cái này còn tùy thuộc vào vạch sơn phân làn, nếu vạch liền cụ được phép vượt vô tư. Nếu vạch đứt cụ bị quy về lỗi vượt phải
Đây là "có thể" bị quy về cụ ợ. Vạch liền với vạch rời chỉ khác nhau ở chỗ cụ có được phép đè vạch hay không,
NẾU vạch liền mờ được vượt thì vạch rời cũng vượt được khi xe đi ở làn trái không có tín hiệu xin chuyển làn.
Luật VN thiếu chặt chẽ (kể cả đã có thông tư hướng dẫn) nên hiểu dư lào cũng có thể bảo là đúng. Nhà cháu xin trích một số điều khoản của Luật GTĐB liên quan đến vấn đề các cụ đang thảo luận để làm ví dụ.
Điều 14. Vượt xe
- Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
- Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
- Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
- Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
- Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
- Khi xe điện đang chạy giữa đường;
- Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
- Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:...
Các khái niệm phần đường xe chạy, làn đường được giải thích ở:
Điều 3. Giải thích từ ngữ6. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.
7. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
Và cách sử dụng làn đường quy định ở:
Điều 13. Sử dụng làn đường
- Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Dư thía trong cả bộ Luật không có định nghĩa dư lào là VƯỢT (vượt là so sánh trên cả
phần đường xe chạy hay chỉ trên từng
làn đường. Có thể hiểu theo một trong hai cách:
- NHƯỜNG CHO VƯỢT tác động trên cả phần đường xe chạy (điều 14, khoản 3), có nghĩa là hành động VƯỢT cũng được đánh giá trên cả phần đường xe chạy - nếu có phân làn & các cụ có chạy khác làn mờ vượt qua xe bên trái cũng là phạm luật (không phân làn thì dĩ là phạm luật yò).
- XIN VƯỢT nhằm mục tiêu để XE CHẠY TRƯỚC nhường đường (điều 14, khoản 2). Nếu khác làn đường, cái XE CHẠY TRƯỚC kia không còn là chạy trước nữa vì nó phải đi trong làn đường của nó (điều 13, khoản 1). Khi đó, nếu vạch kẻ liền hoặc vạch rời nhưng "xe chạy trước" không có tín hiệu xin chuyển làn thì làn ta ta cứ đi, đúng tốc độ cho phép chứ chả hề "vượt" bố con thằng nào.
Nhà cháu hiểu theo cách sau. Thực tế là nhà cháu nhiều lần vượt lên bằng làn trong (khi xin vượt không được) bằng cách xi-nhan chuyển làn đàng hoàng → tắt xi-nhan chạy trong làn trong một đoạn rồi "vượt" → xi-nhan chuyển ra làn ngoài, kể cả chạy qua xxx ở đường BTL-NB mờ chưa bị vịn bâu rờ.