[Funland] Trường Chuyên có tạo lên người tài

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
3,111
Động cơ
407,819 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Cá tính và có nặng lực đi làm cty nước ngoài
Lễ tết méo cần qtam đến ai. Ngoài h lv hay ngày nghĩ méo bh phải nghe đt vì cv
Làm hết sức chơi hết mình
Em làm công ty nước ngoài lẫn nước trong đều lên đến manager là hết cụ ạ. Mà nước trong của em cũng là tập đoàn ngàn tỷ, cp chứ không phải lèo tèo. Nhưng ngoại trừ những lúc làm việc chuyên môn ra thì cảm thấy khó hòa nhập với văn hóa buôn chuyện xung quanh. Đi ngồi uống với Sếp mà nói chuyện chệch chuyên môn cái là chỉ biết ngồi đơ. Sau này ra tự làm mới biết là mấy cái EQ đó lại chính là key để lấy hợp đồng với quan hệ
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
15,724
Động cơ
508,700 Mã lực
E trích báo cáo hội nghị của bộ dục:
"Què cụt về kiến thức, yếu đuối về thể xác: Học sinh chuyên bị “què cụt” về kiến thức, kỹ năng chỉ vì bỏ hết các môn học khác để tập trung vào môn chuyên, môn thi vào ĐH! Về điểm này, Báo cáo tổng kết của Bộ GD-ĐT đã chỉ rõ: “Học sinh các trường THPT chuyên rất yếu về tiếng Anh, sức khỏe, chưa thật tự tin, khả năng hòa đồng trong giao lưu với bạn bè quốc tế, trong môi trường đa ngôn ngữ còn hạn chế”.
trường chuyên nó không sai. sai là cái xh này nó sai.
trường chuyên các tỉnh đều 50% là con cháu , gv cũng chạy chọt. vậy thì sao tránh được hậu quả trên? nhưng đấy không phải do mô hình chuyên mà do văn hóa cái xh tiền quyền này ló thế.

bên cạnh bọn cocc , trường chuyên luôn có những đứa cực giỏi. do nó cần cù, và do nó cực kỳ thông minh. trẻ con bình thường luyện gà nòi chục năm cũng không thể bằng . hỏi gv luyện đội tuyển thì biết. trường chuyên nên chỉ dành cho bọn ấy
 
Biển số
OF-523525
Ngày cấp bằng
26/7/17
Số km
218
Động cơ
176,787 Mã lực
Tuổi
34
Em thì mong con em thành người rồi mới mong thành tài, còn tài được hay không không quan trọng em ngày trước cũng chuyên hóa.
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,192
Động cơ
1,668,356 Mã lực
Trường chuyên lớp chọn là môi trường rèn luyện tốt để các bạn thiếu niên tập trung học tập tích lũy kiến thức một cách sâu sắc căn cơ để có thể tiến thân/tìm kiếm cơ hội ở bậc học cao hơn và phát huy tài năng, cháu chỉ xin ví dụ 2 trường hợp: Ông Ngô Bảo Châu (chuyên toán Tổng hợp), ông Phạm Nhật Vượng (trường PTTH Kim Liên-trường top công lập). Ông Vượng học ở đây mới khá môn toán và có cơ hội đi Liên Xô và mới có ngày nay, chứ học trường làng thì có mà chạy grab.
Một Grabber cho biết.
Em lội lại để quote ý của cụ Greenkar trước.

Không ai đặt một tiền vệ và tiền đạo rồi so sánh khả năng ghi bàn của họ cả.

Nếu nói về địa hạt kinh doanh, cụ thử tham khảo anh Đăng Quang- Chủ tịch Masan, từ A0 Tổng hợp, cùng thời, cùng học với anh Vượng. Em nghĩ tài sản có thể khác nhau, song về sự sâu sắc trong kinh doanh cũng là một 9 một 10 thôi.

Dù thế hệ sau rất tự hào về những người như anh ấy, song nói một cách không dấu diếm, đó không phải là tất cả những gì nhà trường muốn học sinh của mình trở thành.

