng thực sự, khi mỗi năm nó “ăn thịt” không biết bao nhiêu mạng người.

Trong nhiều chuyến lang thang ngược lên phía đầu nguồn sông Đà, sống với đồng bào ven sông, tôi được nghe rất nhiều câu chuyện rùng rợn về những con thác dữ được đồng bào gọi là “quái vật” giết người, còn những loài cá lăng, cá chiên khổng lồ dưới lòng sông là những “quái vật” chúng ăn xác động vật và cả xác những người xấu số bị chết đuối.

Tôi cứ ám ảnh mãi với câu chuyện về lão Pàng, sống ở Nậm Cà Nàng, ngay ven sông Đà, vùng đất sơn cùng thủy tận của Quỳnh Nhai, giáp với Sìn Hồ và Than Uyên (Lai Châu). Nơi đây, dòng sông ép lại như cái máng nước, tạo thành thác lớn, nước xối như tên bắn, tạo thành một vũng xoáy khổng lồ.


Lão Pàng chỉ Vũng Pót nuốt người.

Vũng xoáy khổng lồ này được người dân Quỳnh Nhai gọi là Văng Pót. Theo tiếng Thái cổ, văng là vũng, pót là phổi, do đó Văng Pót có nghĩa là “vũng phổi”. Người Thái nơi đây tin rằng, nó là lá phổi của người đẹp, khi nàng tự mổ bụng ném tim gan phèo phổi của mình ra tứ phía để phản đối chuyện cha mẹ, bản làng ép duyên...

Con đường duy nhất từ huyện lỵ Quỳnh Nhai lên xã là đường sông, dài chừng 20 km. Mùa lũ năm nào cũng vậy, thác nước này lại nuốt chửng những chiếc thuyền mỏng manh của những lái đò chưa có nhiều kinh nghiệm, cuốn những mạng người xấu số xuống vụng xoáy, rồi nhấn chìm trong những vách đá, hang ngầm dưới lòng sông.

Hễ có vụ Hà Bá nuốt người nào, người ta lại gọi lão Pàng. Lão Pàng sống một mình, không vợ con. Lão từng có một người vợ trẻ, là người đàn bà chìm sông lạc lối lão vớt được. Do cảm động ơn cứu mạng mà ở lại với lão, nhưng rồi chỉ ở được một năm chị ta đã bỏ lão đi mất.


Cá chiên - "quái vật" sông Đà. (Ảnh sưu tầm).

Lão Pàng có khuôn mặt rám nắng, làn da đỏ màu phù sa. Không cần ống thở, bình hơi, lão đâm đầu thẳng xuống vũng xoáy tìm xác người. Có xác mắc kẹt ở chỗ nông thì lão tìm được, còn mắc kẹt ở hang sâu cả chục mét nước thì lão chịu, phải chờ xác trương thối, nổi lên mới mong tìm thấy. Nhiều xác bị dòng nước xiết cuốn mạnh, cứ lăn dưới đáy sông, trôi xa vài chục km mới nổi lên, bị dòng chảy hất văng lên bãi cát, hoặc mắc vào cành cây, bụi cỏ.

Bao nhiêu năm lao xuống vụng xoáy tìm xác người, lão Pàng đã chôn kín một khoảnh đất ven sông những xác chết vô thừa nhận. Có những xác chết là người miền xuôi, không biết người thân là ai mà báo tin, có những xác chết là người bản địa, không còn nguyên vẹn, nên cũng chẳng thể nhận dạng. Lão cứ chôn đại xuống đất, không bia mộ, cũng chẳng hương khói.


Món ăn khoái khẩu của "quái vật" cá chiên là xác động vật.

Cái chết chìm sông nào ở vùng đầu nguồn sông Đà này cũng đau lòng ghê gớm. Nhưng, những cái chết không vớt được xác ngay thì đau đớn hơn nhiều. Nếu xác chết chìm dưới dòng sông vài ngày, sẽ không còn nguyên vẹn bởi loài cá lăng, cá chiên, loài cá mà đồng bào Thái ven sông Đà gọi là “quái vật”.

Loài cá này, to như cây chuối, nặng vài chục kg, thậm chí có con nặng cả tạ, chuyên sống ở những thác nước lớn, hang đá dưới lòng những con sông chảy xiết này là loài ăn thịt, rất hung dữ và món khoái khẩu của chúng chính là động vật và tất nhiên những xác chết đuối mà chúng tìm thấy cũng bị chúng xâu xé...


Một thanh niên ở Quỳnh Nhai săn được cá chiên sông Đà.

