- Biển số
- OF-12940
- Ngày cấp bằng
- 31/1/08
- Số km
- 0
- Động cơ
- 521,040 Mã lực
Bác Lục mát tay lancer thật í, em nể.(l)
Trong lúc các bác chờ Cá thần mí lị con gái thủy thần thì Chờ tuyết rơiii luôn đi, đọc xong cái ni có khi lại muốn lên Sapa câu cá, chậc.
--
Chờ tuyết rơi (trích)
by Đặng Thiều Quang
Khi Don – Juan và Sở Khanh gặp nhau dưới địa ngục, Don – Juan có ý coi thường Sở Khanh vì anh này chỉ là một tay chơi hạng bét để lại tiếng xấu cho đời.
Sở Khanh đáp: “Ta chỉ có một điều ân hận là đã không dám từ bỏ tất cả phù hoa để cùng giai nhân đó chốn đi thật xa. Ngoài ra chẳng còn gì đáng nói.”
Nói xong, Sở Khanh rũ tay áo bỏ đi.
Vài hôm sau, Don – Juan nhận được một món quà của Sở Khanh, trông rất đẹp, mở ra xem thấy một cuốn sách nhan đề “Những mối quan hệ nguy hiểm” – Viết về một kẻ quyến rũ phụ nữ.
Không biết Don – Juan có đọc hết cuốn sách hay không, nhưng từ đó trở đi anh ta trở nên thận trọng với các ma nữ.
Lại nói về Sở Khanh, chàng đi tìm Thúy Kiều khắp mọi nơi. Về sau có người bảo rằng nàng Kiều đang ở trên Thiên đàng, nghe vậy Sở Khanh thôi không đi tìm nữa, vui lòng với cuộc sống ẩn dật. Một hôm có người khách lạ xưng là Từ Thức đến gõ cửa xin trọ qua đêm. Sở Khanh thấy khách phong thái nho nhã liền tiếp đãi ân cần, vừa khi men rượu nồng, hai người nhận làm tri kỷ và trút hết bầu tâm sự.
Sở Khanh hỏi: “Chẳng hay tiên sinh đã từng ở trên Thiên giới, vậy trên ấy ra sao?”
Từ Thức đáp: “Phàm mọi thứ đều do mình cả. Theo thuyết tương đối, một năm trên đó bằng một trăm năm trần thế, bằng một ngàn năm âm phủ. Còn về phụ nữ, đâu cũng vậy, các tiên nữ cũng mặn nồng đam mê, nhưng lâu rồi cũng chán. Kẻ tiện dân này nhớ quê quán mà bỏ về. Vả lại các tiên nữ quá trong sạch. Kẻ tiện dân này đôi khi thèm ngân nga vài câu thơ dân dã của Hồ Xuân Hương mà chẳng ai nghe.”
Sở Khanh cho là đúng, nhưng từ lúc ấy kém vui, chỉ uống rượu và nhìn trời mưa thở dài. Từ Thức vô ý, rượu vào lời ra, anh ta mãi than phiền về sự quan liêu của uỷ ban xã, về việc xác minh lý lịch, về việc đến bây giờ anh ta vẫn chưa được nhập hộ tịch, không hộ tịch thì không được mua đất mua nhà, không có đất có nhà thì không được nhập hộ tịch. Người ta yêu cầu anh cắt hộ khẩu trên Thiên giới chuyển về, rồi đóng dấu, rồi Ngọc Hoàng ký... Cái vòng luẩn quẩn ấy khiến Từ Thức phát hoảng, anh ta bỏ đi, và đó là lý do anh ta có mặt ở dưới này.
Tàn cuộc rượu, Sở Khanh đưa chân tiễn Từ Thức, hai người chắp tay từ biệt. Họ chẳng còn gì để nói với nhau. Vì sao thì tôi không rõ.
Nhưng tôi đoán là tất cả bọn họ đều rất buồn.
*
Tôi nghĩ đến cảm giác của mọi người khi đứng trước một cô gái đẹp, như tiên nữ, như Thúy Kiều, như Tây Thi... Có cái gì khác ngoài ham muốn chiếm đoạt, sở hữu và khống chế? Dường như cuộc sống văn minh đã tước bỏ hoàn toàn bản năng đó khỏi tôi.
Tôi nghĩ đến một việc nhỏ nhặt xảy ra rất lâu rồi, khi đó tôi còn là sinh viên năm thứ hai. Năm đó chúng tôi đi pic-nic, trong đám con gái có một cô gái rất xinh. Bọn con trai luôn ưỡn ẹo quanh cô ta và hót đủ giọng, vừa hót vừa giương vây giương cánh. Thế rồi có một trai làng hảo hán làm nghề dẫn đường xuất hiện, hắn cao lớn, không biết hót, chỉ biết sủa.
Hắn sủa: “Em xinh quá! Anh chưa gặp ai xinh hơn.”
Thế là hai năm sau, cô bé xinh đẹp trở thành vợ của con chó ngoao gớm ghiếc oai hùng ấy. Họ có cả tá con trai con gái.
*
Nhưng tất cả những chuyện đó xảy ra rất lâu rồi, cũ kỹ như câu chuyện Từ Thức gặp tiên. Bây giờ tôi không còn ảo tưởng về chuyện một cô gái đẹp có thể là mẹ của những đứa con tôi. Tôi không còn tự hỏi “ta phải làm gì?” trước một cô gái đẹp. Tôi không làm gì cả. Không mưu toan, không kích thích trí tưởng tượng và hành hạ nó bằng những viễn cảnh hoan lạc nào đó.
Tôi nhìn cô gái áo len vàng cỏ úa và tự nhủ là tôi đã héo úa rồi cô gái ơi, đố cô khiến tôi sôi nổi hoạt bát như một chàng tán gái điển hình.
Cô ta cũng không hề có ý định đó.
Trong trò chơi tình ái, bao giờ cũng phải có kẻ khởi xướng, phải có một kẻ đi săn và một con mồi. Nhưng mà thợ săn thì hết đạn còn con mồi thì đang cuộn tròn ngủ và lắc lư theo nhịp tàu.
Tôi mở quyển sổ ra và ghi vào: “Tàu chạy như bị rồ, trong khi đó mọi người ngủ.”
*
Khi tôi mở mắt ra, ngoài trời vẫn mưa lất phất.
Nhưng trời đã lờ mờ thứ ánh sáng màu lam đục, thứ ánh sáng mà tôi hằng mong đợi. Ruộng đồng và đồi núi mờ mờ hiện qua tấn kính chắn cửa sổ.
Tôi khép chặt áo khoác rồi đứng lên đi ra đầu toa xe. Tôi thò hẳn đầu và nửa người ra khỏi toa tàu. Làn không khí đẫm sương quất vào mặt khiến tôi tỉnh táo và phấn khích.
Con sông mờ mờ hiện ra, những khúc quanh của nó dường như ánh lên một màu tươi tắn. Mưa hầu như tạnh hẳn, tất cả loài cây đẫm nước, muôn vàn chiếc lá rung rinh trong không gian lấp lánh. Một vẻ tinh khiết tràn ngập không gian. Dường như chưa bao giờ tôi nhận ra vẻ đẹp quanh co của thung lũng sông Hồng như lúc này. Con sông chảy giữa vô số quả đồi, lấp lánh, tỏa lên một màn hơi nước mỏng, trong ánh sáng nhập nhoạng. Con tàu chạy dường như nhanh hơn, vẻ hứng khởi, với nhịp điệu vui vẻ.
Những con ngòi nhỏ chạy lắt léo ra sông được bắc ngang cây cầu sắt với những nhịp dầm hình chữ V, được kè đá, và ở dưới đó, những khe nước trong veo nhí nhách chảy đêm ngày.
Tôi mơ tưởng tới những ngày đẹp đẽ. Có điều gì đó hứa hẹn từ bầu không khí này. Tôi sẽ thoát xác khỏi cảm giác trì đọng bao lâu nay. Điều đó như thế nào, tôi cũng chưa biết, tôi đang tìm kiếm một cách máy móc, theo cái ý muốn mơ hồ của tôi, sự lười biếng và chán chường của tôi, về phía niềm vui mơ hồ.
