[Funland] Trường Sa - khúc bi tráng 14-3

Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,748
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Trên Tuổi trẻ hôm nay (08/03) có bài này, em cóp về để các cụ tham khảo.

Hôm nay là ngày giỗ của 64 liệt sĩ Trường Sa

Hôm nay, ngày 8-3-2013, tức ngày 27 tháng giêng âm lịch. Theo phong tục truyền thống của người Việt, giỗ kỵ được tính theo lịch âm, thì ngày 14-3-1988 - ngày xảy ra cuộc hải chiến Trường Sa - cũng là ngày 27 tháng giêng năm Mậu Thìn.

Ngày hôm nay, trên cả nước sẽ có 64 đám giỗ trong gia đình những người lính hải quân và đồng đội của các anh chắc cũng đang tưởng niệm. Báo Tuổi Trẻ quyết định khởi đăng hồ sơ “Trường Sa - khúc bi tráng 14-3” như một nén nhang tưởng niệm các anh, những người đã nằm lại trên vùng biển Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao tròn 25 năm trước!
Trường Sa - khúc bi tráng 14-3

TT - Ngày 14-3-2013, cuộc chiến đấu trên vùng biển Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của những chiến sĩ Hải quân Việt Nam vừa tròn 25 năm. Đảo Gạc Ma bị Trung Quốc xâm chiếm trái phép từ ngày đó. Những người lính hải quân đã lấy máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc. Sự hi sinh của các anh là những huyền thoại bất tử, như “vòng tròn bất tử” giữa trùng khơi...

Kỳ 1: Những kỷ vật từ lòng biển Trường Sa

Chuyến xuồng cao tốc CQ từ tàu HQ 936 vừa chở chúng tôi cập đảo Cô Lin. Không như nhiều điểm đảo khác, khi cập đảo anh em báo chí thường níu lấy anh em hỏi han, trò chuyện. Còn sáng hôm ấy, khi xuồng vừa cập đảo, chúng tôi ai cũng vội vã chạy lên tầng thượng. Ở đó, từ đài quan sát, nhìn qua ống kính viễn vọng hướng về phía đảo Gạc Ma, hòn đảo của đất Việt, một phần máu thịt hình hài đất nước đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.


Dép nhựa, bát cơm, áo, vũ khí... còn lại trong khoang tàu HQ-604. Các thợ lặn chỉ có thể vớt lên chừng ấy vào năm 2008 - Ảnh: Lê Đức Dục

Những chiếc tàu không trở về

Với khoảng cách chưa đầy hai hải lý, từ Cô Lin nhìn sang, vùng biển quanh đảo Gạc Ma lấp lóa nắng, màu nước từ thềm san hô xanh óng ánh màu ngọc bích. Dưới mặt nước yên bình cạnh thềm đảo Gạc Ma ấy có một chiếc tàu đang lặng im trong lòng biển lạnh đúng 25 năm qua. Và trong khoang con tàu đang chìm sâu kia vẫn còn những di vật và xương cốt của rất nhiều người lính Việt đã hi sinh vào buổi sáng 14-3-1988 bi tráng ấy!

Một tiếng đồng hồ trước khi tàu đưa chúng tôi ghé lên đảo Cô Lin, một buổi lễ tưởng niệm đã diễn ra trên vùng biển các anh đã nằm lại năm xưa. Chuyến tàu nào ra với Trường Sa cũng neo lại vùng biển này để tưởng nhớ.

Và lần nào cũng vậy, tất cả đều xúc động đến rơi nước mắt, từ vị tướng dạn dày trận mạc đến những bạn trẻ lần đầu đến với đảo xa. Lần nào cũng vậy, những vòng hoa khi thả xuống biển luôn dập dềnh theo ngọn sóng theo tàu một quãng xa. Lần tưởng niệm nào cũng vậy, dù máu các anh đã hòa tan vào vị biển mặn chát từ mấy chục năm rồi, nhưng sắc đỏ trên lá cờ Tổ quốc trong buổi lễ luôn đổ bóng đỏ in vào làn nước biển, cứ ngỡ như dòng máu hi sinh ngày ấy vẫn còn kết thành khối đỏ chưa tan.

Tại nhà truyền thống của lữ đoàn 125 Hải quân (Cát Lái, Q.2, TP.HCM), chúng tôi rất bất ngờ khi thấy những di vật của những người lính hi sinh trong chiếc tàu đắm trên vùng biển Gạc Ma - Cô Lin tròn 25 năm trước đang được lưu giữ nơi này. Tất cả được lưu giữ trong một chiếc thùng gỗ và chưa bao giờ được trưng bày.



Khi chúng tôi loay hoay xếp lại những bức ảnh tư liệu đặt cạnh chiếc thùng gỗ đựng kỷ vật để chọn một góc chụp hình các kỷ vật thì phát hiện một tư liệu quý giá: tấm hình chụp con tàu HQ-604 đúng vào ngày rời bến ra Trường Sa làm nhiệm vụ.

Đấy cũng là chuyến đi cuối cùng của con tàu lịch sử này bởi chỉ vài ngày sau đó, trong cuộc chiến đấu quyết tử, HQ-604 đã bị bắn chìm cùng với những người lính của lữ đoàn 125, lữ đoàn 146 và trung đoàn 83 công binh.

Cả ba chiếc tàu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 dù số phận có khác nhau nhưng hôm nay tất cả đã im lặng nằm sâu dưới lòng biển lạnh. Ba chiếc tàu quân sự, 64 liệt sĩ hi sinh, vậy mà tất cả kỷ vật của trận chiến bi tráng năm ấy nay chỉ đựng vừa vặn trong một chiếc thùng gỗ sơn màu lính vốn dùng để đựng súng tiểu liên AK.

Lùa tay vào thớ vải của những bộ quần áo lính được những người thợ lặn vớt lên từ khoang tàu HQ-604, do ngấm nước biển mấy chục năm nay đã trở nên khô cứng ram ráp.

Dường như qua lần vải kia còn nghe xương thịt người lính hiển linh, chiếc áo này ai đã mặc, chiếc thắt lưng kia của người lính nào? Và chiếc bát ăn cơm đã bị hà ăn mòn trên vành miệng bát...