Có một dịp hiếm hoi kỷ niệm thành lập, quy tụ nhiều thế hệ học sinh, các cụ sẽ thấy sự thành công và tự hào dầy đặc. Đó chính là một biểu hiện thành công cho trường chuyên chứ đâu ạ.
 

abc321

Xe hơi
Biển số
OF-523925
Ngày cấp bằng
28/7/17
Số km
103
Động cơ
175,340 Mã lực
Em nghĩ là có. Quan trọng bao nhiêu %
 

oceanmoney

Xe tải
Biển số
OF-307421
Ngày cấp bằng
12/2/14
Số km
356
Động cơ
304,965 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu mới nói
Dài quá mà câu hỏi đặt ra chỉ có một
Em nói luôn thế này. Trường chuyên ngày xưa rất tốt vì học sinh thi vào là năng lực thật sự. Sau này học sinh thi vào là do luyện lò mà vào đựoc, rồi xin suất vào...em nào học giỏi thực sự vào trường chuyên rất tốt.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
thế còn mấy nghìn ng học chuyên khác có chắc là hơn họ cả ko, nghe cái giọng đã thấy trọc phú bố đời coi thường ng khác, nhưng đoán là show tên tuổi địa chỉ lại câm như hến :D
Xin lỗi cụ chứ cụ nói chuyện như một người thích gây sự, show tên tuổi địa chỉ làm gì? Cụ nói lý do xem nào?
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
4,895
Động cơ
531,156 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Thằng 4 nó làm phát là đc 2,3 rồi cụ. Còn 1 bí quá thì ló thuê! :))
Thằng chỉ có mỗi yếu tố 4 cũng không đc xem là thành đạt. Người thành đạt phải hội đủ cả 4 cụ ạ (quan điểm của em).
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
4,895
Động cơ
531,156 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Xin lỗi cụ chứ cụ nói chuyện như một người thích gây sự, show tên tuổi địa chỉ làm gì? Cụ nói lý do xem nào?
Nói chuyện với thằng luôn hằn học, khích bác ng khác làm éo gì cho mệt đầu. Block cmnđ.
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,401
Động cơ
21,586 Mã lực
Theo TS P.T. Sơn Nam=Gs trẻ nhất VN (xuất thân là h/s không chuyên) thì: Nên bỏ kiểu luyện gà nòi theo mô hình trường chuyên lớp chọn (kiểu cũ) mà cần giảm tải khối lượng học kiến thức và tăng thời lượng cho giáo dục ngoại ngữ+các kỹ năng mềm hữu ích/thiết thực hơn… 🤔
Nó tồn tại là có ý nghĩa của nó... Mà ko hiểu chủ thớt định nghĩa thế nào là thành tài ạ?
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
4,895
Động cơ
531,156 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Chuẩn cụ ạ. Em dân trường chuyên đây. Đi làm không bắt trend được với phòng, nhiều khi cũng lạc lõng kiểu gì ấy. Lên được trưởng phòng chuyên môn là hết nấc. Biết phận nên nghỉ việc ra làm riêng. Giờ con em hoc rất tốt môn lý & hóa mà cũng lăn tăn cho nó vào chuyên hay tiếp tục học trường tư.
Như tiêu đề, mục tiêu của trường chuyên là đào tạo ng tài, nhưng định nghĩa ntn là người tài thì không có. Theo em biết thì số liệu cho thấy ng có EQ cao sẽ thành công hơn.
Em cũng chuyên Toán đây cụ, nhưng F1 nhà em học trường tư. Con người cần nhiều kỹ năng trong cuộc sống chứ không phải chỉ biết mỗi làm bài tập.
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,192
Động cơ
1,668,356 Mã lực
Hiểu đúng về “trường chuyên”
Lượt xem 25,550
“Què cụt”, “gà nòi” về kiến thức, kỹ năng là những cụm từ thường “được” đi kèm với các khái niệm như trường năng khiếu, trường chất lượng cao, nhân tài hay còn có tên gọi chung là trường THPT chuyên.

Tuy nhiên, trường THPT chuyên thực sự là trường thế nào thì trong 42 năm qua chưa hề được ngành giáo dục lý giải một cách cụ thể và xác đáng nhất.

Trong hai ngày 14 và 15/9, Hội nghị toàn quốc các trường THPT chuyên đã lần đầu tiên diễn ra tại Hải Phòng để bàn về các giải pháp trả lại cái tên đúng nghĩa nhất cho hệ thống trường chuyên.

Mô hình trường chuyên được ra đời vào năm 1965 và đến năm học 2006 - 2007 đã có 47.500 học sinh chuyên học tại 74 trường, khối THPT chuyên trực thuộc 7 ĐH và 63 tỉnh, thành phố.