Nó ở đâu đó phía trước kia, trong những ngọn gió, những con đường xa xôi, dưới những đám mây treo lốm đốm trên bầu trời, nó ở phía trước kia và tôi chỉ có thể đưa chân về phía đó. Hãy lên đường, hãy quên đi những bất hạnh nhỏ nhoi về công việc, về tình yêu, quên đi những lo âu khốn khó, hãy nhìn xứ sở này, hãy hít vào phổi làn không khí nhuốn hơi sương và hơi đất, trong đó có sự sống nguyên chất, có những cảm xúc sơ khai mà tôi đã chôn vùi bấy lâu. Tôi sẽ học lại từ đầu bài học về cuộc sống. Như con sông kia, tôi hỏi, tại sao mi chảy? Có phải vì nước luôn chảy xuống nơi thấp, hay vì biển, vì sự sống của tôm cá mà mi chảy, hay vì con người mà mi chảy về đồng bằng để bồi đắp vùng châu thổ rộng lớn ấy, vì những bãi bồi màu mỡ phù sa chăng, hay mi chảy chỉ là vì nước trong nguồn đã chảy ra. Thế gian này có biết bao con sông, tất cả chúng đều chảy, tất cả các dòng sông đều chảy, chẳng phải đó là một điều kỳ diệu đó sao.
ở Lao Cai, độ cao so với mặt nước biển chỉ là 80m, lẽ nào chỉ vì 80m ấy mà sông Hồng chảy miệt mài mạnh mẽ đến vậy. Đó là ở Lao Cai, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Còn ở Vân Nam, nơi đầu nguồn, nó bắt đầu ở độ cao như thế nào? Nó rộng lớn hay chỉ là một khe nước tí xiu. Có lẽ nó chỉ là một cái rãnh nhỏ vô danh trong núi đá, nó do vô vàn cái rãnh nhỏ xíu hợp thành. Những hợp lưu từ vùng Tây Tạng xa xôi…
Nếu là chim, tôi sẽ bay tới nơi đó, dẫu kiệt sức và gục ngã nơi đó cũng cam lòng. Có xá gì một cánh chim cô độc mất hút nơi chân trời.
Tôi sẽ đi qua những làng mạc sông suối ao hồ núi rừng, sẽ đi qua những thành phố, thị xã, thị trấn, sẽ thấy những người nông dân cần mẫn trên cánh đồng, những người thợ trong nhà máy, những viên chức trong công sở, những người buôn bán... Sẽ thấy sự hỗn độn kiên trì và dai dẳng của cuộc đấu tranh sinh tồn trong đó.
Sẽ đến một khi nào đó, tôi thấu hiểu được lý do mà tôi ở đây, vào lúc này, sống cuộc sống mà tôi đã và sẽ sống. Ai có thể nói cho tôi biết vì những lý do gì mà chúng ta gặp gỡ nhau trong cuộc đời này, tôi gặp anh chứ không phải ai khác, chúng ta thản nhiên nói về thời tiết, tại sao lại thản nhiên, thời tiết đâu có phải là thứ thuộc về chúng ta, đâu có theo ý muốn và lời nói thản nhiên của chúng ta. Anh nói ngày mai trời sẽ mưa ư? Tại sao lại mưa? Tại sao lại là mai chứ không phải hôm nay? Vì có mây đen ư? Thế thì sao mây trắng lại không mưa? Vì sao mây trắng lại biến thành mây đen. Và vì sao mây trắng còn bầu trời thì xanh? Tại sao trời xanh?
“Vậy làm sao có thể thản nhiên cho được!”
Tôi thốt ra. Nó như bật từ cổ họng. Khàn khàn. Nó là dành cho tôi, như nhắn nhủ tôi: “Anh bạn trẻ, mái đầu còn xanh, anh hãy đi đi và đừng thôi ngạc nhiên về những điều bí ẩn, những điều đơn giản nhất, sơ khai nhất. Đúng, anh đã đúng, không thể thản nhiên đi qua cuộc đời này như đám mây bay ngang qua bầu trời, như loài phù du lao vào ánh sáng, nhất là đừng có như môt người thản nhiên, đó không phải là đức tính bẩm sinh của anh.”
Chúng ta thản nhiên nói về thời tiết, về sức khỏe, về công việc, về tiền, về hạn hữu, sự nực cười, đôi khi về những vấn đề thận trọng như chính trị, về ô nhiễm môi trường, về chuyện một cái cây cảnh mới mua có thể cứu vãn được sự ô nhiễm, chuyện một con vẹt nuôi có thể thay thế được nỗi phiền muộn. Chúng ta có những hội hưu trí tuyệt vời. Có những cách lãng quên. Có những cách ru ngủ. Có sự bằng an cho mọi số phận. Có sự giống nhau cho mọi người.
Nhưng với tôi thì không. Tôi không có được sự ưu ái đó. Tôi đánh mất sự yên tĩnh trong tâm hồn từ khi nào chẳng rõ. Những đêm mất ngủ và chìm đắm trong cơn hoang tưởng, như triệu chứng rõ ràng của bệnh tâm thần.
Dẫu sao, tôi vẫn muốn giữ nguyên trạng thái tinh thần nóng nảy và bồn chồn như hiện tại. Nó hứa hẹn một kết cục huỷ diệt nào đó. Chỉ có việc chờ đợi nó đến vào một khi mà nó phải đến.
*
Tàu đang chạy vào ga Làng Giàng, một ga nhỏ mà ngày trước thi thoảng tôi đến đó để đến thị xã Cam Đường – một cái tên ngọt lịm. ở đó cũng có dãy đầu máy gỉ nát nằm bên vệ đường, có những chuyến xe ngựa gõ lóc cóc trên con đường đá. Tôi còn nhớ, đôi khi có những đoạn đường sắt bỏ hoang um tùm cỏ dại, ẩn hiện và đứt quãng. Những cột mốc bê tông đen đúa không biết có tự bao giờ. Ngày trước, bên cạnh ga Làng Giàng có một chiếc cầu phao, một bến đỗ ca-nô, vài chiếc phà, vài chiếc xuồng máy, vài con người.
Những người Mán sống rải rác, tôi có ấn tượng họ màu đen, cưỡi những con ngựa đen còi cọc, như những cây ngô của họ.
Từ khi chính phủ mở con đường mới nối liền Lao Cai – Cam Đường trở lại thì ga Làng Giàng hầu như trở nên vô nghĩa. Nó là một cái ga chết. Đã có một tuyến đường sắt khác đến thẳng thị xã Cam Đường. Đó là tuyến Phố Lu – Tà Lỏng – Pom Hán. Bây giờ nếu đến Cam Đường, người ta đi tàu đến Lao Cai rồi ngược lại vài km đường bộ. Hoặc người ta đi theo quốc lộ, có một con đường chiến lược chạy nối liền Phố Lu – Cam Đường – Lao Cai.
Chính những tộc người Nhắng đã phát hiện ra quặng apatit một cách tình cờ. Khi đốt cháy, đá quặng ấy phát ra thứ ánh sáng xanh lè, và họ tưởng là ma. Họ đã bỏ chạy tán loạn. Mỏ apatit kéo dài hơn 100km từ Bảo Hà lên quá Lao Cai, tới tận Bát Xát.
ở vùng đất này, mọi chuyện đều liên quan tới ma trong con mắt của những người dân tộc thiểu số. Con ma sống cũng họ, cuộc sống của họ phụ thuộc vào việc những con ma quanh họ vui hay buồn và có hài lòng về họ hay không.
Thời trước, nơi biên khu này hoang vắng. Người dân tộc Miêu bên Trung Quốc thường di cư sang đây, họ lên những vùng núi cao, theo mạch núi Hoàng Liên mà vào sâu nội địa, đi xa hơn nữa, xuyên qua các biên giới, qua núi rừng. Họ chính là người H’ Mông ngày nay. Thi thoảng lại có một nhóm người di cư được chính phủ nước khác trao trả lại, họ vốn xuất phát từ đây, lang thang mấy đời, sang tận Thái Lan, Lào và xa hơn nữa. Vừa đi vừa tàn phá núi rừng.