Vậy nên, mỗi khi có người chết đuối, đồng bào Thái dọc ven sông đều đổ ra ven bờ, dùng lưỡi câu giăng ngang sông tầng tầng lớp lớp, rồi lưới bủa vây chặn các luồng nước, để truy tìm xác chết, những mong tìm thấy xác trước khi bị “quái vật” đến xâu xé. Nhưng nhiều lúc lúc tìm được xác, thì người sống đều ngất lên ngất xuống khi chứng kiến cảnh người thân của mình mất tay, mất chân... hoặc rách te tua không còn nhận dạng được nữa.
Chuyện những người săn cá quăng lưới vớt được những bộ xương còn mới, song thịt thì đã bị rỉa mất sạch không còn là lạ ở nơi này. Loài “quái vật” lăng, chiên hung dữ kéo đàn rỉa sạch thịt của nạn nhân chỉ trong chốc lát đã là nỗi kinh hoàng của những người dân sống ven đầu nguồn sông Đà.

Theo Phạm Ngọc Dương

nguồn : http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/phongsukisu/403977/index.html
 

huyndaigetz7120

Xe tăng
Biển số
OF-29251
Ngày cấp bằng
16/2/09
Số km
1,171
Động cơ
43,266 Mã lực
Nơi ở
Náng hòa nạc
Phần 2: cụ pha si phíc bờ lu đã phọt roài

Phần 3: Vương quốc” của “quái vật” sông Đà
30/08/2009 09:33 (GMT +7)
Có một đoạn sông Đà chảy qua địa phận xã Liệp Tè nhiều cá lăng, cá chiên đến nỗi người dân nơi đây ăn không xuể. Một thời, vùng đất này được dân đánh cá gọi là “vương quốc” của cá lăng, cá chiên.
Trong những chuyến lang thang dọc sông Đà, tôi được nghe giới đánh cá kể những câu chuyện nửa thực nửa hư về một vựa cá chiên, lăng khổng lồ ở sông Đà đoạn chảy qua xã Liệp Tè thuộc huyện Thuận Châu (Sơn La).

Để vào được xã Liệp Tè, phải lên huyện Quỳnh Nhai, rồi từ xã Chiềng Khoang của Quỳnh Nhai đi xe máy vào xã Liệp Muội. Tôi đã từng rong ruổi khắp Tây Bắc, song hiếm thấy con đường nào kỳ lạ như con đường này. Nó dài mấy chục cây số, song chỉ rộng chưa đầy một mét, lúc chênh vênh bên vực thẳm, lúc hun hút trong rừng nguyên sinh. Để xe máy lại trung tâm xã Liệp Muội, cuốc bộ chừng 4 tiếng đồng hồ mới ra đến bến đò Nậm Ét.


Đoạn sông Đà chảy qua huyện Quỳnh Nhai.

Từ đây, phải thuê thuyền xuôi sông Đà gần 2 tiếng đồng hồ nữa mới đến trung tâm xã Liệp Tè. Xã Liệp Tè nằm giữa hai ngọn núi khổng lồ, nên để ra vào Liệp Tè, chỉ có cách duy nhất là đi đường sông.

Trung tâm xã Liệp Tè nằm ngay trên ngọn một quả đồi bên sông Đà, gồm 3 ngôi nhà gỗ, mái gianh. Lúc tôi đến, đã là 4 giờ chiều, mà các cán bộ xã vẫn ngồi bên hiên trụ sở uống rượu suông. Chủ tịch xã Tòng Xuân Sáng bảo: “Hầy dà! Cả ngày trực trụ sở mà chả có việc gì làm nên đành lấy chén rượu làm bạn thôi à! Mười mấy năm nay sống trong cảnh phấp phỏng chờ nước ngập sao mà dài thế, giờ sắp phải đi lại thấy nhớ nhớ cái mảnh đất buồn tẻ này lắm à!”.

Tôi hỏi chuyện về cá lăng, cá chiên, ai cũng hào hứng kể. Ông Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Lò Văn Sáy ép tôi uống cạn mấy chén rượu ngô, rồi đưa dẫn tôi ra mép sông Đà.

Ông Sáy xắn quần lội bì bõm ra giữa dòng nước đỏ ngầu. Ông nhảy loi choi trên đầu những hòn đá đen bóng lấp ló lúc ẩn, lúc hiện giữa những luồng nước. Chúng tôi cũng lội ra theo. Thềm sông thoai thoải, nước lũ còn chưa lên cao nên không nguy hiểm lắm.


Đoạn sông Đà chảy qua xã Liệp Tè, đặc biệt là đoạn ở bản Pá Màng này có rất nhiều cá chiên lớn.

Ông Sáy chỉ tay lên mặt những hòn đá, quan sát kỹ tôi mới thấy đó là những hình vẽ cổ rất lạ. Mùa nước cạn, những hòn đá này nằm phơi mình trên thềm sông. Từ ngày sinh ra, ông Sáy đã thấy những hòn đá này, ông cha, tổ tiên ông cũng bảo rằng, từ khi sinh ra đã thấy nó rồi. Sau này tôi mới biết đó là bãi đá cổ Pá Màng với những hình khắc kỳ lạ có tuổi từ vài trăm đến vài ngàn năm, đã được các nhà khảo cổ học nghiên cứu và sẽ khai quật để bảo tồn. Thầy mo trong các bản đều bảo nó là “vật thiêng” từ trên trời rơi xuống!

