Em nghĩ là tào lao.
Cụ nghĩ chữ CÁT này nó tốt đến đâu mà vẫn hỏng?
Cái Phủ Đầu Rồng này đầu tiên xây xong thì ngon lành sau đó chả hiểu vì sao anh Thiệu là người cực kỳ duy tâm lại lụi bại như vậy, các cao thủ nào hóng được chia sẻ với ae cho tỏ rõ vậy :
"Ông Thiệu lấy quốc huy là con rồng để thể hiện quyền uy sức mạnh như rồng của chính phủ Sài Gòn do Thiệu làm tổng thống (...). Cũng từ khi mang tên Phủ đầu rồng, các thầy tướng số lại tán rằng dinh Độc Lập là cái đầu của con rồng lớn, còn đuôi của nó kéo dài tới tận công trường Chiến sĩ ở ngã tư đường Duy Tân - Trần Quý Cáp (nay là khu vực giao lộ của các con đường Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân, Võ Văn Tần, Q.3, TP.HCM), muốn yên vị ở Phủ đầu rồng thì phải xây cái hồ chỗ công trường Chiến sĩ để "trấn yểm" đuôi con rồng, không cho nó quậy phá ảnh hưởng đến ngôi vị (chức tổng thống của ông Thiệu) ở đầu rồng.
Nghe lời, chính quyền Thiệu cho đập phá tượng đài Chiến sĩ trận vong của Pháp để lại, xây trên đó một cái hồ, trong đó có một con rùa bằng đồng nằm dưới chân tháp cao. Thế là chỉ sau mấy tháng, một công viên mới ra đời với một công trình kiến trúc lạ xuất hiện, làm chức năng "yểm quái, trấn quậy", yểm hộ cho người đứng đầu chế độ Sài Gòn, mong giữ yên nền cai trị của chính phủ đang ngự trị ở dinh Độc Lập" (sđd, tr.148).
Nơi cao nhất của dinh Độc Lập mới gọi là "Lầu tĩnh tâm", mà theo hồi ức của tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ, có tên chữ Hán "Thiên phương tĩnh tâm lâu", không bịt kín bằng cửa gương như nhiều phòng ở các tầng dưới, mà để thông gió, chung quanh chống đỡ bằng những hàng cột nhỏ.
Đứng tại đó nhìn bốn phía sẽ thấy Sài Gòn hiện ra với những đường phố dài, những dãy nhà nhấp nhô, ẩn hiện dưới lùm cây xanh ngắt: "Ý đồ của nhà kiến trúc (Ngô Viết Thụ) là muốn cho nhà lãnh đạo quốc gia sau giờ mệt nhọc vì việc nước, sẽ lên đây tìm giây phút thư thái khi phóng tầm mắt ra bốn phương trời, trong bầu không khí trên cao tĩnh lặng. Nhưng những viên tướng mới lên cầm quyền (Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ và cộng sự trẻ) tính tình còn hiếu động, ưa giải trí sau giờ làm việc bên bàn mạt chược hay bàn bi-da, hơn là đứng trầm tư ở một nơi chỉ có mình giữa trời với đất. Họ đã biến căn lầu này thành một sàn nhảy, dành cho những vũ hội trong dinh".
Từ đó, Lầu tĩnh tâm đón nhiều phu nhân các bộ trưởng, các viên chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn, cũng như vợ các tướng lĩnh mới được phong, đến bày những cuộc vui. Họ có mặt trong trang phục sang trọng bên cạnh phu nhân tổng thống Thiệu - mà ông Thiệu thường gọi thân mật, dân dã là "bà Sáu".
Chính ở đó, trong dạ tiệc, lúc vui miệng một số sinh hoạt kín đáo liên quan đến các "phu nhân" được ai đó lỡ lời nói ra, như hồi ký của Nguyễn Cao Kỳ chép rõ: "Nhiều bà vợ của những người đang có quyền lúc bấy giờ đã không cưỡng lại được sự cám dỗ của món tiền hối lộ khi họ có thể thuyết phục được chồng họ (với vị trí và quyền lực của người chồng) giúp đỡ bạn bè của họ, đặc biệt là trong vấn đề bắt quân dịch (đi lính đánh trận). Số tiền 100.000 đồng mà các bà vợ nêu trên nhận được mỗi khi họ giúp cho một người con (hoặc cháu) của bạn mình khỏi bị gọi đi lính - đã trở thành một giá tiền phổ biến đến mức mà các bà đánh xì phé lớn với nhau - mỗi khi đi tiền thêm, đã nói: "Tôi tố thêm một tân binh quân dịch (tức 100.000 đồng)!".