4 tồn tại bi - hài trong hệ thống trường chuyên

- Học sinh chuyên nhưng không học theo... sách chuyên. Chương trình và sách giáo khoa của học sinh trường chuyên đều phải do nhà trường và giáo viên tự “mò” và giảng dạy trong...mông lung. Không hề có một chương trình chuẩn nào cho học sinh trường chuyên. Đã thế, mặc dù đã có hệ thống trường THPT chuyên gần nửa thế kỷ nhưng không hề có trường đào tạo giáo viên dạy chuyên!

- Què cụt về kiến thức, yếu đuối về thể xác: Học sinh chuyên bị “què cụt” về kiến thức, kỹ năng chỉ vì bỏ hết các môn học khác để tập trung vào môn chuyên, môn thi vào ĐH! Về điểm này, Báo cáo tổng kết của Bộ GD-ĐT đã chỉ rõ: “Học sinh các trường THPT chuyên rất yếu về tiếng Anh, sức khỏe, chưa thật tự tin, khả năng hòa đồng trong giao lưu với bạn bè quốc tế, trong môi trường đa ngôn ngữ còn hạn chế”.

- Chuyên mà không phải là... chuyên: Trong hàng chục năm qua, nhiều phụ huynh và ngay cả học sinh muốn tìm đến trường chuyên chỉ để được học tập tại môi trường học tập sạch và tốt, học để thi đỗ ĐH chứ không phải để phát triển... năng khiếu.

Hiện nay, mỗi lớp chuyên có từ 30 - 40 em, nhưng số học sinh thực sự có năng khiếu là rất ít! Chúng ta đang nhầm lẫn giữa học sinh học chăm và học sinh giỏi. Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận: “Có những học sinh không có năng khiếu thực sự; chỉ cần cù, chịu khó, chăm học được tuyển vào trường THPT chuyên”.

- Mù mờ mục tiêu đào tạo: Theo con số của Viện Chiến lược và chương trình giáo dục (Bộ GD-ĐT): Có hàng trăm ngàn lượt học sinh chuyên được đào tạo trong hàng chục năm qua, nhưng chỉ có 423 học sinh đoạt giải Olympic, số học sinh chuyên còn lại không rõ hiệu quả đào tạo ra sao! Mục tiêu giáo dục của trường THPT chuyên còn được hiểu chưa thống nhất, chưa rõ là tất cả những gì mà Bộ GD-ĐT có thể kết luận lại được sau 42 năm ra đời và phát triển hệ thống trường chuyên.

Nỗ lực khôi phục “gốc”

Đối mặt với 4 tồn tại bi-hài kể trên trong hệ thống trường THPT chuyên, giải pháp hàng đầu của Bộ GD-ĐT hiện nay để “cứu” hệ thống trường THPT chuyên là phải khẳng định được “gốc” của trường chuyên chính là khuyến khích các học sinh có năng khiếu đặc biệt và say mê học tập. Trường THPT chuyên phải là nơi tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tài năng vươn lên, phát huy hết năng lực trong làm việc sau này.

Xây dựng và phát triển các trường THPT chuyên thành hệ thống chủ lực phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, khá giỏi nhiều môn học, bồi dưỡng các em trở thành những học sinh có tình yêu đất nước, có ý thức tự học, có nền tảng kiến thức vững vàng, có phương pháp tự học, tự nghiên cứu, có sức khoẻ tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Để thực hiện tinh thần mới này, ngay trong thời gian tới Bộ GD-ĐT sẽ thành lập Ban chỉ đạo “chương trình quốc gia bồi dưỡng nhân tài” giai đọan 2008-2020 do Phó *********, ********* làm trưởng ban; một ********** Bộ GD-ĐT là Phó trưởng ban thường trực.

Cục Đào tạo phát triển tài năng cũng sẽ ra đời để dành riêng cho hệ thống trường THPT chuyên.

3 yêu cầu của Phó ********* Nguyễn Thiện Nhân đối với hệ thống trường THPT chuyên:

1. Cần dạy học sinh thêm phương pháp tự học và làm việc tập thể. Các em phải được bồi dưỡng ý chí về một Việt Nam giàu mạnh, quyết tâm không để đất nước nghèo.

2. Các trường THPT chuyên phải tuyển học sinh đủ năng lực yêu cầu, không chỉ học chăm mà phải có tư chất thông minh, học giỏi nhiều môn. Bồi dưỡng các em trở thành những học sinh giàu tư chất về trí tuệ và thể chất để tiếp tục đào tạo thành nhân tài.

