Mỹ Thuật Yết Kiêu thì nặng (thậm chí là thuần) về nghệ thuật, tư tưởng xuyên suốt là nghệ thuật vị nghệ thuật
Ở 1 chừng mực nào đó, ở đây là mỹ thuật có tính bác học, so sánh một cách nôm na thì giống như nhạc thính phòng opera
Mỹ thuật công nghiệp - ngay ở cái tên cũng đã thể hiện rõ - là Mỹ thuật có tính ứng dụng. Độ phổ thông, tính thực tế và hiệu quả (kiếm tiền) từ các ngành đào tạo của Mỹ thuật công nghiệp rộng hơn hẳn Mỹ thuật Yết kiêu. Tuy vậy, Mỹ thuật công nghiệp cũng như Mỹ thuật Yết kiêu, đều là những trường đào tạo Nghệ thuật Hội họa, Tạo hình.
Nôm na Mỹ thuật công nghiệp tuy không phải chuẩn khắt khe kiểu bác học như opera, nhưng cũng là Thanh nhạc chuyên nghiệp
Khối Kiến trúc (ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng Khoa Kiến trúc, ĐH Kiến trúc Tp HCM, các khoa kiến trúc thuộc các ĐH khác - cái này em chưa thấy có nhiều) thì lại khác. Ở đây, Vẽ thi đầu vào chỉ đóng vai trò là Xét tuyển Năng khiếu Mỹ thuật - Hội họa. Năng khiếu này là 1 tố chất rất cần cho việc hình thành nên 1 Kiến trúc sư. Do đó các Khối kiến trúc hiện nay chỉ thi tuyển năng khiếu vẽ qua các bài vẽ khá đơn giản (so với khối Nghệ thuật hội họa), cụ thể là bài 1: vẽ tượng (ĐH Kiến trúc) hoặc tĩnh vật (ĐH Xây dựng Khoa kiến trúc), bài thi thể hiện thuần túy bằng bút chì đen, không màu; bài 2 vẽ bố cục phối cảnh ý tưởng sáng tạo
Hồi em thi năm 1996, thì bài 2 chỉ có thang: 2/10, còn bài 1 là 8/10 (ông nào vẽ tượng đạt 7,7/8 là tanh tưởi)
Nhưng hình như hiện nay tỷ lệ điểm của 2 bài thi này là 5/5 rồi thì phải (tăng điểm đánh giá với sự sáng tạo)
So sánh nôm na thì vẽ trong Khối kiến trúc cũng như phần năng khiếu hội họa trong khối ... Sư phạm
Em tay ngang chỉ biết đến vậy, Cụ Mợ trong nghề phân tích cụ thể thêm ợ