Em có đọc rồi,ở báo HNM hay ở tạp chí gì đấy ngành sử về sự tích gò Đống Đa.Kỳ thực cái gò xưa thuộc một quần thể 13 cái gò suốt từ An Trạch Hào Nam kéo về đến chỗ Thái Hà.Các quan đời nhà Nguyễn được phong ấp,lập trại thì cho dọn dẹp mồ mà vào 13 cái gò ấy.Thăng Long phát triển thì mồ mả phải nhường cho nhà cửa,về sau còn mỗi cái gò bây giờ,kỳ thực cũng chỉ là cái gò đất để lấy chỗ tế chúng sinh chứ cũng không có xương cốt gì .Thời kếch mộng về,các ông sử học yêu lước tô vẽ thành ra cái gò Đống Đa vùi thây quân anh Tôn Sĩ Diện để lấy cớ lễ lạt kỷ niệm cho nhân dân được tự hào.
Cạnh trường Thủy Lợi trước có cái trường gì Công Đoàn,năm chín mấy mở đường Tây Sơn,tiểu sành phải hàng chục chuyển IFA chở đi tận đâu,không biết có phải Văn Điển không.Đấy là về đời dân chủ cộng hòe,còn như thời Tây lông thực dân chỗ ấy hình như là cái nghĩa trang cũng to lắm,các cụ tứ đại nhà em trước cũng nằm đấy,sau đến năm gần giải phóng thủ đô Tây lông quy hoạch di dời phải chạy đi chỗ khác.Chính chỗ trường Thủy lợi chả có gì,đất ấy vốn vẫn là ruộng làng Khưong Thượng,ông đồng hao em quê đấy bảo thế.
Trường Thủy lợi trước sinh viên dữ lắm,thằng bạn em học thêm cùng hồi thi đại học,cậy thổ dân vào trường oánh nhau,bị sinh viên ném từ tầng 4 xuống hố vôi ngay hồi chín mấy.Chết mất ngáp.Năm nào cũng vài vụ.
Còn bảo như bác thớt về người Tàu trấn yểm,nói thế oan cho người Tàu.Kể ra bây giờ Tàu nó làm kiểu í thì cũng có thể vì người mình bây giờ ít thạo chữ Nho.Chứ thời xây trường Thủy lợi,các bậc túc nho học giả hẵng còn đông,cán bộ TW cũng nhiều người uyên bác chưa kể còn có Bác mình.Người TQ họ cũng chả lẩm cẩm về mặt ngoại giao mà làm mấy cái trò huyền hoặc ấy.Mí lại,trấn yểm là cái môn mấy anh phong thủy cua mề An Nam ngộ sách mà tưởng tượng ra để móc túi bình dân thôi.Tin làm gì,rách việc!