[Funland] Trường công mà lại tự chủ tài chính???

doctor103

Xe điện
Biển số
OF-470186
Ngày cấp bằng
14/11/16
Số km
4,915
Động cơ
86,428 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
[/QUOTE]
Ở đây có mấy vấn đề cần nói rất rõ:
1. Thu thuế cao không chắc đảm bảo bất cứ điều gì nếu hệ thống tham nhũng, lãng phí, chi tiêu kém minh bạch, hiệu quả thấp; công chúng không được giám sát đồng tiền công được chi tiêu đúng hay sai mục đích.
2. Với năng lực hạn chế của cả hệ thống hiện tại, nhiều người cho rằng thuế càng thấp càng tốt, càng đỡ lãng phí.
Người dân giữ tiền sẽ chi tiêu hiệu quả hơn.

Cách tiếp cận số 2 thắng thế. Nhưng đồng thời người dân đô thị lớn sẽ tiếp tục phải chung sống với lũ: giáo dục công quá tải, y tế công quá tải, nước thải xả thẳng ra sông, rác thải đem chôn ko xử lý, xẻ đất công đem bán tiêu dần, hàng ngày triệu người đánh vật nhau trên đường vì giao thông ngầm không có tiền xd, cầu kết nối qua sông 10 cái quy hoạch thì xd được 1-2 trong 10 năm, vv.

Mọi sự so sánh dịch vụ công "miễn phí" với các nước phát triển hơn đều khập khiễng. Bên đó dân đóng thuế cao hơn, tiền công chi tiêu hiệu quả hơn và họ được hưởng giá trị cao của từng đồng thuế họ đóng.
Cơ sở nào cho rằng cách 2 đang ưu thế hơn. Đang nói về gd cụ cứ lái sang thuế đất, ... các kiểu, ở những post trước em nói về việc chi cho gd chưa đạt tiêu chí nhà nước đề ra thì lại nói là bàn chi cho gd ở post này không hợp lý??? Cụ muốn định hướng mọi người là nên đóng thêm thuế cho nn chăng
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,111
Động cơ
382,794 Mã lực
Cụ chịu khó tự dùng cái đầu, kiến thức và kinh nghiệm của cụ đã có mà tính thử 1 trường học 4 khối lớp (6-7-8-9) với 24 lớp học tổng số 1000 học sinh sẽ cần bao nhiêu tiền để chi thường xuyên trong 1 năm.
Theo báo báo ngân sách thì ngân sách đang chi TB khoảng 10 tr/học sinh /năm. Số tiền này chủ yếu dùng để trả lương cho giáo viên và cb quản lý (85% hoặc hơn). Số học phí thu được trực tiếp từ phụ huynh theo quy định là 1-3 tr/học sinh/năm. Số này dành chi cho các hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác của nhà trường và rất thiếu thốn. Chính nó là lý do mà các trường phải kêu gọi phụ huynh đóng góp (ngoài quy định chung), hàng năm.

Con số tôi nói 14-15 tr/năm/học sinh là khiêm tốn nhất rồi, kèm điều kiện phải chi cực kỳ tiết kiệm, không lãng phí, từng đồng tiền công phải được giám sát tốt.

Còn các loại thuế khác thì ai cũng biết. Nhưng các loại thuế đó chi cho hàng chục trăm mục tiêu khác: quân đội duy trì lực lượng nửa triệu quân sẵn sàng chiến đấu, vũ khí quân đội (mấy cái tàu kilo, máy bay chiến đấu, tàu chiến, tập trận, vv.) tốn cả tỷ đô, hàng trăm nghìn chiến sĩ xxx để đảm bảo trật tự an ninh lá chắn, hàng trăm đại sứ quán lãnh sự ở nước ngoài, hàng chục hội đoàn thể đủ vây cánh với hàng chục nghìn nhân sự, đến những chi phí đền ơn đáp nghĩa hàng triệu người, chi trả chục nghìn cây bút lương 3 củ trên các diễn đàn, vv Tất cả là tiền chi phí lấy từ thuế và bán tài sản công.

Những khoản chi ở trên, công chúng không tiếp cận được, không dám đánh giá hiệu quả vì phạm húy. Kết cục là số tiền dành cho các vấn đề dân sinh địa phương trực tiếp quá thiếu. Các dịch vụ công như GD, y tế được giao nhiệm vụ nhưng tiền để thực hiện các nhiệm vụ thì rất thiếu. Thôi thì người dân phải gắng chịu cố mà sống trong điều kiện đó.