Đi tới đâu, họ đốt rừng làm nương, canh tác theo lối sơ lậu là chọc gậy tra hạt giống, như tổ tiên chúng ta vẫn làm thời xa xưa. Khi đất bạc màu, họ lại tiếp tục ra đi tới vùng đồi núi chưa bị tàn phá, tiếp tục cuộc đời du canh du cư, đời này qua đời khác, một cách vô tội. Uỷ ban định canh định cư ở một nơi nào đó quá xa xôi, họ có thể làm được những gì?
Nếu họ có dừng lại định cư, cuộc sống của họ cũng tăm tối đến kinh hoàng. Họ nuôi những con lợn bé tí suốt nhiều năm trời bằng cách thả rông, gà cũng vậy, tất cả bọn chúng bé tí, như gà rừng, không bao giờ biết tăng trưởng là gì. Nhưng thịt chúng thơm ngon tuyệt vời. Tôi đã từng được một ông trưởng thôn khoản đãi con lợn hơn chục cân mà ông ta vỗ béo mấy năm nay bằng vài hạt ngô vàng óng rắn như đá cứ sáng sáng ông vãi ra sân, và mấy con lợn nhai đôm đốp nghe phát khiếp. Còn về gà, chúng biết bay lượn như chim, gầy đen như con cuốc vậy. Nhưng thực ra, đó là hình dáng của chúng, còn khi mổ thịt tôi mới biết nó béo và thơm ngon chừng nào.
Họ sống trong những vách núi, những khe suối, muôn đời chìm trong bóng tối âm u núi rừng. Khi màn đêm buông xuống, tôi có cảm giác cuộc sống trên thế gian này dừng lại, thời gian ngừng trôi, hoặc như là chính đời tôi sẽ khép lại vĩnh viễn. Không đèn đóm, không radio. Chỉ có ánh bếp lửa bập bùng.
Cách đây vài năm, trước khi vào đại học, tôi cùng một người bạn tính làm giàu bằng sản xuất nước giải khát lậu. Tôi có công thức và đồ nghề, anh ta có sức vóc. Chúng tôi đến Bảo Hà, trọ nhà ông phụ trách bốc vác ở đầu ga. Chính ở đấy tôi được ăn món măng ngâm ớt ngon đến suốt đời không thể quên. Cứ một nửa măng củ tươi, một nửa là ớt tươi, họ cho vào vại ngâm nước muối như muối dưa. Một hai tuần vớt ra ăn, khi đó măng và ớt chua cay như nhau, chúng tôi có thể ăn tới 5,6 bát cơm chỉ với món đó. Nếu như tươm tất thì có thêm đĩa chân giò luộc hoặc thịt ba chỉ ăn cùng. Ngon nhớ đời.
Cũng có thể do khi đó chúng tôi phải làm việc nặng nhọc. Sớm tinh mơ, chúng tôi dậy gánh nước giếng, nổi lửa đun đường, pha chế và đóng chai, dán nhãn, xếp vào sọt, rồi gánh ra chợ chất lên xe tải, xe khách. Những chiếc xe này sẽ chạy vào Văn Bàn hoặc ngược xuống Trái Hút, rồi sẽ chạy vào những cái họng khô rát của “những vĩ nhân tỉnh lẻ” nào đó.
Công thức sản xuất là: “Nước đường + nước lã + phẩm màu + axit chanh + thuốc đau dạ dày dạng bột + hương liệu + thuốc sát trùng”.
Nếu là nước chanh thì phẩm vàng chanh và hương liệu mùi chanh. Nếu là nước cam thì màu cam và mùi cam. Nếu là nước khoáng thì không màu và mùi xả, và thêm chút bột khoáng hòa tan là biến thành nước khoáng Kim Bôi tắp lự.
Tôi lấy làm lạ về sự vững dạ của các vĩ nhân tỉnh lẻ ấy, chẳng thấy họ đau bụng bao giờ, họ cứ trang trọng khoản đãi nhau thứ nước ấy hoài hoài.
Chúng tôi cũng có những cái nhãn mác “Nước khoáng Kim Bôi” hoặc “Coca Cola”, hoặc ít ra cũng Made in Hanoi. Chai lọ thì thu mua từng chiếc quanh thị trấn, những chiếc vỏ chai bia Trung Quốc hiệu Quang Minh thời đó tràn ngập. Những cái chai màu xanh to tổ bố, chúng tôi gánh gồng trẹo cả vai trên những con đường mòn, dọc đường ray lổn nhổn đá, trên những thanh tà vẹt, bê tông sắc cạnh.
Khi bán hết nước ngọt, những chiếc xe chở đống vỏ chai quay lại, ngày qua ngày, tái sản xuất. Tôi còn nhớ những chiếc xe chở đầy dầu hỏa, kim chỉ, nồi niêu, vải vóc… đủ thứ tạp hóa, trong đó có thứ nước giải khát thần diệu của chúng tôi để chống lại cái nóng kinh khủng của gió Lào ở Văn Bàn. Đất Văn Bàn được gọi là Văn Buồn. Bảo Hà thì biến thành Bỏ Bà. Còn Trái Hút thì thành Mất Hút.
Những địa danh này đều heo hút và buồn vô vọng. Người ta có câu “Cọp Bảo Hà ma Trái Hút” vì ngày trước ở Bảo Hà có những con cọp đi lang thang đôi khi ra tận đường sắt.
Sau một ngày làm việc quần quật, đến tối chúng tôi chẳng biết làm gì trong cái thị trấn nhỏ bé có bán kính vài chục mét quanh ga ấy. Có duy nhất một chiếc đầu máy video chiếu một cuốn phim duy nhất “Tương kế tựu kế” suốt cả tháng trời, 500đ một vé vào lán xem. Đó là hoạt động văn hóa duy nhất ở cái ga xép này.
Chúng tôi thường ra ngồi dưới cột ghi đầu ga hút thuốc và chờ tàu đến vào lúc 10h đêm, sau đó mới lững thững đi dọc về đường ray. Chúng tôi xuống suối tắm, trong bóng tối, trong mồ hôi, trong ngột ngạt, và vô nghĩa.
Những lúc đó, chúng tôi thấm thía câu chuyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Đôi khi, giữa đêm khuya vắng vẻ của núi rừng, một chuyến tàu tốc hành chạy qua, tôi thức giấc. Tôi nằm lắng nghe tiếng còi tàu xa xăm vang vọng, nó nhỏ dần ở đâu đó, rồi nó không còn nữa mặc tôi chờ đợi. Tiếng chó cắn bậy oăng oẳng đâu đó nghe yếu ớt, mất hút trong màn đêm.
Tôi trở dậy đi ra sân. Bầu trời mùa hạ chi chít sao, những vì sao xa xôi nhấp nháy lân tinh. Những dáng hình hoang dại của núi đồi đứng lô nhô đen thẫm vây quanh. Chính lúc đó tôi cảm nhận được một nỗi sợ hãi bí ẩn, cảm nhận được sự cô đơn quạnh vắng, sự nhỏ bé vô nghĩa của tôi. Chính lúc đó tôi tin rằng có những con ma đang vây quanh, đang lang thang trong đêm tối, dưới suối, trên những ngọn lau lách, bụi rậm, hang hốc. Trên những ngọn cây cao rung rinh kia, ẩn náu những con mắt đang nhòm xuống tôi một cách lặng lẽ, chúng có thể bay lượn trong đêm tối mà không ai nhìn thấy, trong hang sâu, trong giếng nước sâu hút, trong xó bếp, trên mái nhà, trên vách núi đá phía xa, trên bầu trời đầy sao kia, trong những ngọn gió.
ở Bảo Hà có một ngôi đền rất thiêng, luôn lúc nhúc bọn đồng cô bóng cậu nhảy múa lên đồng trong đó. Những gã Pê-đê ăn mặc lòe loẹt, đeo hoa tai và kẻ mắt xanh lơ, đi đứng õng ẹo, đa phần đến từ Hải Phòng, vào dịp lễ, ngày rằm, mồng một. Ngôi đền nằm cạnh bến phà Tân An, trên đường sang huyện Văn Bàn.
Tôi có người cô ruột đã chôn vùi tuổi trẻ ở đất Văn Bàn suốt bao nhiêu năm, làm cô gái cấp hai trường huyện.