3. Trường THPT chuyên phải đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất phải tốt, đãi ngộ giáo viên, học sinh tốt
Chắc đây là bài khởi đầu của cụ Manhchuot.

Số liệu thì không có số liệu gì. Thi Olympic nào nó có slot rồi, nên con số giải nó bị hạn chế tự nhiên. Dạo sau này nó có thi Olympic 30/04 ở miền Nam hoặc trại hè Hùng Vương miền Bắc, cũng là một cách giao lưu tranh tài, tất nhiên ở mức thấp hơn các thứ thi chính thống.

Nếu muốn đánh giá nghiêm túc, thì phải thống kê được tương đối 47.000 học sinh ngày đó giờ ra sao. Chắc cái này các bác viết bài kia không đủ trình để làm rồi.

**
Em nói về 04 điểm bi-hài:

01. Không học theo giáo trình

Để hưởng cái không khí tự do cảm nhận học tập, thì tất nhiên phải chấp nhận sẽ ít cái tồn tại lâu dài, và luôn có cái mới, cái hay hơn phủ định cái có sẵn. Mong muốn một bộ sách chuyên là thứ không cần thiết.

Chưa kể, như các cụ có đề cập, vốn dĩ cái đầu đã tốt, thường nó sẽ tốt ở cơ số môn học. Trường chuyên đã tuyển lựa hoặc mời gọi các giáo viên gần như tốt nhất ở từng môn học cho một lớp học. Đó là một ưu ái gần như không có cái thứ hai.

02. Què kiến thức- Yếu thể xác

Cái này có thời điểm đúng, và rất nhiều nhà trường đã thay đổi. Cũng phải nói điều kiện 80, 90 đói kém cũng không thể mong gì hơn được. Mọi nhà đều không dư giả, lo cái cơm ăn áo mặc trước thì thể dục thể thao là sự xa xỉ.

03. Trường chuyên không dậy ...chuyên

Tác giả nhầm lẫn giữa năng khiếu và môn học. Trước, sau em không rõ, nhưng lứa bạn bè 8x bọn em học từ bé đều thống nhất học là lớp đó, còn không ai cố định phải trở thành nhà vật lý, nhà hoá học gì cả.

Học sinh ít năng khiếu mà chăm học vào trường chuyên, không sợ bằng học sinh biết mình không phù hợp, bố mẹ cứ ủn vào. Mất cả tuổi thơ, và khổ sở cả học sinh và phụ huynh.

Hệ thống không phải đóng kín, luôn được sàng lọc để ở trạng thái duy trì những người tốt nhất. Nếu em nhớ hè nào cũng có 5-10 bạn, có giải HSG cấp tỉnh, hoặc các bạn phổ thông xuất sắc vào học thử, ít nhiều các bạn hăm hở và có sự tự tin nhất định. Nhưng gần như kết thúc hè, 7-9/10 bạn sẽ trở lại trường cũ, vì tư duy nó khác nhau ở chỗ là: Một bài các bạn làm trong 15-30 phút, còn học sinh chuyên gốc nó làm trong 3-5 phút, nó khác cả về tốc độ và tư duy.

04. Mục tiêu đào tạo không rõ nét

Em cho là bao nhiêu năm thống nhất về việc tuyển chọn và bồi dưỡng tài năng, chả lẽ lại không rõ??

Còn có tài năng hay không, hay lại sinh ra những hoang tưởng thì còn do các khâu tiếp theo để truyền gậy, làm sao các thầy cô và nhà trường có thể dẫn dắt đi tiếp suốt được.
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
4,895
Động cơ
531,156 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Nó tồn tại là có ý nghĩa của nó... Mà ko hiểu chủ thớt định nghĩa thế nào là thành tài ạ?
Quan điểm của em về sự thành đạt là người hội đủ 4 yếu tố:
1/ Thông thái: tri thức, kỹ năng sống
2/ Sự tôn trọng: bạn bè mến mộ, tôn trọng, ng xung quanh yêu quý.
3/ Quyền lực: để làm được những thứ mình muốn, vd: nghỉ 1-2 ngày đi chơi golf.
4/ Tiền: để có được thứ mình muốn, vd: mua con xe PKL...
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
16,875
Động cơ
434,773 Mã lực
Em lội lại để quote ý của cụ Greenkar trước.

Không ai đặt một tiền vệ và tiền đạo rồi so sánh khả năng ghi bàn của họ cả.