Trong các huyền thoại của người Thái nơi đây thì rất nhiều chuyện đề cập đến một vị thần đã xuống bãi Pá Màng tắm rồi để lại những hình vẽ và những hình vẽ sẽ mang lại tốt lành cho người dân quanh vùng nếu biết bảo vệ nó. Đặc biệt, đồng bào ở thung lũng Pá Màng sẽ mãi no ấm vì có nguồn cá lớn dồi dào, không bao giờ cạn kiệt.


Ông Lò Văn Sáy đứng trên hòn đá cổ có hình vẽ gắn với những truyền thuyết liên quan đến sự dồi dào của cá lớn ở sông Đà.

Đồng bào Thái nơi đây rất tin vào huyền thoại này, bởi vì ở đoạn sông chảy qua Liệp Tè, đặc biệt, đoạn thuộc bản Pá Màng, xưa nay người Thái săn được rất nhiều cá. Những loài cá quý ở khúc sông này như nhồng, quất, dầm xanh, lăng, chiên nhiều vô kể. Đặc biệt nhiều và lớn là cá chiên, loài “quái vật” mà con nào con nấy cứ to như thân cây, da mốc thếch như đá cổ, nặng vài chục kg, thậm chí cả tạ.

Đứng trên sườn núi phóng tầm mắt, thấy núi hai bên sông dựng đứng, lòng sông bị bóp lại, khiến nước chảy như tên bắn, tạo nên hàng trăm vũng xoáy khủng khiếp.

Theo lời ông Sáy, lòng sông đoạn này hẹp, nước chảy mạnh, xoáy nhiều nên rất sâu, tạo ra nhiều hang động ngầm dưới lòng sông, hốc đá, là nơi rất hợp với loài cá chiên. Mùa cạn, nước sông trong vắt, chảy êm đềm, song có những hang hốc sâu 20-30 mét, không thể lặn xuống được nếu không có thiết bị hiện đại vì áp lực nước rất lớn.


Người dân ở Liệp Tè đan lưới săn cá lớn.

Vào mùa lũ lớn, nước sông Đà đặc quánh bùn đất, lại chảy như thác, khiến các loài cá yếu cứ trương bụng nổi lều phều vì sặc, thế là người dân Liệp Tè chỉ việc mang vợt ra đón lõng ở bờ sông để xúc. Có ngày đồng bào xúc được cả tấn cá, đổ trắng bãi cát. Tuy nhiên, đồng bào không đem bán, mà chia đều cho các hộ dân để cùng hưởng. Trong tư tưởng của họ, “mó cá” này là của thần thánh ban tặng, nên mọi người cùng được hưởng.

Ngoài ra, dọc ven bờ đoạn Liệp Tè còn có một số mó cá. Mó cá là những khe nứt của núi, có suối nước ngầm trong vắt chảy ra sông Đà. Vào mùa lũ, nước đục, chảy mạnh, các loài cá yếu trốn vào mó nước để chờ hết lũ mới ra. Mùa lũ, đồng bào ở Liệp Tè cũng tổ chức những buổi vớt cá ở mó. Chỉ cần bịt lưới cửa hang, rồi khua khoắng một lúc, đã kéo lên được vài tạ cá. Những mó cá là của chung, nên bắt được bao nhiêu cá cũng chia đều cho cả bản.


Một con cá chiên nặng 9kg do một người ở Mường Chiên (Quỳnh Nhai) săn được.

Tuy nhiên, những con lũ dữ, nước đục như nồi cháo đất chỉ giết được những loài cá bình thường khác, còn với lăng, chiên thì chẳng hề hấn gì. Thậm chí, những ngày lũ lớn còn là bữa tiệc của chúng, vì chúng là những “quái vật” săn mồi dữ tợn. Khi các loài cá khác quay cuồng trong làn nước đục, thì bọn lăng, chiên lại rời hang lao ra đớp mồi ủng oảng cả đêm.


Cuộc sống bên sông Đà.

Nhắc đến chuyện “quái vật” ăn thịt người, ông Sáy kể rằng, từ xưa đến nay, đã có cả trăm xác chết từ Quỳnh Nhai, Lai Châu trôi xuống, thậm chí từ Trung Quốc trôi về, khi qua địa phận Liệp Tè, thì khó có thể còn nguyên vẹn với bọn “quái vật” lăng, chiên. Mùi của xác động vật, đặc biệt là mùi xác người phân hủy rất dễ bị bọn “quái vật” đánh hơi thấy. Những lúc như thế cả đàn cá chiên lao lên mặt nước xâu xé...

Còn tiếp…

Theo Phạm Ngọc Dương

nguồn nè các cụ: http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/phongsukisu/404543/index.html
(b)(b) e đi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top