Cái xứ đó khắc nghiệt và buồn não nề, nó khiến cô tôi trở nên u uẩn và trái tính trái nết. Cô tôi là một người đặc biệt, có thiên hướng về triết học và nghệ thuật, một người duy mỹ khó tính, luôn nhìn cuộc sống qua một lăng kính màu mè nghệ thuật. Tôi không thể hình dung cô có thể ở cái nơi đó từng ấy năm trời, dạy dỗ những em bé chân đất, thò lò mũi xanh, bẩn thỉu và đần độn tuyệt trần. Trong gió Lào thiêu đốt. Trong giá lạnh khi Đông tới.
Cô tôi có kể lại về những con suối sâu trong vắt mà nếu rơi cái kim xuống vẫn nhìn thấy. Khi mùa Đông, nó lạnh giá khủng khiếp. Nhưng đi học qua đó, học sinh chỉ có thể lội. Vào mùa lũ, dòng nước đục ngàu hung dữ cuốn trôi tất cả. Và tất nhiên là nghỉ học. Cô tôi đặc biệt hay tìm ra lý do cho mọi thứ, theo sách vở. Như lần đi bộ hàng chục cây số từ Bảo Hà vào Văn Bàn, dù mệt đứt hơi nhưng khi nhìn thấy bông hoa chuối trên vách núi bên đường, cô tôi vẫn thốt lên: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” kia kìa. Nhìn xem! Tuyệt vời! Chính xác như câu thơ nhé! Dần nhìn xem! Bây giờ thì biết thế nào là rừng xanh hoa chuối đỏ tươi rồi nhé.
Lúc đó tôi mệt đứt hơi. Chỉ có thể phều phào thở ra, không đủ sức hít vào. Tôi chỉ có thể hộc ra một búng máu đỏ tươi. Vâng! Rừng xanh búng máu đỏ tươi!
Văn Bàn có nhiều măng, nhiều gỗ quý, đặc biệt là gỗ lát lâu năm óng ánh vân. Nhiều ruồi vàng, bọ chó, gió Lào. Và buồn thê thảm.
Có chiếc loa nén treo trên cây xoan ở sân trường hay hát bài hát tủ của ca sĩ Thanh Hoa:
“Chân em đi, rừng nhiều đường lắm lối.
Này người ơi! Chân em chọn lối này.
Chân em chọn lối này… thôi,”
Và điệp khúc:
“Nơi ấy có ánh trăng sáng ngời
Có tiếng suối trong ban mai
Con nai rừng lắng nghe…”
Nơi ấy buồn thê thảm.
Với một nỗi buồn đặc quánh, nó đem lại cho người ta cảm giác rằng cuộc sống ở mãi nơi đâu, người ta quên đi hết mọi thứ, rằng cần phải thế này hay thế khác. Tôi có thể ngồi ở đường ray, đờ đẫn nhìn vào một sọt măng tươi suốt cả tiếng đồng hồ, những sọt măng đó lại đang đợi chuyến tàu xuôi.
Tôi ngồi trên thanh ray đó, cái nắng tháng bảy như dội từng gáo lửa xuống mọi vật. Trên tay tôi là chai Coca – Cola do tôi làm ra, ướp đá lạnh. Tôi tu từng hơi, nghe cơn gió buốt lạnh đó thổi qua cuống họng. Tôi đổ nước ra thanh ray, nó sôi xèo xèo. Tôi tự đày đọa cái mông của tôi, nó đỏ lửng, rát bỏng. Tôi còn việc gì để làm cơ chứ, ngoài việc hành xác, để thấy rằng chí ít thì cơ thể vẫn còn cảm giác. Thi nói rằng bài ca thân thể, đó là một bệnh viện lớn, trong đó các tế bào chữa chạy cho nhau, kiên trì, nhẫn nại, và thân thể dẫu thướt tha như cành liễu của tôi, cũng không phải lý do để mà cười được, không thể cười, dẫu có óc hài hước. Có thể cười ra nước mắt.
Tôi đứng dậy. Cái mông đỏ lựng. Bây giờ tôi sẽ dìm nó vào nước suối lạnh ngắt. Tôi đi câu cá. Với một cái cần câu bé tí. Những con bống suối bé tí, câu chúng thích ơi là thích, chúng là những triết gia suy ngẫm về ý nghĩa dòng suối, chúng không bao giờ biết rằng mẹ chúng là ai, bố chúng không phải núi Thái Sơn, mẹ chúng không phải như nước trong nguồn chảy ra. Tôi câu được một xâu dài, trong nguồn nước suối trong vắt. Có một cây cầu sắt đổ gục vắt cái lưng gãy ngang sườn núi. Tôi đã thử xem xét nó, nhưng không hề tìm thấy một ký hiệu gì trên những thanh dầm đó, không ký tự, không con số.
Đến chiều tối. Mọi thứ dừng lại.
Đến sáng hôm sau. Tôi không còn nhớ gì hết.
Có những tiên nữ khỏa thân tắm dưới suối. Bầu vú họ căng tròn, da họ trắng ngần, nõn nà. Họ cất những đôi cánh trong bụi rậm, họ cất giữ miền hoan lạc trong những cánh rừng rậm mượt mà xanh rì và thẫm tối. Cho đến sáng hôm sau, họ cất cánh bay về phía rừng bạt ngàn. Ngày này qua ngày khác. Tôi nấp trong bụi rậm. Ngày này qua ngày khác.
Có một sự kiện đến từ trước như sự sắp đặt. Đó là ngày nhập trường. Đến gần ngày đó, tôi quay trở về Hà Nội học trường Kiến trúc, kết thúc giấc mộng làm giàu và những giấc mơ về tiên nữ, một bầy tiên nữ. Chúng tôi thu xếp đồ nghề lên tàu, tôi leo lên nóc tàu ngồi, trên đó toàn bọn trốn vé, bọn đồng tính luyến ái sờ soạng chim nhau.
Nhưng từ trên đó, nhìn bao quát phong cảnh theo từng nhịp tàu. Biết bao giờ ta quay lại nơi này, tôi tự hỏi như vậy. Núi rừng và đất trời cùng nắng gió mỉm cười nhưng không trả lời tôi.
*
Thế rồi gần chục năm sau, tôi quay trở lại, như thể tôi là một kẻ xa lạ. Như thể tôi chưa hề sống những ngày tháng qua, nó xa lắc xa lơ và bụi mờ che khuất. Tôi nhìn Thomas Trần. Tôi nhìn hai cô gái. Tôi nhìn tất cả mọi hành khách. Tôi cố tìm trên nét mặt họ một điều gì không biết, họ có mặt, chỉ thế thôi sao. Tôi tìm tôi trên khuôn mặt họ, có lẽ thế. Tôi tìm một sự đồng tình, nhưng không có. Chẳng ai biết rằng thực ra cuộc sống ở mãi đâu ngoài xa kia, nơi đầu những tia nắng bị che khuất, nơi đầu ngọn gió sau dãy núi con voi chạy dài, hay là nơi đẩu nơi đâu nữa.
ở một nơi nào đó, có một cô gái chờ đợi tôi. Nàng là mẹ của những đứa con tôi. Có phải thế chăng? Tôi sẽ tìm lại nàng. Liệu cuộc sống ở nơi đó? Hay là tôi sẽ tìm lại những ngày thơ ngây đi dọc bờ sông? Tìm lại những người bạn nhỏ giờ không còn nhỏ nữa, đã to đùng, đã nói lời khôn ngoan, giờ đang phiêu bạt nơi đâu, với những nỗi khổ đau xa lạ.
Chuyến tàu sắp kết thúc.
Hai cô gái bình tĩnh thu xếp hành lý.
Tôi cũng bình tĩnh trở lại. Tôi cố viết thêm dòng chữ vào cuốn sổ: “Con rắn khổng lồ gian xảo đang bò tới cùng đường, phải chia tay với nó, mọi người bình tĩnh, nhưng thoáng buồn.”
...
