Chính sách đào tạo cho vùng cao của chúng ta gần như đang ưu việt nhất các nước đang phát triển, tất nhiên đâu đó còn những điểm trường chưa đc kiên có hoá, nhưng không nhiều. Nếu như với tốc độ này chỉ 5-7 năm nữa là chúng ta xoá bỏ đc.
Còn về Đường xá và cầu cống, thì chi phí đầu tư cho vùng xa khá lớn, chỉ phục vụ một số ít dân nên khó, chúng ta chưa thể dồn nguồn lực cho việc này, bọn em ngày trước đi làm đường nói vui, Nam định, Thái Bình hay các tỉnh đồng bằng sông hồng mỗi người ra xúc 10 xẻng cát, bao xi măng là có đường bê tông mà đi, còn vùng cao muốn có đường bê tông phải chi cả tỷ bạc/người.
Em kể cụ nghe.
Em mới thăm một cái thôn tên là Nao Quang ở Bảo Lâm, Lâm Đồng.
Thôn này nằm giữa thung lũng, đẹp thì có đẹp mà xa vãi đạn, cách UBND xã 18 cây số. Thôn có đúng 92 hộ dân, toàn người Hoa với K'Ho. Làm đường với kéo điện vào tổng chi phí gần 50 tỷ, phục vụ nhõn đâu đó 300 người. Nghe cậu thu tiền điện bảo mỗi tháng chỉ có xấp xỉ 20 triệu tiền điện, tháng nào tưới cà phê thì tăng gấp đôi. Mà phải có riêng 1 người chuyên vào thu tiền điện chứ dân chưa/không biết xài in- tẹc- lét.
Nói để thấy Việt Nam dù nghèo nhưng đang cố gắng giảm bớt khoảng cách thành thị- nông thôn, đồng bằng- miền núi, để không đối tượng nào chịu thiệt thòi quá. Chứ bình thường ra, để tư nhân làm ai chịu đầu tư bạc tỷ thu tiền cắc, biết bao nhiêu chục năm mới hồi vốn, đừng nói tới có lời.
Với các quốc gia phát triển ở trình độ kinh tế tương đương Việt Nam, Việt là hình mẫu cho phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế giáo dục tới đông đảo cư dân thụ hưởng. Ngay Philippin bên cạnh ta đây, thành phố thì ngon chứ về mấy khu vùng Mindanao em nói thật với cụ, nhìn buốt ruột lắm, còn lâu mới so được với vùng sâu vùng xa Việt Nam.
Nói vậy để thấy là chúng ta còn nghèo, còn vất vả. Nhưng chính phủ cũng đang làm mọi cách để phát triển. Cứ lao động chăm chỉ đi rồi đâu sẽ có đó.