Nếu nói về địa hạt kinh doanh, cụ thử tham khảo anh Đăng Quang- Chủ tịch Masan, từ A0 Tổng hợp, cùng thời, cùng học với anh Vượng. Em nghĩ tài sản có thể khác nhau, song về sự sâu sắc trong kinh doanh cũng là một 9 một 10 thôi.

Dù thế hệ sau rất tự hào về những người như anh ấy, song nói một cách không dấu diếm, đó không phải là tất cả những gì nhà trường muốn học sinh của mình trở thành.

Có một dịp hiếm hoi kỷ niệm thành lập, quy tụ nhiều thế hệ học sinh, các cụ sẽ thấy sự thành công và tự hào dầy đặc. Đó chính là một biểu hiện thành công cho trường chuyên chứ đâu ạ.
Thế ra trường chuyên là chuyên đào tạo ra ông cho nhau xơi nước hóa chất gật gù khen ngon? Thế là chuyên .. . ;))
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,192
Động cơ
1,668,356 Mã lực
Cụ quote cho cái thông báo tuyển dụng vào bank ghi ưu tiên chuyên với, em chỉ thấy ghi tốt nghiệp ĐH chuyên nganh tài chính, ngân hàng :D
Em thử tiết lộ cho cụ một cách công ty tuyển dụng ưu tiên "trắng trợn" học sinh chuyên.

Anh GD gọi vào PV, cùng 3 anh sếp.

Ba câu hỏi là:

- Em có biết chơi đế chế không? Có
- Em có thích đá bóng không? Có
- Em có nói được tiếng Anh không? Nói luôn 5 phút.

Hôm sau đi làm luôn.

Tuần sau giới thiệu 03 bạn đồng môn.

Tất nhiên phải phỏng vấn theo quy trình. Nhưng đúng là phỏng vấn, làm bài thực hành cho có. Vì từng khâu đánh trượt, anh vẫn gọi bảo tuần sau đi làm.

Sau 10 năm, những bạn còn làm đã nắm hết các vị trí quan trọng mà những người lâu năm hơn không có được may mắn ấy.

Tất nhiên, em đoán thôi, chính anh TGD kia cũng là một xuất thân kiểu đó, vừa giải nhất QG, vừa thủ khoa ĐH cùng một năm, nên mới có cái kiểu ưu tiên cá nhân như vậy.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
16,875
Động cơ
434,773 Mã lực
Chắc đây là bài khởi đầu của cụ Manhchuot.

Số liệu thì không có số liệu gì. Thi Olympic nào nó có slot rồi, nên con số giải nó bị hạn chế tự nhiên. Dạo sau này nó có thi Olympic 30/04 ở miền Nam hoặc trại hè Hùng Vương miền Bắc, cũng là một cách giao lưu tranh tài, tất nhiên ở mức thấp hơn các thứ thi chính thống.

Nếu muốn đánh giá nghiêm túc, thì phải thống kê được tương đối 47.000 học sinh ngày đó giờ ra sao. Chắc cái này các bác viết bài kia không đủ trình để làm rồi.

**
Em nói về 04 điểm bi-hài:

.......................

Hệ thống không phải đóng kín, luôn được sàng lọc để ở trạng thái duy trì những người tốt nhất. Nếu em nhớ hè nào cũng có 5-10 bạn, có giải HSG cấp tỉnh, hoặc các bạn phổ thông xuất sắc vào học thử, ít nhiều các bạn hăm hở và có sự tự tin nhất định. Nhưng gần như kết thúc hè, 7-9/10 bạn sẽ trở lại trường cũ, vì tư duy nó khác nhau ở chỗ là: Một bài các bạn làm trong 15-30 phút, còn học sinh chuyên gốc nó làm trong 3-5 phút, nó khác cả về tốc độ và tư duy.

0.......................
Cuối cùng chỉ là giải toán nhanh, còn toán đấy dùng vào đâu thì không cần biết. Cái này Excel nó giải quyết ngon cùng thời các cụ đang ngoáy bút ạ.
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,967
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Có 1 số lĩnh vực ko dành cho số đông như nhà khoa học, chuyên gia... Những lĩnh vực đặc thù này theo em đưa vào chuyên là hợp lý để những người có tố chất có thể phát huy tối đa khả năng.
Có thằng bé gần nhà em lại học chuyên Địa lý. Thấy tâm lý sùng bái trường chuyên lớp chọn nó lớn đến thế nào. Người ta cũng bày ra đủ thứ lớp chuyên chọn để chiều lòng phụ huynh.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top