---
Truyện này bán tưng bừng ngoài hàng sách, các bác chả phải chờ đợi mỏi mòn. Mà theo thiển ý của em nó thú vị, hiện sinh, kích động và kịch tính hơn loạt cá ở trên, cũng với hai người đờn ông, hai cô gái... như một ám ảnh của ĐTQ, hik :77:
Trong lúc các bác chờ Cá thần mí lị con gái thủy thần thì Chờ tuyết rơiii luôn đi, đọc xong cái ni có khi lại muốn lên Sapa câu cá, chậc.
--
Chờ tuyết rơi (trích)
by Đặng Thiều Quang
Khi Don – Juan và Sở Khanh gặp nhau dưới địa ngục, Don – Juan có ý coi thường Sở Khanh vì anh này chỉ là một tay chơi hạng bét để lại tiếng xấu cho đời.
Sở Khanh đáp: “Ta chỉ có một điều ân hận là đã không dám từ bỏ tất cả phù hoa để cùng giai nhân đó chốn đi thật xa. Ngoài ra chẳng còn gì đáng nói.”
Nói xong, Sở Khanh rũ tay áo bỏ đi.
Vài hôm sau, Don – Juan nhận được một món quà của Sở Khanh, trông rất đẹp, mở ra xem thấy một cuốn sách nhan đề “Những mối quan hệ nguy hiểm” – Viết về một kẻ quyến rũ phụ nữ.
Không biết Don – Juan có đọc hết cuốn sách hay không, nhưng từ đó trở đi anh ta trở nên thận trọng với các ma nữ.
Lại nói về Sở Khanh, chàng đi tìm Thúy Kiều khắp mọi nơi. Về sau có người bảo rằng nàng Kiều đang ở trên Thiên đàng, nghe vậy Sở Khanh thôi không đi tìm nữa, vui lòng với cuộc sống ẩn dật. Một hôm có người khách lạ xưng là Từ Thức đến gõ cửa xin trọ qua đêm. Sở Khanh thấy khách phong thái nho nhã liền tiếp đãi ân cần, vừa khi men rượu nồng, hai người nhận làm tri kỷ và trút hết bầu tâm sự.
Sở Khanh hỏi: “Chẳng hay tiên sinh đã từng ở trên Thiên giới, vậy trên ấy ra sao?”
Từ Thức đáp: “Phàm mọi thứ đều do mình cả. Theo thuyết tương đối, một năm trên đó bằng một trăm năm trần thế, bằng một ngàn năm âm phủ. Còn về phụ nữ, đâu cũng vậy, các tiên nữ cũng mặn nồng đam mê, nhưng lâu rồi cũng chán. Kẻ tiện dân này nhớ quê quán mà bỏ về. Vả lại các tiên nữ quá trong sạch. Kẻ tiện dân này đôi khi thèm ngân nga vài câu thơ dân dã của Hồ Xuân Hương mà chẳng ai nghe.”
Sở Khanh cho là đúng, nhưng từ lúc ấy kém vui, chỉ uống rượu và nhìn trời mưa thở dài. Từ Thức vô ý, rượu vào lời ra, anh ta mãi than phiền về sự quan liêu của uỷ ban xã, về việc xác minh lý lịch, về việc đến bây giờ anh ta vẫn chưa được nhập hộ tịch, không hộ tịch thì không được mua đất mua nhà, không có đất có nhà thì không được nhập hộ tịch. Người ta yêu cầu anh cắt hộ khẩu trên Thiên giới chuyển về, rồi đóng dấu, rồi Ngọc Hoàng ký... Cái vòng luẩn quẩn ấy khiến Từ Thức phát hoảng, anh ta bỏ đi, và đó là lý do anh ta có mặt ở dưới này.
Tàn cuộc rượu, Sở Khanh đưa chân tiễn Từ Thức, hai người chắp tay từ biệt. Họ chẳng còn gì để nói với nhau. Vì sao thì tôi không rõ.
Nhưng tôi đoán là tất cả bọn họ đều rất buồn.
*
Tôi nghĩ đến cảm giác của mọi người khi đứng trước một cô gái đẹp, như tiên nữ, như Thúy Kiều, như Tây Thi... Có cái gì khác ngoài ham muốn chiếm đoạt, sở hữu và khống chế? Dường như cuộc sống văn minh đã tước bỏ hoàn toàn bản năng đó khỏi tôi.
Tôi nghĩ đến một việc nhỏ nhặt xảy ra rất lâu rồi, khi đó tôi còn là sinh viên năm thứ hai. Năm đó chúng tôi đi pic-nic, trong đám con gái có một cô gái rất xinh. Bọn con trai luôn ưỡn ẹo quanh cô ta và hót đủ giọng, vừa hót vừa giương vây giương cánh. Thế rồi có một trai làng hảo hán làm nghề dẫn đường xuất hiện, hắn cao lớn, không biết hót, chỉ biết sủa.
Hắn sủa: “Em xinh quá! Anh chưa gặp ai xinh hơn.”
Thế là hai năm sau, cô bé xinh đẹp trở thành vợ của con chó ngoao gớm ghiếc oai hùng ấy. Họ có cả tá con trai con gái.
*
Nhưng tất cả những chuyện đó xảy ra rất lâu rồi, cũ kỹ như câu chuyện Từ Thức gặp tiên. Bây giờ tôi không còn ảo tưởng về chuyện một cô gái đẹp có thể là mẹ của những đứa con tôi. Tôi không còn tự hỏi “ta phải làm gì?” trước một cô gái đẹp. Tôi không làm gì cả. Không mưu toan, không kích thích trí tưởng tượng và hành hạ nó bằng những viễn cảnh hoan lạc nào đó.
Tôi nhìn cô gái áo len vàng cỏ úa và tự nhủ là tôi đã héo úa rồi cô gái ơi, đố cô khiến tôi sôi nổi hoạt bát như một chàng tán gái điển hình.
Cô ta cũng không hề có ý định đó.
Trong trò chơi tình ái, bao giờ cũng phải có kẻ khởi xướng, phải có một kẻ đi săn và một con mồi. Nhưng mà thợ săn thì hết đạn còn con mồi thì đang cuộn tròn ngủ và lắc lư theo nhịp tàu.
Tôi mở quyển sổ ra và ghi vào: “Tàu chạy như bị rồ, trong khi đó mọi người ngủ.”
*
Khi tôi mở mắt ra, ngoài trời vẫn mưa lất phất.
Nhưng trời đã lờ mờ thứ ánh sáng màu lam đục, thứ ánh sáng mà tôi hằng mong đợi. Ruộng đồng và đồi núi mờ mờ hiện qua tấn kính chắn cửa sổ.
Tôi khép chặt áo khoác rồi đứng lên đi ra đầu toa xe. Tôi thò hẳn đầu và nửa người ra khỏi toa tàu. Làn không khí đẫm sương quất vào mặt khiến tôi tỉnh táo và phấn khích.
Con sông mờ mờ hiện ra, những khúc quanh của nó dường như ánh lên một màu tươi tắn. Mưa hầu như tạnh hẳn, tất cả loài cây đẫm nước, muôn vàn chiếc lá rung rinh trong không gian lấp lánh. Một vẻ tinh khiết tràn ngập không gian. Dường như chưa bao giờ tôi nhận ra vẻ đẹp quanh co của thung lũng sông Hồng như lúc này. Con sông chảy giữa vô số quả đồi, lấp lánh, tỏa lên một màn hơi nước mỏng, trong ánh sáng nhập nhoạng. Con tàu chạy dường như nhanh hơn, vẻ hứng khởi, với nhịp điệu vui vẻ.
Những con ngòi nhỏ chạy lắt léo ra sông được bắc ngang cây cầu sắt với những nhịp dầm hình chữ V, được kè đá, và ở dưới đó, những khe nước trong veo nhí nhách chảy đêm ngày.
Tôi mơ tưởng tới những ngày đẹp đẽ. Có điều gì đó hứa hẹn từ bầu không khí này. Tôi sẽ thoát xác khỏi cảm giác trì đọng bao lâu nay. Điều đó như thế nào, tôi cũng chưa biết, tôi đang tìm kiếm một cách máy móc, theo cái ý muốn mơ hồ của tôi, sự lười biếng và chán chường của tôi, về phía niềm vui mơ hồ.