Vãi cả 14-15tr/năm. Cụ lấy tiêu chuẩn nào ra thế? Ngừoi dân không chỉ đóng thuế đất và thuế đất đc sử dụng vào chi tiêu nào là chính mà đem so thuế đất với chi tiêu cho giáo dục. Người dân không chỉ đóng thuế đất còn có các loại thuế khác đó là thuế tncn, thuế vat, tiêu thụ đặc biệt, môi trường … (dn là bên thu hộ), không chỉ có thuế mà các loại tài nguyên cũng đều là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý. Các lợi ích từ khoáng sản nn cũng phải phân bổ cho xã hội thông qua việc cung cấp dịch vụ công ích và đó là vai trò của nhà nước “của dân, do dân, vì dân”.
Chi tiêu cho giáo dục là chi tiêu cho phát triển, là nguồn nhân lực cho tương lai chứ không phải chỉ đơn thuần là an sinh xã hội. Đấy mới là tầm nhìn đúng chứ không phải lật lọng với cung cấp dịch vụ đơn thuần mà kêu “của rẻ là của ôi”. Nhu cầu cungc có nhu cầu cơ bản và nhu cầu đặc thù, nhà nước hươngd tới đảm bảo học tập cho đến 18 tuổi thậm chí cao hơn. Học thạc sĩ, tiến sĩ nhà nc không nuôi đc nhưng những ngành đặc thù như khoa học cơ bản thì nn vẫn đầu tư vì xã hội ít nhận thức đc vai trò của khcb cũng như nó không trực tiếp làm ra tiền nên ít đc dn quan tâm.
Những nhu cầu như số học sinh trên giáo viên dưới chuẩn, tăng thực hành cao hơn, điều kiện vật chất cao hơn so với mặt bằng chung gọi là nhu cầu đặc thù ở cấp học cơ bản thì cho phép tư nhân tham gia.
Các nước như nhật, hàn chuyển giáo dục cho tư nhân và chỉ hỗ trợ bằng tiền đều không giaie quyết được vấn để giảm tỷ lệ sinh thậm chí gây gánh nặng quá lớn cho ngân sách vì mức học phí quá cao…
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,872
Động cơ
460,643 Mã lực
Cụ chịu khó tự dùng cái đầu, kiến thức và kinh nghiệm của cụ đã có mà tính thử 1 trường học 4 khối lớp (6-7-8-9) với 24 lớp học tổng số 1000 học sinh sẽ cần bao nhiêu tiền để chi thường xuyên trong 1 năm.
Theo báo báo ngân sách thì ngân sách đang chi TB khoảng 10 tr/học sinh /năm. Số tiền này chủ yếu dùng để trả lương cho giáo viên và cb quản lý (85% hoặc hơn). Số học phí thu được trực tiếp từ phụ huynh theo quy định là 1-3 tr/học sinh/năm. Số này dành chi cho các hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác của nhà trường và rất thiếu thốn. Chính nó là lý do mà các trường phải kêu gọi phụ huynh đóng góp (ngoài quy định chung), hàng năm.

Con số tôi nói 14-15 tr/năm/học sinh là khiêm tốn nhất rồi, kèm điều kiện phải chi cực kỳ tiết kiệm, không lãng phí, từng đồng tiền công phải được giám sát tốt.

Còn các loại thuế khác thì ai cũng biết. Nhưng các loại thuế đó chi cho hàng chục trăm mục tiêu khác: quân đội duy trì lực lượng nửa triệu quân sẵn sàng chiến đấu, vũ khí quân đội (mấy cái tàu kilo, máy bay chiến đấu, tàu chiến, tập trận, vv.) tốn cả tỷ đô, hàng trăm nghìn chiến sĩ xxx để đảm bảo trật tự an ninh lá chắn, hàng trăm đại sứ quán lãnh sự ở nước ngoài, hàng chục hội đoàn thể đủ vây cánh với hàng chục nghìn nhân sự, đến những chi phí đền ơn đáp nghĩa hàng triệu người, chi trả chục nghìn cây bút lương 3 củ trên các diễn đàn, vv Tất cả là tiền chi phí lấy từ thuế và bán tài sản công.

Những khoản chi ở trên, công chúng không tiếp cận được, không dám đánh giá hiệu quả vì phạm húy. Kết cục là số tiền dành cho các vấn đề dân sinh địa phương trực tiếp quá thiếu. Các dịch vụ công như GD, y tế được giao nhiệm vụ nhưng tiền để thực hiện các nhiệm vụ thì rất thiếu. Thôi thì người dân phải gắng chịu cố mà sống trong điều kiện đó.
Thế cụ dùng cái gì để đưa ra con số 14-15tr? Em không cần cụ đưa ra con số cụ thể mà cụ chỉ cần nêu cách tính xem năng lực kế toán của cụ đến đâu. Cụ lấy cái liên hệ gì để lấy thuế đất để đặt cạnh chi cho giáo dục? Gần đây có một số bên đang muốn tăng thuế bds hàng năm, cụ cố ý liên hệ 2 cái đó với nhau làm em đang suy nghĩ đến quan hệ giữa lợi ích nhóm bds và lợi ích nhóm trong giáo dục đấy. Suất đất trong các dự án bds thì đất cho công viên, trường học thì các anh đều tảng lớ.
Năm 2022, đầu tư công trong y tế không hoàn thành mà lại đc đề nghị sang làm đường khiến xh cảm thấy tủi thân khi ngành y vẫn nói thiếu vốn mà kết quả là thừa. Chi tiêu cho giáo dục cũng tương tự khi chi tiêu cho gd không đạt, cât giảm biên chế là cắt từ dưới lên trên, ưu tiên cắt giảm giáo viên trong khi chương trình mới lại đòi hỏi bổ sung thêm giáo viên.
Cụ nhiều tri thức ngành thì mời cụ giải thích những biểu hiện trên hộ em để em bớt bức xúc.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,111
Động cơ
382,794 Mã lực
Cơ sở nào cho rằng cách 2 đang ưu thế hơn. Đang nói về gd cụ cứ lái sang thuế đất, ... các kiểu, ở những post trước em nói về việc chi cho gd chưa đạt tiêu chí nhà nước đề ra thì lại nói là bàn chi cho gd ở post này không hợp lý??? Cụ muốn định hướng mọi người là nên đóng thêm thuế cho nn chăng
Cụ hiểu nhầm ý thôi. Tôi viết là "nhiều người cho là cách 2 ưu thế hơn", tức là họ nghĩ là thôi kệ nhà nước, thuế thấp thì họ có thêm tiền, họ có tiền thì họ sẽ có các lựa chọn khác, không phụ thuộc nhiều vào hệ thống giáo dục công lập, y tế công lập nữa; họ có lựa chọn khác là quốc tế, tư nhân, và nơi khác.
Còn người có thu nhập thấp, thì gắng mà chịu, họ chỉ có duy nhất một lựa chọn: dùng các dịch vụ công lập, bất kể nó nát đến mức nào.
Chứ đó không phải quan điểm chiếm "ưu thế" trong giới tủ lạnh.
Về chi cho giáo dục thì tất nhiên là không đủ so với nhiệm vụ giao cho nó, càng không đủ so với mong muốn vươn lên nhờ vào trình độ của nguồn nhân lực. Nghị quyết vạch mục tiêu chi 20% ngân sách hàng năm cho giáo dục, nhưng thực tế thì có năm chỉ chi được 15.5%, năm nhiều thì chi được 17%, tức là vẫn dưới chủ chương chung.

Tôi không ủng hộ tăng thuế trong tình trạng chi tiêu tiền thuế chưa được công chúng giám sát chặt. Tôi không ủng hộ giới tủ lạnh giao nhiệm vụ nhiều (phải đảm bảo ABC) mà tiền thì không giao đủ để thực hiện. Tôi không ủng hộ các phụ huynh đóng thuế ít nhưng đòi hỏi nhà nước bao cấp dịch vụ công (cố lờ đi là nhà nước chỉ biết tiêu tiền của người khác và bán tài sản chung đi để có tiền).
 

lucifer99

Xe máy
Biển số
OF-834696
Ngày cấp bằng
30/5/23
Số km
53
Động cơ
412 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
huhu nhà em 3 nhóc ăn học, mấy năm nữa không biết tính sao đây:-ss
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top