“Đó là kỷ vật rất thiêng liêng mà bao năm nay lữ đoàn nâng niu gìn giữ, bảo vệ với cả tình cảm và cái tâm của mình chứ không đơn thuần là trách nhiệm”, đại tá Trần Thanh Tâm (chính ủy lữ đoàn 125) vừa mở khóa chiếc hòm vừa nói.

Chiếc hòm gỗ đựng kỷ vật

Khi nắp thùng bật mở, chúng tôi lặng đi khi nhìn thấy những di vật được cẩn trọng gói trong giấy báo. Chính ủy lữ đoàn 125 nâng niu bằng cả hai tay, lấy từng di vật ra. Hai ngòi nổ, một mặt nạ phòng độc M04, hai hộp bộ đổi nguồn thông tin, một hộp đèn soi thông tin (đèn tín hiệu cũ), một bó dây điện nhỏ, một cuốc chim, bốn chiếc dép nhựa, một săm xe đạp. Ba chiếc thắt lưng cũ kỹ đã bị đứt một đoạn.

Hai bát ăn cơm và chiếc quần quân trang của người lính công binh Việt Nam bị rách không đồng màu, loang lổ những dấu vết của biển cả với những vỏ hàu, vỏ ốc kết chặt. Ba chiếc dép nhựa Tiền Phong màu trắng đã bị đứt quai, chuyển màu vàng sậm. Khẩu AK chỉ còn nòng súng, thoi đẩy và đế báng súng.

Sóng gió đã đánh trôi dạt, bào mòn, làm mục nát hết những phần khác của các vũ khí quân tư trang. Tất cả những thứ bằng sắt đều đã gỉ sét, cũ kỹ. Có những di vật đã bị biến dạng, méo mó. Chỉ duy hai bát ăn cơm và ống liều phóng của quả đạn B41 trong hộp nhựa là còn nguyên vẹn.

Đặc biệt, có một ống liều phóng đã được đút vào khẩu B41, sẵn sàng ngắm bắn. Đầu nổ của nó đã bị lòi ra kim phát nổ. “HQ-604 chỉ là tàu vận tải thông thường nên tầm bắn tối đa chỉ ở cự ly 500m. Khi đó tàu HQ-604 đang cách tàu chiến địch 2-3 hải lý (khoảng 3,6-5,4km). Chắc là các bác, các chú đang cơ động cho tàu tiến đến gần tàu địch thì bắn nhưng chưa kịp bắn đã trúng hỏa lực của tàu chiến đối phương” - đại tá Trần Thanh Tâm giải thích.

Nhìn thấy những kỷ vật đã han gỉ, ố đen ấy, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Lanh - khi đó là trung sĩ trung đoàn công binh E83, một trong những thành viên tàu HQ-604 còn sống sót - lặng đi một hồi rồi bảo: “Khi vào đảo, chúng tôi mang theo cả cuốc chim, xà beng, xẻng để đào móng trên nền san hô xây dựng công trình. Đây là quần áo mặc khi xây dựng công trình của lính công binh chúng tôi ngày ấy. Còn cái săm xe đạp này nữa... Ngày đó còn nghèo khổ, nhiều người lính trước khi đi làm nhiệm vụ còn mua cả săm xe đạp mang về nhà làm quà. Tôi cũng mua một cái ở Ba Ngòi trước khi xuống tàu và còn mua cả một dây chuyền bạc để trong rương định sau chuyến đi đó sẽ về tặng người yêu. Chẳng ai nghĩ mình sẽ không trở về nữa... Đôi dép nhựa Tiền Phong của Hải Phòng này ngày đó quý lắm, không phải ai cũng có mà đi. Trước khi bơi vào đảo, nhiều người bỏ dép lại tàu, sợ bị san hô cứa đứt mất. Làm sao đưa được những di vật này về vậy? Chúng đã chìm dưới đáy biển hơn 20 năm rồi”.

LÊ ĐỨC DỤC - MY LĂNG

____________________

Không chỉ những di vật, còn xương cốt của những người lính tham gia trận hải chiến ngày 14-3-1988. Hành trình cùng câu chuyện “vòng tròn bất tử” của những chiến sĩ hải quân sau 25 năm bắt đầu từ hồi ức bi tráng của những người trong cuộc...

Kỳ tới: “Vòng tròn bất tử” trên bãi Gạc Ma
 

Songocu

Xe buýt
Biển số
OF-88086
Ngày cấp bằng
11/3/11
Số km
890
Động cơ
413,266 Mã lực

bonbon_0000

Xe tăng
Biển số
OF-137364
Ngày cấp bằng
5/4/12
Số km
1,171
Động cơ
376,310 Mã lực
tấm guơng sáng cho con cháu,cứ oánh nhau tập thể em thích oánh đơn lẻ em lại thấy buồn.
 

HUNGSMUN

Xe container
Biển số
OF-25242
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
9,787
Động cơ
584,890 Mã lực
Đọc xong em thấy căm thù những kẻ xâm lược mà hiện nay chúng ta vẫn gọi là "bốn tốt".
Càng căm phẫn hơn với những kẻ đày tớ của dân làm ngơ trước sự thôn tính về nhiều mặt của thằng hàng xóm khốn nạn này.
 

HUNGSMUN

Xe container
Biển số
OF-25242
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
9,787
Động cơ
584,890 Mã lực
Em còn nhớ là vào thời điểm đó đang học cấp 3, cứ hai ba ngày lại chào cờ và hô khẩu hiệu "không được động đến Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam".
 

Hoathanhtao

Xe container
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
5,599
Động cơ
410,300 Mã lực
Em còn nhớ nguyên cảm xúc ngày đó khi đọc báo VNQĐ có đoạn:
sau khi sự việc xảy ra,ta cho tàu có gắn cờ chữ thập đỏ ra thu dọn thương binh,liệt sỹ.
Bọn xâm lược còn bắn hỏng máy khiến tàu không chạy được nữa mặc dù đã gần tới nơi.
Xin được ngiêng mình kính cẩn.
 

kattyEmily

Xe tải
Biển số
OF-160483
Ngày cấp bằng
12/10/12
Số km
280
Động cơ
351,130 Mã lực
Đọc mà thấy uất ức quá các cụ ạ, nghiêng mình kính cẩn trước các anh
 

Hai Lúa

Xe tải
Biển số
OF-5887
Ngày cấp bằng
18/6/07
Số km
343
Động cơ
546,120 Mã lực
Nơi ở
Khúc ruột miền Trung
Sự kiện này xảy ra cách đây đã 25 năm, khi nhiều OF còn chưa ra đời. Em đọc mà cứ thấy như diễn ra trước mắt
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/537171/ -vong-tron-bat-tu-tren-bai-gac-ma.html

Các anh đã quyết tử cho Tổ quốc trường tồn
Các thế hệ sau noi gương khi Tổ quốc cần chúng ta
haizz mong rằng tất cả sự cống hiến của các anh đều sẽ đc đền ơn đáp nghĩa, đời đời nhớ ơn, tổ quốc ghi danh.... đọc về những đoạn này em càng thấy căm tức bọn tàu hàng trăm hàng vạn lần....
 