Nó ở đâu đó phía trước kia, trong những ngọn gió, những con đường xa xôi, dưới những đám mây treo lốm đốm trên bầu trời, nó ở phía trước kia và tôi chỉ có thể đưa chân về phía đó. Hãy lên đường, hãy quên đi những bất hạnh nhỏ nhoi về công việc, về tình yêu, quên đi những lo âu khốn khó, hãy nhìn xứ sở này, hãy hít vào phổi làn không khí nhuốn hơi sương và hơi đất, trong đó có sự sống nguyên chất, có những cảm xúc sơ khai mà tôi đã chôn vùi bấy lâu. Tôi sẽ học lại từ đầu bài học về cuộc sống. Như con sông kia, tôi hỏi, tại sao mi chảy? Có phải vì nước luôn chảy xuống nơi thấp, hay vì biển, vì sự sống của tôm cá mà mi chảy, hay vì con người mà mi chảy về đồng bằng để bồi đắp vùng châu thổ rộng lớn ấy, vì những bãi bồi màu mỡ phù sa chăng, hay mi chảy chỉ là vì nước trong nguồn đã chảy ra. Thế gian này có biết bao con sông, tất cả chúng đều chảy, tất cả các dòng sông đều chảy, chẳng phải đó là một điều kỳ diệu đó sao.
ở Lao Cai, độ cao so với mặt nước biển chỉ là 80m, lẽ nào chỉ vì 80m ấy mà sông Hồng chảy miệt mài mạnh mẽ đến vậy. Đó là ở Lao Cai, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Còn ở Vân Nam, nơi đầu nguồn, nó bắt đầu ở độ cao như thế nào? Nó rộng lớn hay chỉ là một khe nước tí xiu. Có lẽ nó chỉ là một cái rãnh nhỏ vô danh trong núi đá, nó do vô vàn cái rãnh nhỏ xíu hợp thành. Những hợp lưu từ vùng Tây Tạng xa xôi…
Nếu là chim, tôi sẽ bay tới nơi đó, dẫu kiệt sức và gục ngã nơi đó cũng cam lòng. Có xá gì một cánh chim cô độc mất hút nơi chân trời.
Tôi sẽ đi qua những làng mạc sông suối ao hồ núi rừng, sẽ đi qua những thành phố, thị xã, thị trấn, sẽ thấy những người nông dân cần mẫn trên cánh đồng, những người thợ trong nhà máy, những viên chức trong công sở, những người buôn bán... Sẽ thấy sự hỗn độn kiên trì và dai dẳng của cuộc đấu tranh sinh tồn trong đó.
Sẽ đến một khi nào đó, tôi thấu hiểu được lý do mà tôi ở đây, vào lúc này, sống cuộc sống mà tôi đã và sẽ sống. Ai có thể nói cho tôi biết vì những lý do gì mà chúng ta gặp gỡ nhau trong cuộc đời này, tôi gặp anh chứ không phải ai khác, chúng ta thản nhiên nói về thời tiết, tại sao lại thản nhiên, thời tiết đâu có phải là thứ thuộc về chúng ta, đâu có theo ý muốn và lời nói thản nhiên của chúng ta. Anh nói ngày mai trời sẽ mưa ư? Tại sao lại mưa? Tại sao lại là mai chứ không phải hôm nay? Vì có mây đen ư? Thế thì sao mây trắng lại không mưa? Vì sao mây trắng lại biến thành mây đen. Và vì sao mây trắng còn bầu trời thì xanh? Tại sao trời xanh?
“Vậy làm sao có thể thản nhiên cho được!”
Tôi thốt ra. Nó như bật từ cổ họng. Khàn khàn. Nó là dành cho tôi, như nhắn nhủ tôi: “Anh bạn trẻ, mái đầu còn xanh, anh hãy đi đi và đừng thôi ngạc nhiên về những điều bí ẩn, những điều đơn giản nhất, sơ khai nhất. Đúng, anh đã đúng, không thể thản nhiên đi qua cuộc đời này như đám mây bay ngang qua bầu trời, như loài phù du lao vào ánh sáng, nhất là đừng có như môt người thản nhiên, đó không phải là đức tính bẩm sinh của anh.”
Chúng ta thản nhiên nói về thời tiết, về sức khỏe, về công việc, về tiền, về hạn hữu, sự nực cười, đôi khi về những vấn đề thận trọng như chính trị, về ô nhiễm môi trường, về chuyện một cái cây cảnh mới mua có thể cứu vãn được sự ô nhiễm, chuyện một con vẹt nuôi có thể thay thế được nỗi phiền muộn. Chúng ta có những hội hưu trí tuyệt vời. Có những cách lãng quên. Có những cách ru ngủ. Có sự bằng an cho mọi số phận. Có sự giống nhau cho mọi người.
Nhưng với tôi thì không. Tôi không có được sự ưu ái đó. Tôi đánh mất sự yên tĩnh trong tâm hồn từ khi nào chẳng rõ. Những đêm mất ngủ và chìm đắm trong cơn hoang tưởng, như triệu chứng rõ ràng của bệnh tâm thần.
Dẫu sao, tôi vẫn muốn giữ nguyên trạng thái tinh thần nóng nảy và bồn chồn như hiện tại. Nó hứa hẹn một kết cục huỷ diệt nào đó. Chỉ có việc chờ đợi nó đến vào một khi mà nó phải đến.
*
Tàu đang chạy vào ga Làng Giàng, một ga nhỏ mà ngày trước thi thoảng tôi đến đó để đến thị xã Cam Đường – một cái tên ngọt lịm. ở đó cũng có dãy đầu máy gỉ nát nằm bên vệ đường, có những chuyến xe ngựa gõ lóc cóc trên con đường đá. Tôi còn nhớ, đôi khi có những đoạn đường sắt bỏ hoang um tùm cỏ dại, ẩn hiện và đứt quãng. Những cột mốc bê tông đen đúa không biết có tự bao giờ. Ngày trước, bên cạnh ga Làng Giàng có một chiếc cầu phao, một bến đỗ ca-nô, vài chiếc phà, vài chiếc xuồng máy, vài con người.
Những người Mán sống rải rác, tôi có ấn tượng họ màu đen, cưỡi những con ngựa đen còi cọc, như những cây ngô của họ.
Từ khi chính phủ mở con đường mới nối liền Lao Cai – Cam Đường trở lại thì ga Làng Giàng hầu như trở nên vô nghĩa. Nó là một cái ga chết. Đã có một tuyến đường sắt khác đến thẳng thị xã Cam Đường. Đó là tuyến Phố Lu – Tà Lỏng – Pom Hán. Bây giờ nếu đến Cam Đường, người ta đi tàu đến Lao Cai rồi ngược lại vài km đường bộ. Hoặc người ta đi theo quốc lộ, có một con đường chiến lược chạy nối liền Phố Lu – Cam Đường – Lao Cai.
Chính những tộc người Nhắng đã phát hiện ra quặng apatit một cách tình cờ. Khi đốt cháy, đá quặng ấy phát ra thứ ánh sáng xanh lè, và họ tưởng là ma. Họ đã bỏ chạy tán loạn. Mỏ apatit kéo dài hơn 100km từ Bảo Hà lên quá Lao Cai, tới tận Bát Xát.
ở vùng đất này, mọi chuyện đều liên quan tới ma trong con mắt của những người dân tộc thiểu số. Con ma sống cũng họ, cuộc sống của họ phụ thuộc vào việc những con ma quanh họ vui hay buồn và có hài lòng về họ hay không.
Thời trước, nơi biên khu này hoang vắng. Người dân tộc Miêu bên Trung Quốc thường di cư sang đây, họ lên những vùng núi cao, theo mạch núi Hoàng Liên mà vào sâu nội địa, đi xa hơn nữa, xuyên qua các biên giới, qua núi rừng. Họ chính là người H’ Mông ngày nay. Thi thoảng lại có một nhóm người di cư được chính phủ nước khác trao trả lại, họ vốn xuất phát từ đây, lang thang mấy đời, sang tận Thái Lan, Lào và xa hơn nữa. Vừa đi vừa tàn phá núi rừng.
Đi tới đâu, họ đốt rừng làm nương, canh tác theo lối sơ lậu là chọc gậy tra hạt giống, như tổ tiên chúng ta vẫn làm thời xa xưa. Khi đất bạc màu, họ lại tiếp tục ra đi tới vùng đồi núi chưa bị tàn phá, tiếp tục cuộc đời du canh du cư, đời này qua đời khác, một cách vô tội. Uỷ ban định canh định cư ở một nơi nào đó quá xa xôi, họ có thể làm được những gì?
Nếu họ có dừng lại định cư, cuộc sống của họ cũng tăm tối đến kinh hoàng. Họ nuôi những con lợn bé tí suốt nhiều năm trời bằng cách thả rông, gà cũng vậy, tất cả bọn chúng bé tí, như gà rừng, không bao giờ biết tăng trưởng là gì. Nhưng thịt chúng thơm ngon tuyệt vời. Tôi đã từng được một ông trưởng thôn khoản đãi con lợn hơn chục cân mà ông ta vỗ béo mấy năm nay bằng vài hạt ngô vàng óng rắn như đá cứ sáng sáng ông vãi ra sân, và mấy con lợn nhai đôm đốp nghe phát khiếp. Còn về gà, chúng biết bay lượn như chim, gầy đen như con cuốc vậy. Nhưng thực ra, đó là hình dáng của chúng, còn khi mổ thịt tôi mới biết nó béo và thơm ngon chừng nào.
Họ sống trong những vách núi, những khe suối, muôn đời chìm trong bóng tối âm u núi rừng. Khi màn đêm buông xuống, tôi có cảm giác cuộc sống trên thế gian này dừng lại, thời gian ngừng trôi, hoặc như là chính đời tôi sẽ khép lại vĩnh viễn. Không đèn đóm, không radio. Chỉ có ánh bếp lửa bập bùng.
Cách đây vài năm, trước khi vào đại học, tôi cùng một người bạn tính làm giàu bằng sản xuất nước giải khát lậu. Tôi có công thức và đồ nghề, anh ta có sức vóc. Chúng tôi đến Bảo Hà, trọ nhà ông phụ trách bốc vác ở đầu ga. Chính ở đấy tôi được ăn món măng ngâm ớt ngon đến suốt đời không thể quên. Cứ một nửa măng củ tươi, một nửa là ớt tươi, họ cho vào vại ngâm nước muối như muối dưa. Một hai tuần vớt ra ăn, khi đó măng và ớt chua cay như nhau, chúng tôi có thể ăn tới 5,6 bát cơm chỉ với món đó. Nếu như tươm tất thì có thêm đĩa chân giò luộc hoặc thịt ba chỉ ăn cùng. Ngon nhớ đời.
Cũng có thể do khi đó chúng tôi phải làm việc nặng nhọc. Sớm tinh mơ, chúng tôi dậy gánh nước giếng, nổi lửa đun đường, pha chế và đóng chai, dán nhãn, xếp vào sọt, rồi gánh ra chợ chất lên xe tải, xe khách. Những chiếc xe này sẽ chạy vào Văn Bàn hoặc ngược xuống Trái Hút, rồi sẽ chạy vào những cái họng khô rát của “những vĩ nhân tỉnh lẻ” nào đó.
Công thức sản xuất là: “Nước đường + nước lã + phẩm màu + axit chanh + thuốc đau dạ dày dạng bột + hương liệu + thuốc sát trùng”.
Nếu là nước chanh thì phẩm vàng chanh và hương liệu mùi chanh. Nếu là nước cam thì màu cam và mùi cam. Nếu là nước khoáng thì không màu và mùi xả, và thêm chút bột khoáng hòa tan là biến thành nước khoáng Kim Bôi tắp lự.
Tôi lấy làm lạ về sự vững dạ của các vĩ nhân tỉnh lẻ ấy, chẳng thấy họ đau bụng bao giờ, họ cứ trang trọng khoản đãi nhau thứ nước ấy hoài hoài.
Chúng tôi cũng có những cái nhãn mác “Nước khoáng Kim Bôi” hoặc “Coca Cola”, hoặc ít ra cũng Made in Hanoi. Chai lọ thì thu mua từng chiếc quanh thị trấn, những chiếc vỏ chai bia Trung Quốc hiệu Quang Minh thời đó tràn ngập. Những cái chai màu xanh to tổ bố, chúng tôi gánh gồng trẹo cả vai trên những con đường mòn, dọc đường ray lổn nhổn đá, trên những thanh tà vẹt, bê tông sắc cạnh.
Khi bán hết nước ngọt, những chiếc xe chở đống vỏ chai quay lại, ngày qua ngày, tái sản xuất. Tôi còn nhớ những chiếc xe chở đầy dầu hỏa, kim chỉ, nồi niêu, vải vóc… đủ thứ tạp hóa, trong đó có thứ nước giải khát thần diệu của chúng tôi để chống lại cái nóng kinh khủng của gió Lào ở Văn Bàn. Đất Văn Bàn được gọi là Văn Buồn. Bảo Hà thì biến thành Bỏ Bà. Còn Trái Hút thì thành Mất Hút.
Những địa danh này đều heo hút và buồn vô vọng. Người ta có câu “Cọp Bảo Hà ma Trái Hút” vì ngày trước ở Bảo Hà có những con cọp đi lang thang đôi khi ra tận đường sắt.
Sau một ngày làm việc quần quật, đến tối chúng tôi chẳng biết làm gì trong cái thị trấn nhỏ bé có bán kính vài chục mét quanh ga ấy. Có duy nhất một chiếc đầu máy video chiếu một cuốn phim duy nhất “Tương kế tựu kế” suốt cả tháng trời, 500đ một vé vào lán xem. Đó là hoạt động văn hóa duy nhất ở cái ga xép này.
Chúng tôi thường ra ngồi dưới cột ghi đầu ga hút thuốc và chờ tàu đến vào lúc 10h đêm, sau đó mới lững thững đi dọc về đường ray. Chúng tôi xuống suối tắm, trong bóng tối, trong mồ hôi, trong ngột ngạt, và vô nghĩa.
Những lúc đó, chúng tôi thấm thía câu chuyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Đôi khi, giữa đêm khuya vắng vẻ của núi rừng, một chuyến tàu tốc hành chạy qua, tôi thức giấc. Tôi nằm lắng nghe tiếng còi tàu xa xăm vang vọng, nó nhỏ dần ở đâu đó, rồi nó không còn nữa mặc tôi chờ đợi. Tiếng chó cắn bậy oăng oẳng đâu đó nghe yếu ớt, mất hút trong màn đêm.
Tôi trở dậy đi ra sân. Bầu trời mùa hạ chi chít sao, những vì sao xa xôi nhấp nháy lân tinh. Những dáng hình hoang dại của núi đồi đứng lô nhô đen thẫm vây quanh. Chính lúc đó tôi cảm nhận được một nỗi sợ hãi bí ẩn, cảm nhận được sự cô đơn quạnh vắng, sự nhỏ bé vô nghĩa của tôi. Chính lúc đó tôi tin rằng có những con ma đang vây quanh, đang lang thang trong đêm tối, dưới suối, trên những ngọn lau lách, bụi rậm, hang hốc. Trên những ngọn cây cao rung rinh kia, ẩn náu những con mắt đang nhòm xuống tôi một cách lặng lẽ, chúng có thể bay lượn trong đêm tối mà không ai nhìn thấy, trong hang sâu, trong giếng nước sâu hút, trong xó bếp, trên mái nhà, trên vách núi đá phía xa, trên bầu trời đầy sao kia, trong những ngọn gió.
ở Bảo Hà có một ngôi đền rất thiêng, luôn lúc nhúc bọn đồng cô bóng cậu nhảy múa lên đồng trong đó. Những gã Pê-đê ăn mặc lòe loẹt, đeo hoa tai và kẻ mắt xanh lơ, đi đứng õng ẹo, đa phần đến từ Hải Phòng, vào dịp lễ, ngày rằm, mồng một. Ngôi đền nằm cạnh bến phà Tân An, trên đường sang huyện Văn Bàn.
Tôi có người cô ruột đã chôn vùi tuổi trẻ ở đất Văn Bàn suốt bao nhiêu năm, làm cô gái cấp hai trường huyện.