Say24h

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-56316
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
7,358
Động cơ
513,654 Mã lực
Nơi ở
ASEAN
Website
www.facebook.com
Vòng tròn bất tử (copy từ báo Tuổi trẻ)

Em đọc mà thấy nghẹn, phải làm chai bia để giấu...

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/537171/ -vong-tron-bat-tu-tren-bai-gac-ma.html

Kỳ 2: “Vòng tròn bất tử” trên bãi Gạc Ma

TT - ... Gạc Ma, sáng 14-3-1988. Một vòng tròn bất tử. Những loạt đạn chát chúa. Những lưỡi lê sắc lạnh. Nhiều chiến sĩ VN ngã xuống. Nhưng người khác vẫn ào lên giữ vững ngọn cờ.


Ảnh chụp con tàu HQ-604 ngày 10-3-1988. Bốn ngày sau, tàu bị bắn chìm tại vùng biển Gạc Ma - Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125


Vùng biển Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao và vị trí các tàu hải quân VN, trước khi xảy ra cuộc tấn công xâm chiếm Gạc Ma của quân TQ


Bãi san hô dậy sóng... 25 năm đã trôi qua, nhưng người chiến sĩ hải quân Nguyễn Văn Lanh anh hùng năm xưa vẫn không thể nào quên được buổi sáng đặc biệt này - buổi sáng mà anh và đồng đội đã quyết tử lao vào cuộc chiến không cân sức để thực thi chiến dịch CQ 88, chiến dịch bảo vệ chủ quyền biển đảo VN.

Nhiệm vụ trong đêm

Những ngày trước sáng 14-3-1988, các tàu HQ-505, HQ- 604, HQ-605 của Lữ đoàn 125 phối hợp với Lữ đoàn 146 và công binh E83 được lệnh hành quân khẩn cấp về nhóm đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao trước sự lăm le chiếm đóng bất hợp pháp của hải quân Trung Quốc (TQ). Người chiến sĩ hải quân trẻ Nguyễn Văn Lanh lúc ấy có mặt trên chiếc tàu HQ-604 do đại úy Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng cùng với lữ đoàn phó 146 Trần Đức Thông.

Rưng rưng xem lại những đoạn phim, những kỷ vật đẫm máu đồng đội, anh Nguyễn Văn Lanh nhớ lại: chiều tối 13 thì tàu HQ-604 đến vùng biển Gạc Ma (còn tàu HQ-505 có mặt ở Cô Lin, tàu HQ-605 thẳng tiến Len Đao). Khi tàu HQ-604 thả neo, nhiều chiến sĩ công binh trẻ măng vẫn còn say sóng, chưa kịp ăn thứ gì thì lữ đoàn phó Trần Đức Thông và thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã kêu gọi anh em bắt tay khẩn cấp vào nhiệm vụ giữ đảo.

Đêm 13-3, gió mùa đông bắc thổi mạnh, mây mù che kín bầu trời làm mặt biển tối đen như mực. Anh Lanh cùng các đồng đội hạ xuồng vận chuyển vật liệu xây dựng lên đảo chìm Gạc Ma. Còn việc bảo vệ lá cờ đỏ sao vàng, khẳng định chủ quyền VN do tổ của thiếu úy Trần Văn Phương đảm nhiệm. Họ phải dùng xà beng đục xuống rạn san hô Gạc Ma để cắm vững thân cờ Tổ quốc. Trên đảo Cô Lin cách đó không xa, cờ chủ quyền cũng phần phật tung bay ở cả hai đầu đảo. Trung tá Trần Đức Thông yêu cầu cán bộ, chiến sĩ cứ tập trung nhiệm vụ, mặc kệ tàu chiến TQ đang lảng vảng quanh đó.

Rạng sáng hôm sau, tức ngày 14-3-1988, khi mọi người chưa kịp dùng bữa sáng thì các tàu chiến TQ áp sát. Đó là các biên đội tàu chiến thật sự với hỏa lực mạnh, trong khi các tàu VN chỉ là loại hải vận để chở binh sĩ, vật liệu xây dựng, lương thực tiếp tế cho các đảo chứ không phải tàu chiến. Đặc biệt, đa số chiến sĩ trên tàu VN là công binh làm nhiệm vụ xây dựng đảo chứ không phải lính chiến đấu. Trước tình hình không cân sức này, các thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ, Lê Lệnh Sơn và lữ đoàn phó Trần Đức Thông truyền đạt mệnh lệnh: kiên cường giữ vững nhiệm vụ, tất cả sẵn sàng chiến đấu để giữ vững chủ quyền.

Tình hình càng lúc càng diễn biến căng thẳng hơn. Tại bãi Gạc Ma, thủy triều buổi sáng đã dâng cao hơn, nhưng nhóm bảo vệ ngọn cờ chủ quyền của thiếu úy Trần Văn Phương vẫn kiên cường trụ vững trên bãi san hô.

Rồi chuyện gì đến đã đến: quân TQ đổ bộ xâm chiếm đảo...

Gần 6 giờ sáng, tàu chiến TQ bắt đầu cho xuồng nhỏ áp sát rạn san hô Gạc Ma. Một lát sau, các xuồng khác lại tiếp tục được thả xuống với lính hải chiến TQ nai nịt đầy đủ vũ khí để đổ bộ.

Vòng tròn bất tử

Sau khi bắn cháy tàu HQ-604, tàu chiến Trung Quốc bắt đầu dồn dập nhả đạn vào tàu HQ-505. Bị trúng đạn pháo của đối phương, một phần tàu bốc cháy. Trong khoảnh khắc một mất một còn, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ quyết định cho tàu HQ-505 lao thẳng lên rạn san hô Cô Lin. Tàu gối một nửa thân trước lên cạn, nửa sau nằm dưới nước. Con tàu biến thành công sự không thể chìm và những người lính quyết tử để bảo vệ ngọn cờ chủ quyền.
Các tàu chiến Trung Quốc sau khi bắn chìm tàu HQ-604 ở Gạc Ma liền kéo sang tấn công tàu HQ-605. Những loạt pháo hạng nặng 100 li dồn dập nhả vào con tàu vận tải không hề trang bị hỏa lực hải chiến. Tàu HQ-605 bốc cháy dữ dội. Thuyền trưởng Sơn ra lệnh cho mọi người rời tàu.
Trước tình thế đó, trên bãi san hô Gạc Ma, các chiến sĩ VN đã quây thành vòng tròn bảo vệ ngọn cờ Tổ quốc (mà sau này nhiều người vẫn gọi vòng tròn ấy bằng cụm từ thiêng liêng: vòng tròn bất tử). Nhưng lúc ấy, ngoài nhóm nhỏ lính hải quân chiến đấu thuộc Lữ đoàn 146 của thiếu úy Phương, đa số là công binh chỉ có cuốc, xẻng, xà beng trong tay. Lúc này anh Lanh vừa mới quay lại tàu lấy thêm vật liệu xây dựng để đưa xuống đảo thì trung tá Trần Đức Thông kêu gọi tất cả mọi người còn trên tàu HQ-604 biết bơi hãy nhảy hết xuống biển, tiếp ứng cho anh em trên bãi san hô. Anh Lanh ra mạn boong hướng về đảo, nhảy xuống biển cùng nhiều chiến sĩ khác, nhanh chóng bơi vào vùng đồng đội sắp bị tấn công.

Trước mắt anh Lanh, cuộc đụng độ không cân sức bắt đầu bùng nổ. Lính TQ đổ bộ dày đặc lên đảo với AK sáng quắc lưỡi lê cố tràn vào vòng tròn chiến sĩ VN. Lính TQ cố giật và hạ cờ VN. Còn chiến sĩ VN trên tay chủ yếu chỉ có xà beng, cuốc xẻng, vật liệu xây dựng vẫn quyết tử giữ bằng được lá cờ. Mấy lần lính TQ cố tràn vào đều bị bật ra. Đến khi chúng nhả đạn mới áp sát được vào chỗ thiếu úy Phương đang giữ chặt ngọn cờ. Anh Lanh lúc này cũng đã lao vào sát cánh cùng đồng đội Phương. Hai bên giành giật ngọn cờ. Bất ngờ lính TQ nổ súng thẳng vào đầu thiếu úy Phương. Anh ngã xuống nhưng vẫn ôm chặt lá cờ loang máu.

Trung sĩ Nguyễn Văn Lanh (sau được phong Anh hùng lực lượng vũ trang) kể tiếp: “Sau khi anh Phương bị bắn, lính TQ định cướp lá cờ nhưng tôi giằng lại được. Một tay tôi cầm cờ, một tay cầm xà beng đánh lại...”. Thấy khó hạ gục được người lính công binh VN kiên cường, lính TQ đã đâm anh từ phía sau rồi cuối cùng bắn thẳng vào anh bằng AK.

Trên toàn rạn san hô Gạc Ma, trận chiến lúc ấy đã bùng nổ dữ dội. Lính đổ bộ TQ lùi ra xa để đại liên, pháo 37 li từ tàu chiến của chúng bắn thẳng vào các chiến sĩ VN vẫn đang quyết tử bám trụ giữ đảo. Trên tàu HQ-604, trận chiến cũng diễn ra bi tráng. Anh Mai Văn Hải, công binh E83, có mặt trên tàu lúc đó, nhớ trước khi đổ bộ giáp trận trên đảo, các tàu chiến TQ đã lùi ra đề phòng các súng nhỏ như AK, B40, B41 của tàu VN. Sau đó, chúng mới lợi dụng ưu thế hỏa lực tầm xa mạnh như pháo 100 ly, 37 li bắn dồn dập vào tàu HQ-604.

Loạt đạn đầu tiên của tàu TQ bắn trúng phòng báo vụ tàu HQ-604. Trước mắt Hải, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ lao xuống phòng động cơ, định cho máy tàu nổ để ủi lên bãi san hô Gạc Ma. Nhưng ngay lúc đó phòng máy bị trúng đạn bốc cháy, không còn thấy bóng anh ngược ra. Tàu cũng không còn khả năng lao lên bãi. Anh Hải ngược lên phòng điện trên mặt boong, gặp trung tá Trần Đức Thông và đại úy Phòng. Nhưng cũng đúng khoảnh khắc ấy, từng tràng đại liên từ phía TQ bắn thẳng vào. Lữ đoàn phó Trần Đức Thông trúng đạn vào đầu gục xuống. Đại úy Phòng cũng hi sinh.

Tàu HQ-604 mất dần dưới mặt biển, mang theo nhiều chiến sĩ và thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, lữ đoàn phó Trần Đức Thông!
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,432
Động cơ
619,705 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Vinh quang thay cho các anh, các anh đúng là những người cảm tử và luôn luôn bất tử !
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
24,315
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Xin nghiêng mình trước anh linh các anh hùng liệt sĩ !
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
28,800
Động cơ
752,102 Mã lực
sắp đến ngày 14 tháng 3 rồi đấy.
Liệu người ta có hành động gì để tưởng nhớ tới các Anh ???
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
24,315
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Có cụ Vịt ơi.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
28,800
Động cơ
752,102 Mã lực
Chẳng biết năm nay thế nào. Theo em nghĩ là có vì đang làm om sòm chuyện chủ quyền biển đảo nên người ta mới làm.
Mươi năm trước thì lặng phắc. Em thấy tủi cho các Anh ấy quá :(
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,242
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
em xn góp với các cụ mấy thông tin nữa. Nghĩ đến hải chiến trường sa là em muốn cho bọn khựa tùng xẻo rồi.
Những anh hùng, liệt sỹ ở Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam

Anh hùng liệt sỹ Trần Văn Phương

Trần Văn Phương sinh năm 1965, quê ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 3 năm 1983. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, phó chi huy trưởng đảo Gạc Ma, lữ đoàn 146 vùng 4 hải quân đảng viên Đ.ảng Cộng san Việt Nam.
Trần Văn Phương, lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, có truyền thống cách mạng. Học xong lớp 10 đồng chí vào bộ đội, được cử đi học lớp kế toán trinh sát pháo binh của quân chủng. Tháng 1 năm 1984, Trần Văn Phương được bổ sung về làm khẩu đội trưởng pháo thuộc tiểu đoàn 562 lữ đoàn 146, vùng 4 hải quân. Qua rèn luyện và công tác Trần Văn Phương luôn tỏ ra một cán bộ có năng lực và trách nhiệm, đơn vị cử đồng chí đi học trường Quân chính Quân khu 7. Tháng 1 năm 1986, Trần Văn Phương trở về đơn vị được bổ nhiệm trung đội trưởng và đề bạt quân hàm thiếu úy.
Đầu tháng 3 năm 1988, quân xâm lược ngang ngược cho nhiều tầu chiến khiêu khích và chiếm đóng trái phép đảo đá ngầm Chữ Thập và Châu Viên. Lúc này Trần Văn Phương được trên bổ nhiệm phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn - quần đảo Trường Sa).
17 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1989, tàu chiến địch kéo đến chúng gọi loa khiêu khích, buộc tầu ta rời đảo.
Mờ sáng ngày 14 tháng 3, địch hạ xuồng cho lính giương lê dàn hàng ngang xông về phía lá cờ Tổ quốc ta. Trần Văn Phương tổ chức lực lượng, động viên chiến sĩ bình tĩnh không mắc mưu khiêu khích của địch, quyết bảo vệ cờ Tổ quốc.
Địch hung hăng cậy thế đông người có vũ khí trong tay chúng xông vào cướp cờ của ta. Không sợ hy sinh, coi thường kẻ địch Trần Văn Phương lao vào giằng giật lại lá cờ Tổ quốc. Thấy chúng đang uy hiếp tính mạng một chiến sĩ đồng chí xông vào cứu. Kẻ địch đê hèn đã nổ súng vào Trần Văn Phương.
Gương anh dũng hy sinh của Trần Văn Phương đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trên đảo kiên quyết bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc mình.
Ngày 6 tháng 1 năm 1989, liệt sỹ Trần Văn Phương đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hung lực lượng vũ trang nhân dân.

Anh hùng Vũ Huy Lễ
Vũ Huy Lễ sinh năm 1946, quê ở xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Trú quán xã Đằng Hải, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng, nhập ngũ tháng 7 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng khí là thiếu tá, thuyền trưởng tàu HQ505, lữ đoàn 125 hải quân, đảng viên Đ.ảng Cộng sản Việt Nam.
Vũ Huy Lễ được đào tạo qua trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật hải quân trong nước và ở Liên Xô. Đồng khí đã được giao chỉ huy nhiều dạng tàu của hải quân. Tháng 6 năm 1982, Vũ Huy Lễ được điều làm thuyền trưởng tầu HQ505, loại tầu vận tải đổ bộ hạng lớn của Mỹ ta thu được sau ngày miền Nam giải phóng. Tầu HQ505 sản xuất từ năm 1942, nên máy móc thiết bị trên tàu hỏng hóc nhiều, Vũ Huy Lễ cùng anh em tích cực sửa chữa bảo quản giữ gìn để tăng cường sức sống cho con tầu và làm chủ nó. Do vậy nhiều chuyến đi tầu bị hỏng, Vũ Huy Lễ và anh em đã tự sửa chữa thành công tiếp tục làm nhiệm vụ.
Ngày 13 tháng 2 năm 1988 (27 Tết Mậu Thìn) Vũ Huy Lễ chỉ huy tầu chở người, vật liệu, lương thực và kéo tầu LCU 556 và Pông Tông Đ02 ra chốt giữ đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Trường Sa. Đồng chí đã hoàn thành nhiệm vụ đưa LCU 556 và Pông Tông Đ02 vào vi trí cố định trong điều kiện hết sức khó khăn.
9 giờ 30 phút ngày 13 tháng 3 năm 1988, Vũ Huy Lễ được lệnh đưa tâu HQ505 đến chốt giữ đảo Cô Lin (thuộc cụm đảo Sinh Tồn). Cùng đi có tàu HQ604. Địch cho tầu chiến lao cắt hướng đi của tâu 604 không thành, chung quay sang chặn cắt hướng đi của tâu 505.
Vũ Huy Lê mưu trí lừa địch đưa tầu HQ505 đến đúng vị trí chiếm lĩnh ở đảo Cô Lin vào lúc 16 giờ 30 phút ngày 13 tháng 3 năm 1988. Địch tăng thêm 2 tàu chiến đến khiêu khích. Vũ Huy Lễ chỉ thị cho anh em trên đảo kiên quyết bảo vệ lá cờ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc mình.
7 giờ 30 phút ngày 14 tháng 3 năm 1 988, địch đổ quân lên đảo Gạc Ma, giành giật cờ của ta trên đảo. Và chúng đã ngang ngược bần vào tâu HQ604. Sau đó ít phút chúng bắn vào tâu HQ505. Vũ Huy Lễ lệnh cho anh em nổ súng đánh trả địch. Đạn của địch làm lái điện hỏng, bình khí nén hỏng không đóng được ly hợp, máy thanh cũng bị đạn làm hỏng nặng. Vũ Huy Lễ bình tĩnh ra lệnh cứu chữa thương binh, vừa cho cơ điện khắc phục máy khẩn cấp, dùng tay điều khiển trực tiếp máy thay ly hợp cho tầu tiến hết tốc lực lao lên đảo. Lúc này cả 3 tàu chiến địch tập trung đánh mạnh vào HQ505. Cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra quyết liệt. 8 giờ 45 phút tầu HQ505 bị bốc cháy lớn.
Tâu địch tạm thời ngừng bắn. Vũ Huy Lễ cho anh em hủy tài liệu mật và tổ chức cứu tâu. Đồng chí động viên anh em dù phải chiến đấu đến người cuối cùng cũng kiên quyết bảo vệ chủ quyền đất nước. Biết không khuất phục được tàu HQ505 địch buộc phải lùi xa. Trong khi đó tàu 604 ở đảo Gạc Ma bị địch bắn chìm hẳn. Vũ Huy Lễ cử một tổ khẩn trương đưa chiếc xuồng còn lại đến đảo Gạc Ma đưa 44 anh em (có 8 thương binh và một tử sĩ) về tâu HQ505.
Vũ Huy Lễ cùng đồng đội và con tâu HQ505 vẫn hiên ngang ngay trên đảo Cô Lin khẳng định chủ quyền quần đảo Trường Sa của Tổ quốc ta trên biên Đông.
Ngày 6 tháng 1 năm 1989, Vũ Huy Lễ được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Anh hùng liệt sỹ Trần Đức Thông
Trần Đức Thông sinh năm 1944 dân tộc Kinh, quê ở xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ ngày 7 tháng 4 năm 1962. Khi hy sinh đồng chí là trung tá, phó lữ đoàn trưởng lữ đoàn 146, Vùng 4 thuộc Quân chủng Hải quân, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, đảng viên Đ.ảng Cộng sản Việt Nam.
Từ năm 1975 trở về trước, Trần Đức Thông đã trực tiếp tham gia chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với nhiều cương vị từ thấp đến cao (thợ sửa chữa pháo cuả lữ đoàn 335 phòng không, trạm trưởng sửa pháo của trung đoàn 227, Quân khu Hữu Ngạn, trợ lý tác chiến trung đoàn 223, Quân khu Trị Thiên). Đồng chí luôn tận tụy công tác, chiến đấu dũng cảm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Sau khi Tổ quốc thống nhất. Trần Đức Thông xác định tốt nhiệm vụ, gắn bó với quân đội. Học xong chương trình trung cấp ở trường Phòng không đồng chí về nhận công tác ở đơn vị bảo vệ đảo Trường Sa. 11 năm gắn bó với nhiệm vụ xây dựng đảo, bảo vệ Trường Sa, Trần Đức Thông luôn nêu cao phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ, đảng viên, gương mẫu, không ngại gian khổ, có tinh thần đoàn kết giữ nghiêm kỷ luật hết lòng thương yêu bộ đội; có tác phong lãnh đạo chỉ huv sâu sát, năng nổ, tỏ ra là một cán bộ có kinh nghiệm và năng lực tổ chức thực hiện, được nhân dân và đồng đội tin yêu. Ở đảo nào, Trần Đức Thông cũng góp phần xây dựng đáo vững mạnh về mọi mặt, đảo Sơn Ca (1982) từ trung bình lên khá nhất trong quần đảo Trường Sa (1983 - 1984). Trần Đức Thông thường trực đảo Nam Yết 3 năm (1984-1987) tổ chức tiếp nhận hàng ngàn tấn vật liệu và chỉ huy xây dựng đảo Thuyền Chài, tiếp nhận vũ khí, trang bị ra đảo an toàn, đúng kế hoạch.
Vừa là cán bộ trong ban chỉ huy lữ đoàn, vừa hoạt động trong ủy ban nhân dân huyện Trường Sa, Trần Đức Thông đã suy nghĩ, đóng góp và đề ra biện pháp công tác phù hợp, làm cho hoạt động quân sự và chính quyền có nền nếp. Huyện đảo Trường Sa đã thực sự trở thành nơi gắn bó đoàn kết giữa các khối đảo với các địa phương của tỉnh Phú Khánh, tạo điều kiện giúp đỡ tinh thần và vật chất có hiệu quả đối với bộ đội đảo, Trần Đức Thông được nhân dân yêu mến, tín nhiệm.
Trong cuộc chiến đấu chống lấn chiếm các đảo ở vùng biển tháng 3 năm 1988 của hải quân xâm lược,Trần Đức Thông đã tỏ rõ bán lĩnh vững vàng và quyết tâm cao trong việc chi huy bộ đội giữ vững chủ quyền của ta trên các đảo. Đầu tháng 3 năm 1988 Trần Đức Thông đang nghỉ phép thì có điện gọi về đơn vị. Đồng chí đã chỉ huy một lực lượng ra đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao (thuộc cụm đảo Sinh Tồn). 16 giờ 30 phút ngày 13 tháng 3 tới vị trí, Trần Đức Thông tổ chức lực lượng đi khảo sát, xác định vị trí cắm cờ, làm nhà. 4 giờ sáng ngày 14 tháng 3, đồng chí chỉ huy bộ đội bốc dỡ vật liệu từ tầu HQ604 xuống đảo Gạc Ma, lúc này tầu địch đang bao vây, uy hiếp, dùng xuồng máy đổ quân lên đảo hòng nhổ cờ, và chiếm đảo. Trần Đức Thông đã cho điện báo về sở chỉ huy và xác định quyết tâm "dù địch vây ép, dù mất tầu, chúng tôi quyết không lùi". Trần Đức Thông lệnh cho bộ đội trên tầu xuống đảo hỗ trợ lực lượng bảo vệ cờ và đấu tranh với địch, đồng thời nhắc nhở bộ đội, hãy bình tĩnh, không được nổ súng khi chưa có lệnh để tránh sự khiêu khích của địch.
Trên đảo đã xảy ra đụng độ giữa ta và địch, tầu địch vòng dãn ra xa và dùng pháo bắn nhiều loạt vào tầu HQ604. Tầu ta trúng đạn, nước tràn vào và chìm nhanh, Trần Đức Thông bị thương nặng vào đầu nhưng vẫn ở mũi tầu chỉ huy bộ đội, cho đến lúc hi sinh.
Trần Đức Thông đã nêu cao tinh thần anh dũng chiến đấu, kiên quyết cùng bộ đội đấu tranh giữ vững chủ quyền của Tổ quốc trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Quá trình công tác, đồng chí đã được tặng thương 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 12 bằng và giấy khen.
Ngày 13 tháng 12 năm 1989, liệt sỹ Trần Đức Thông đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



Anh hùng liệt sỹ Vũ Phi Trừ
Vũ Phi Trừ sinh năm 1957, dân tộc Kinh, quê ở xã Quảng Khê, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 2 năm 1975. Khi hy sinh đồng chí là đại úy, thuyền trưởng tầu HQ604 thuộc lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân, đảng viên Đ.ảng Cộng sản Việt Nam.
Vũ Phi Trừ trưởng thành từ chiến sĩ lên, đã được đào tạo tại trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật hải quân (1978-1981), được điều về làm phó tầu HQ604 (1981-1983) rồi thuyền trưởng (1984-1988). Quá trình công tác và nhất là thời gian phụ trách tầu, Vũ Phi Trừ nêu cao tinh thần trách nhiệm, chịu học, chịu rèn, năng nổ sâu sát chiến sĩ và tỏ rõ năng lực tổ chức đơn vị hoàn thành nhiệm vụ, Mặc dù tầu HQ604 là tầu cũ, đã xuống cấp, đồng chí cùng anh em chăm lo bảo quản bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời nên duy trì sức sống cho con tầu; tập thể tầu HQ604 đã đi lại hàng chục ngàn hải lý an toàn với nhiệm vụ chi viện, tiếp tế và phục vụ bộ đội quần đảo Trường Sa. Là thuyền trưởng kiêm phó bí thư chi bộ, Vũ Phi Trừ luôn chăm lo xây dựng đoàn kết nội bộ, xây dựng chi bộ đảng đạt trong sạch ững mạnh, duy trì nền nếp kỷ luật, bảo đảm đời sống của chiến sĩ, đồng chí được quần chúng tin tưởng, quý mến.
Khi xảy ra sự kiện hải quân xâm lược khiêu khích và lấn chiếm Trường Sa, Vũ Phi Trừ cùng tập thể tầu luôn xây dựng quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Đồng chí đã chỉ huy bộ đội chiến đấu với kẻ thù, góp phần bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên các đảo và lãnh hải của Tổ quốc.
Ngày 11 tháng 3 năm 1988, Vũ Phi Trừ nhận lệnh chỉ huy tầu HQ604 chở người, lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng đi chốt giữ và xây dựng đảo Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn). Mặc dù sóng to, biển động tấu ra khơi vẫn đúng kế hoạch trong hành trình cộng tác cùng với hai tầu bạn trong biên đội. Đoạn đường biển từ đảo Đá Lớn đến đảo Gạc Ma, địch cho tầu chiến khiêu khích, lao tầu đến cắt ngang hướng đi của tầu ta. Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh, kiên quyết giữ nguyên tốc độ và hướng đi của tầu, buộc tầu địch phải lái vòng về sau. Khi tầu địch quay lại, đồng chí đã cho tầu của ta tiến thẳng đến vị trí đã định, thả neo và chốt giữ đảo Gạc Ma. Vũ Phi Trừ đã cùng với chỉ huy chốt giữ đảo và lực lượng công binh, tổ chức cắm cờ Tổ quốc trên đảo vào lúc 21 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1988.
4 giờ 30 phút sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội chuyển vật liệu xây dựng và đưa bộ đội lên đảo, lúc này hai tầu địch cỡ lớn tới bao vây chĩa pháo uy hiếp ta và dùng loa gọi ta rút ra khỏi đao Gạc Ma. Vũ Phi Trừ đã lớn tiếng trả lời chúng: “Hãy ra khỏi khu vực này, đây là lãnh thổ Việt Nam". Lời nói đó đã khích lệ, cổ vũ tinh thần bộ đội ta. Vũ Phi Trừ cùng Trần Đức Thông thống nhất báo cáo tình hình về sở chỉ huy và xây dựng phương án đánh trả địch nếu chúng tấn công ta.
Địch dọa ta không được, chúng đổ quân lên đảo để nhổ cờ, bộ đội ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Tầu địch lùi ra xa, khi trên đảo có súng nổ thì tầu địch cũng bắn vào tàu HQ604. Tình thế trở nên ác liệt phức tạp bộ đội ta chiến đấu trong điều kiện không cân sức, tầu ta bị hỏng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh, chỉ huy bộ đội xuống các xuồng, dùng súng bộ binh chiến đấu tự vệ đồng thời cho băng bó cấp cứu các đồng chí bị thương còn trên tầu. Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy, vừa trực tiếp chiến đấu bằng súng AK và B40 chi viện cho anh em trên đảo. Vũ Phi Trừ bị thương nặng, tầu chìm nhanh và đã anh dũng hy sinh.
Vũ Phi Trừ là cán bộ hải quân gắn bó với tầu, với biến, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực trong cuộc chiến đấu giữ vững chủ quyền của nước ta trên biển Đông.
Vũ Phi Trừ đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba, 2 năm 1986-1987 là Chiến sĩ thi đua và được tặng 4 bằng khen.
Ngày 13 tháng 12 năm 1989, liệt sỹ Vũ Phi Trừ được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Anh hùng Nguyễn Văn Lanh
Nguyễn Văn Lanh sinh năm 1966, dân tộc Kinh, quê ở xã Vạn Ninh, huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 8 năm 1985. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng công binh thuộc đại đội 9, tiểu đoàn 887, trung đoàn 83) Quân chủng Hải quân, đảng viên Đ.ảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Văn Lanh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh em, học lớp 7/10 đồng chí phải ở nhà làm ruộng giúp đỡ gia đình, là một thanh niên cần cù, chịu khó trong lao động và tích cực tham gia công tác đoàn ở địa phương.
Tháng 8 năm 1985 Nguyễn Văn Lanh nhập ngũ. Sau thời gian huấn luyện, đồng chí về công tác tại trung đoàn 83 công binh hải quân. Từ tháng 11 năm 1985 đến tháng 2 năm 1988, Nguyễn Văn Lanh tham gia xây dựng công trình K25 (Hải Phòng), sau đó xây dựng khu hậu cứ Hòa Thượng (Đà Nẵng). Trong hơn hai năm, Nguyễn Văn Lanh luôn nhiệt tình công tác, hăng hái, chịu khó rèn luyện và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ngày 25 tháng 2 năm 1988, đơn vị nhận nhiệm vụ xây dựng công trình phòng thủ ở Trường Sa, Nguyễn Văn Lanh xác định quyết tâm, phấn khởi lên đường. Ngày 8 tháng 3 năm 1988 Nguyễn Văn Lanh được giao làm tiểu đội trưởng, cùng đơn vị xây dựng công trình tại đảo Gạc Ma, đồng chí đã làm tốt việc bốc dỡ, vận chuyển vật liệu và tham gia xây dựng công trình theo kế hoạch.
Sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988, Nguyễn Văn Lanh trong khi cùng đơn vị vận chuyển vật liệu từ tầu HQ604 lên đảo, thì tàu địch đến bao vây, uy hiếp. Tình thế rất căng thẳng. Khi địch đổ quân xuống đảo, vây ép bộ đội, giật cờ của ta hòng chiếm đảo, theo lệnh của đồng chí Trần Đức Thông, chỉ huy cụm đảo: "Đồng chí nào biết bơi, bơi ngay vào đảo hỗ trợ cho các đồng chí trên đảo bảo vệ cờ" . Nguyễn Văn Lanh cùng 11 anh em khác nhảy xuống biển và bơi vào đảo. Khi đó trên đảo địch đã nổ súng, đồng chí Trần Văn Phương, người giữ cờ hy sinh. Nguyễn Văn Lanh đã xông đến bảo vệ cờ; mặt giáp mặt với kẻ thù, đồng chí vân bình tĩnh, dũng cảm và kiên cường đấu tranh với địch. Khi địch tiến
đến giằng cờ Nguyễn Văn Lanh kiên quyết giữ lại, đôi bên giằng co, địch nhổ xà beng đánh, Nguyễn Văn Lanh né tránh được. Địch dùng lê đâm, đồng chí tránh nhưng bị sạt qua bả vai. Khi thấy tên sĩ quan địch cùng súng ngắn định bắn, bằng một động tác bất ngờ, Nguyễn Văn Lanh đánh bật khẩu súng trong tay hắn. Địch bên ngoài điên cuồng nổ súng, đồng chí bị thương, đạn vào bả vai. Một tên xông tới gí lưỡi lê vào bụng Nguyễn Văn Lanh, hăm dọa bắt hạ cờ. Đồng chí kiên quyết gạt lê ra thì tên địch nổ súng, đạn xuyên vào bả vai trái, làm đồng chí mất đà, ngã nhào xuống nước.
Đồng đội đã vào tiếp cứu và tiếp tục giương cao cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền của ta trước mặt kẻ thù.
Khi địch rút ra xa, Nguyễn Văn Lanh được đồng đội tìm kiếm và đưa ra tầu HQ505 cấp cứu, sau đó được đưa về sau điều trì. Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, Nguyễn Văn Lanh được kết nạp vào Đ.ảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Văn Lanh đã nêu cao tấm gương sáng về tinh thần dũng cảm kiên quyết chiến đấu mặt giáp mặt với kẻ thù và đã chiến thắng, góp phần giữ vững chủ quyền của Tổ quốc trên đảo Gạc Ma.
Nguyễn Văn Lanh đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 3 bằng và giấy khen.
Ngày 13 tháng 12 năm 1989, Nguyễn Văn Lanh được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tàu HQ505, Lữ đoàn 125 hải quân
Tàu HQ505 là loại tàu vận tải đổ bộ của Mỹ ta thu được khi giải phóng miền Nam. Từ tháng 6 năm 1975 tàu HQ505 làm nhiệm vụ vận chuyển hàng quân sự từ Bắc vào Nam và đến các đơn vị ở hải đảo, các đơn vị làm nhiệm vụ quốc tế. Từ tháng 8 năm 1987 đến tháng 2 năm 1988, tàu HQ505 làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu cho bộ đội xây dựng công trình ở quần đảo Trường Sa.
Sáng 14 tháng 3 năm 1988, 3 tàu địch áp sát tàu HQ505, dùng loa gào thét đòi tàu ta rời đảo. Cán bộ, chiến sĩ ta bình tĩnh cho tàu mở hết tốc độ lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc. Trước ý chí của ta địch phải cho tàu lui ra rồi bắn dữ dội lên đảo, tàu HQ505 bị cháy. Khi thấy tàu HQ604 của ta ở đảo Gạc Ma bị địch bắn cháy và chìm, cán bộ chiến sĩ tàu HQ505 đã dùng xuồng cao su cơ động dưới làn hoả lực của địch đến cứu được 44 thương binh đưa về nơi an toàn.
Ngày 6 tháng 1 năm 1989, tàu HQ505 được Chủ tịch Hội đồng nhà nước nước CHXHCNVN tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Còn nhiều anh hùng nữa. Em đào mả tổ đứa nào mà đã vì mấy đồng bẩn của khựa mà đánh mất lịch sử ....
 
Chỉnh sửa cuối:

lead2banh

Xe tải
Biển số
OF-73764
Ngày cấp bằng
24/9/10
Số km
368
Động cơ
426,893 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đọc mà nghẹn ngào cho các anh quá, e vẫn không hiểu là tại sao lúc đó ta không mang tàu quân sự ra giữ đảo mà chỉ mang tàu vận tải nhỉ
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
28,800
Động cơ
752,102 Mã lực
Đọc mà nghẹn ngào cho các anh quá, e vẫn không hiểu là tại sao lúc đó ta không mang tàu quân sự ra giữ đảo mà chỉ mang tàu vận tải nhỉ
Có mang tàu quân sự ra cũng không giữ nổi 1 khi Tàu nó đã có dã tâm và quyết tâm đánh. Hải quân mình lúc ấy quá yếu.
Sở dĩ ta mang tàu vận tải ra là dùng chở lực lượng chính là công binh hải quân cùng vật liệu xây dựng ra các đảo chìm hòng xây dựng gấp công trình, cho quân đóng khẳng định chủ quyền. Số lượng thủy binh (lính chiến) đi theo các tàu HQ 504-505-605 này rất ít.
Ta cũng đã xác định đi chiến dịch CQ-88 này là cảm tử nên trước khi xuất bến, nhà ta đã làm lễ truy điệu sống cho những cán bộ, chiến si đi làm nhiệm vụ. Em đọc thì thấy người ta viết vậy.
Bi tráng quá :(
 
Chỉnh sửa cuối:

lead2banh

Xe tải
Biển số
OF-73764
Ngày cấp bằng
24/9/10
Số km
368
Động cơ
426,893 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhưng thực tế Tàu khựa cũng không phát động chiếm đảo và đảo colin mình vẫn giữ được, nếu lúc đó có tàu quan sự chưa chắc nó đã nổ súng. Theo báo viết thực tế tàu của ta đứng chịu trận không bắn trả được phát nào vì đâu có vũ khí
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top