Cái xứ đó khắc nghiệt và buồn não nề, nó khiến cô tôi trở nên u uẩn và trái tính trái nết. Cô tôi là một người đặc biệt, có thiên hướng về triết học và nghệ thuật, một người duy mỹ khó tính, luôn nhìn cuộc sống qua một lăng kính màu mè nghệ thuật. Tôi không thể hình dung cô có thể ở cái nơi đó từng ấy năm trời, dạy dỗ những em bé chân đất, thò lò mũi xanh, bẩn thỉu và đần độn tuyệt trần. Trong gió Lào thiêu đốt. Trong giá lạnh khi Đông tới.
Cô tôi có kể lại về những con suối sâu trong vắt mà nếu rơi cái kim xuống vẫn nhìn thấy. Khi mùa Đông, nó lạnh giá khủng khiếp. Nhưng đi học qua đó, học sinh chỉ có thể lội. Vào mùa lũ, dòng nước đục ngàu hung dữ cuốn trôi tất cả. Và tất nhiên là nghỉ học. Cô tôi đặc biệt hay tìm ra lý do cho mọi thứ, theo sách vở. Như lần đi bộ hàng chục cây số từ Bảo Hà vào Văn Bàn, dù mệt đứt hơi nhưng khi nhìn thấy bông hoa chuối trên vách núi bên đường, cô tôi vẫn thốt lên: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” kia kìa. Nhìn xem! Tuyệt vời! Chính xác như câu thơ nhé! Dần nhìn xem! Bây giờ thì biết thế nào là rừng xanh hoa chuối đỏ tươi rồi nhé.
Lúc đó tôi mệt đứt hơi. Chỉ có thể phều phào thở ra, không đủ sức hít vào. Tôi chỉ có thể hộc ra một búng máu đỏ tươi. Vâng! Rừng xanh búng máu đỏ tươi!
Văn Bàn có nhiều măng, nhiều gỗ quý, đặc biệt là gỗ lát lâu năm óng ánh vân. Nhiều ruồi vàng, bọ chó, gió Lào. Và buồn thê thảm.
Có chiếc loa nén treo trên cây xoan ở sân trường hay hát bài hát tủ của ca sĩ Thanh Hoa:
“Chân em đi, rừng nhiều đường lắm lối.
Này người ơi! Chân em chọn lối này.
Chân em chọn lối này… thôi,”
Và điệp khúc:
“Nơi ấy có ánh trăng sáng ngời
Có tiếng suối trong ban mai
Con nai rừng lắng nghe…”
Nơi ấy buồn thê thảm.
Với một nỗi buồn đặc quánh, nó đem lại cho người ta cảm giác rằng cuộc sống ở mãi nơi đâu, người ta quên đi hết mọi thứ, rằng cần phải thế này hay thế khác. Tôi có thể ngồi ở đường ray, đờ đẫn nhìn vào một sọt măng tươi suốt cả tiếng đồng hồ, những sọt măng đó lại đang đợi chuyến tàu xuôi.
Tôi ngồi trên thanh ray đó, cái nắng tháng bảy như dội từng gáo lửa xuống mọi vật. Trên tay tôi là chai Coca – Cola do tôi làm ra, ướp đá lạnh. Tôi tu từng hơi, nghe cơn gió buốt lạnh đó thổi qua cuống họng. Tôi đổ nước ra thanh ray, nó sôi xèo xèo. Tôi tự đày đọa cái mông của tôi, nó đỏ lửng, rát bỏng. Tôi còn việc gì để làm cơ chứ, ngoài việc hành xác, để thấy rằng chí ít thì cơ thể vẫn còn cảm giác. Thi nói rằng bài ca thân thể, đó là một bệnh viện lớn, trong đó các tế bào chữa chạy cho nhau, kiên trì, nhẫn nại, và thân thể dẫu thướt tha như cành liễu của tôi, cũng không phải lý do để mà cười được, không thể cười, dẫu có óc hài hước. Có thể cười ra nước mắt.
Tôi đứng dậy. Cái mông đỏ lựng. Bây giờ tôi sẽ dìm nó vào nước suối lạnh ngắt. Tôi đi câu cá. Với một cái cần câu bé tí. Những con bống suối bé tí, câu chúng thích ơi là thích, chúng là những triết gia suy ngẫm về ý nghĩa dòng suối, chúng không bao giờ biết rằng mẹ chúng là ai, bố chúng không phải núi Thái Sơn, mẹ chúng không phải như nước trong nguồn chảy ra. Tôi câu được một xâu dài, trong nguồn nước suối trong vắt. Có một cây cầu sắt đổ gục vắt cái lưng gãy ngang sườn núi. Tôi đã thử xem xét nó, nhưng không hề tìm thấy một ký hiệu gì trên những thanh dầm đó, không ký tự, không con số.
Đến chiều tối. Mọi thứ dừng lại.
Đến sáng hôm sau. Tôi không còn nhớ gì hết.
Có những tiên nữ khỏa thân tắm dưới suối. Bầu vú họ căng tròn, da họ trắng ngần, nõn nà. Họ cất những đôi cánh trong bụi rậm, họ cất giữ miền hoan lạc trong những cánh rừng rậm mượt mà xanh rì và thẫm tối. Cho đến sáng hôm sau, họ cất cánh bay về phía rừng bạt ngàn. Ngày này qua ngày khác. Tôi nấp trong bụi rậm. Ngày này qua ngày khác.
Có một sự kiện đến từ trước như sự sắp đặt. Đó là ngày nhập trường. Đến gần ngày đó, tôi quay trở về Hà Nội học trường Kiến trúc, kết thúc giấc mộng làm giàu và những giấc mơ về tiên nữ, một bầy tiên nữ. Chúng tôi thu xếp đồ nghề lên tàu, tôi leo lên nóc tàu ngồi, trên đó toàn bọn trốn vé, bọn đồng tính luyến ái sờ soạng chim nhau.
Nhưng từ trên đó, nhìn bao quát phong cảnh theo từng nhịp tàu. Biết bao giờ ta quay lại nơi này, tôi tự hỏi như vậy. Núi rừng và đất trời cùng nắng gió mỉm cười nhưng không trả lời tôi.
*
Thế rồi gần chục năm sau, tôi quay trở lại, như thể tôi là một kẻ xa lạ. Như thể tôi chưa hề sống những ngày tháng qua, nó xa lắc xa lơ và bụi mờ che khuất. Tôi nhìn Thomas Trần. Tôi nhìn hai cô gái. Tôi nhìn tất cả mọi hành khách. Tôi cố tìm trên nét mặt họ một điều gì không biết, họ có mặt, chỉ thế thôi sao. Tôi tìm tôi trên khuôn mặt họ, có lẽ thế. Tôi tìm một sự đồng tình, nhưng không có. Chẳng ai biết rằng thực ra cuộc sống ở mãi đâu ngoài xa kia, nơi đầu những tia nắng bị che khuất, nơi đầu ngọn gió sau dãy núi con voi chạy dài, hay là nơi đẩu nơi đâu nữa.
ở một nơi nào đó, có một cô gái chờ đợi tôi. Nàng là mẹ của những đứa con tôi. Có phải thế chăng? Tôi sẽ tìm lại nàng. Liệu cuộc sống ở nơi đó? Hay là tôi sẽ tìm lại những ngày thơ ngây đi dọc bờ sông? Tìm lại những người bạn nhỏ giờ không còn nhỏ nữa, đã to đùng, đã nói lời khôn ngoan, giờ đang phiêu bạt nơi đâu, với những nỗi khổ đau xa lạ.
Chuyến tàu sắp kết thúc.
Hai cô gái bình tĩnh thu xếp hành lý.
Tôi cũng bình tĩnh trở lại. Tôi cố viết thêm dòng chữ vào cuốn sổ: “Con rắn khổng lồ gian xảo đang bò tới cùng đường, phải chia tay với nó, mọi người bình tĩnh, nhưng thoáng buồn.”
...
---
Truyện này bán tưng bừng ngoài hàng sách, các bác chả phải chờ đợi mỏi mòn. Mà theo thiển ý của em nó thú vị, hiện sinh, kích động và kịch tính hơn loạt cá ở trên, cũng với hai người đờn ông, hai cô gái... như một ám ảnh của ĐTQ, hik :77: