[Funland] Trường Chuyên có tạo lên người tài

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Cụ kết tội em vài phát mà em cũng chưa hiểu ba phải chỗ nào, tự đề cao mình chỗ nào. Em cũng chưa hiểu bài của cụ với bài của em nó liên quan như thế nào.
Tháp ngà ảo đây.
Có cụ nào kêu người cho con học quốc tế chả bằng chuyên lại mất tiền ngu, nên ra sức bảo vệ quan điểm. Em đoán cụ ấy không đủ dư dả để cho con học quốc tế thôi, thì phấn đấu học chuyên là phù hợp hoàn cảnh gia đình rồi. Không liên quan đến người khác ngu hay không ngu.
Ba phải đây, cụ Arabia có góp ý, nhà cháu chỉ nhắc lại.
Em mà ở VN thì em cũng cho con thi Ams, nhưng không luyện nhiều, đỗ trượt tính sau. Hic, hồi xưa em học Ams dạy quái gì mấy, mình thích gì thì tự đi tìm mà học, trong thời gian cá nhân, bằng các nguồn lực cá nhân. Nghe mợ Smile1102 có con đang học nói có vẻ bây giờ vẫn thế. Chẳng qua đi học có bạn bè cho vui. Về điểm này em không đồng ý với cách tiếp cận của trường Ams, dạy học không nhấn mạnh vào nỗ lực cá nhân, không cố gắng nâng tầm giới hạn của bản thân mà dựa vào năng lực có sẵn. Tạo ra thói quen xấu với việc học cả đời.
Bạn em học TH thì kêu người ta tập trung dạy đội tuyển thôi, bọn còn lại mặc xác :D Nên hồi đấy em rất bất ngờ khi phát hiện hoá ra TH cũng có 1 số trượt ĐH (Ams thì không).
Không mợ, không hề mặc xác, nói vậy ko đúng. Văn hóa cực kỳ thực dụng, lúc cần luyện, kể cả thi tốt nghiệp là luôn có những giáo viên giỏi nhất ở trường to tới dạy và dạy cực kỳ hay, kể cả những môn được coi là môn phụ như địa lý. Nghe giảng có cảm giác hóa ra học địa lý cũng ko khác học toán bao nhiêu. Có rất rất nhiều người hết lớp 11 ngoài kiến thức môn chuyên ra tất cả các môn khác kiến thức là con số 0 tròn trĩnh (vì từ bé đến lớn các môn đều được bỏ qua), nhưng đến cuối năm 12 thì chỉ trừ các trường ĐH lấy điểm cao 1 cách vô lý ra, các trường còn lại cái quan tâm là tổng điểm 2 môn đủ đỗ hay chưa, chứ chuyện đỗ trượt chả bao giờ phải nghĩ (ngày xưa điểm thi ĐH thấp chỉ loanh quanh trên dưới 20đ).

Có trượt là bởi có những người ko muốn luyện thi ĐH. Văn hóa tự kỷ theo đuổi đỉnh cao 1 thứ nó ngấm vào máu, nếu kết quả ko được như ý (ví dụ trượt đội tuyển QT chẳng hạn) có khi đóng cửa nằm nhà nửa năm ko tiếp bất kỳ ai, Ams thì ko có ai như thế.

Cố gắng nâng tầm giới hạn bản thân là điều tốt, có điều cái gì cũng cần có giới hạn, bao giờ mợ gặp những người quá mức bị ám ảnh bởi chuyện nâng tầm bản thân có khi mợ sẽ nghĩ khác. Mà cũng là nói vậy, chứ còn có những thứ rất khó thay đổi, kể cả khi biết là ko nên.
Hehe thật ra em nghe láng máng thế thôi, giờ cụ nói coi như em biết thêm, cảm ơn cụ. Con cô giáo dạy văn 3 năm c2 của em, bằng tuổi em, học TH, thi trượt ĐH, đến nhà cô chơi 20/11 cô cứ phân bua lý do mãi :) À mà TH có tiết mục giáo viên nói kiểu "anh chị lớp 10 làm được bài này là giỏi hơn hs lớp 11 trường thường rồi đấy" không ạ?

Nâng tầm của bản thân ý em là những chuyện thường ngày, kiểu thói quen không để nhiều ngày trôi qua vô nghĩa thôi, chứ không phải to tát gì như làm rạng danh cho ai :)

Các thầy cô Ams trình độ hơn hẳn gv trường em học trước đây, nên em nghĩ học chuyên có ưu điểm. Nhưng cũng có nhược điểm: không nhấn mạnh việc học cả đời mà chú trọng thành tích, hs elitist, đâu đó trong đầu nghĩ mình ngon hơn chúng nó). Nhiều cụ tung hô chuyên quá nên em ý kiến tí thôi.
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
À em nói chuyện xh thôi chứ con em có học QT đâu mà ngọc ngà gì. Cụ nhạy cảm nhỉ.

Còn chuyện cụ Arabia nói thì ngay từ đầu em đã nói là "nghe bạn nói" rồi mà. Có người trong cuộc giúp làm rõ thì em cảm ơn thôi, có gì đâu. Em học đâu thì em biết đấy thôi :)
Thì nhà cháu cũng "lướt" thấy thế thôi, chứ có xét nét kỹ quá đâu, vì "nội lực" của mợ về học mới ở mức học sinh cấp 2, chưa có học sinh cấp 3 hay đại học để trải nghiệm.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,670
Động cơ
114,604 Mã lực
Thì nhà cháu cũng "lướt" thấy thế thôi, chứ có xét nét kỹ quá đâu, vì "nội lực" của mợ về học mới ở mức học sinh cấp 2, chưa có học sinh cấp 3 hay đại học để trải nghiệm.
Mới lướt mà đã kết tội thế cụ. Em cũng có trích ví dụ người quen có con học c3 đấy. ĐH thì em lấy em, chồng em làm kinh nghiệm được không? Hay nhất định phải con em? Nói chung lướt thì khó hiểu nhau, em cũng không muốn nói thêm, nhường cụ.
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Mới lướt mà đã kết tội thế cụ. Em cũng có trích ví dụ người quen có con học c3 đấy. ĐH thì em lấy em, chồng em làm kinh nghiệm được không? Hay nhất định phải con em? Nói chung lướt thì khó hiểu nhau, em cũng không muốn nói thêm, nhường cụ.
Đó, mới thế mà mợ đã nhạy cảm quá rồi. Mợ không nhìn "mặt cười" à.

Bài thử xem người khác quan sát, nhận định vấn đề thế nào.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,670
Động cơ
114,604 Mã lực
Đó, mới thế mà mợ đã nhạy cảm quá rồi. Mợ không nhìn "mặt cười" à.

Bài thử xem người khác quan sát, nhận định vấn đề thế nào.
Hehe em không hiểu cụ, không thấy điểm chung nên không biết nói gì thôi ạ :D
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
8,620
Động cơ
203,321 Mã lực
Tuổi
49
1. Chuyện này đúng là chủ quan thôi mợ. Yếu tố mợ nói có tồn tại nhưng em không nghĩ nó là yếu tố quan trọng. Vì em có 1 kinh nghiệm đơn giản thế này, ở cả Úc & Mỹ. Ban đầu ai cũng lao vào mua nhà ở 1 khu trường tốt, giá đắt hơn các nơi khác. Sau một thời gian, nhà cái khu đấy đắt quá rồi là các khu mới rẻ hơn, xa hơn, mới hơn mọc lên. Nơi nào có con em trung lưu Ấn Độ, TQ chuyển đến nhiều là 1-2 năm sau khu mới đó thành nơi trường đạt điểm cao hơn, các khu cũ đuối dần.

2. Ví dụ trong chuyện thi ĐH: ngay cả học c3 chuyên thì vẫn phải tự lo học hay học thêm mà thi ĐH thôi, nên điểm cao em nghĩ do hs nhiều hơn do trường.
1. Ví dụ của mợ ở nước khác, lại ở khu vực có nhiều công dân các nước khác nữa sinh sống, nên em đọc cho biết thôi, không liên hệ với ở VN được.

2. Nói như mợ thì tất cả đều do học sinh thôi. Cùng một lớp chuyên và cùng thầy dạy vẫn có bạn cực giỏi và bình thường, có bạn học thêm ngoài và có bạn không mất một đồng học thêm nào. Cùng một đội tuyển quốc gia với chương trình ôn luyện y như nhau, có bạn giải nhất và có bạn trắng tay.
Nếu không do trường thì tại sao trường thường không có học sinh đạt giải quốc gia, hay lại vì bọn đạt giải QG nó chui hết vào trường chuyên chứ trường chuyên chẳng làm gì cả. :D

Nói vui thế thôi chứ em vẫn thích con em học trường chuyên cấp 3 (dù xác định cơ hội 0,1% vì F1 đang học cấp 2 trường làng). Vì theo cá nhân em, môi trường chuyên tạo nên tư duy tốt, ý thức kỷ luật tốt và thói quen tự nghiên cứu (học sinh tự đọc sách giáo khoa là chính, thầy chỉ nói sơ mấy phút và dạy kiến thức nâng cao).

Mà giờ các cháu chuyên không học lệch nữa đâu, em xem điểm vào 10 chuyên tỉnh em mấy năm gần đây, các cháu đỗ chuyên khối tự nhiên toàn được điểm Anh cao ngất.
 

Joker2k

Xe buýt
Biển số
OF-787007
Ngày cấp bằng
9/8/21
Số km
576
Động cơ
214,347 Mã lực
Có mấy thứ đặc biệt là trạng thái của dân chuyên, cái tôi nó lớn và nó kiêu ngạo từ trong máu, nên làm chính trị VN rất khó. Chịu nhục không được thì kiếm củi 3 năm thiêu 1,5 phút, rất khó mà trụ được ở môi trường không rành mạch rõ ràng, nhiều điểm mờ mờ ảo ảo, thậm chí có thể gọi là bất công, bỉ ổi, không có giá trị cơ bản (!?) như vậy. Mặt khác, vì có lợi thế xuất phát chuyên, đang nói chủ yếu dân ban A sẽ mạnh về tư duy logic, phải A không thì là B không thể nào là A - B, tư duy rạch ròi quá cũng khó làm chính trị ở tình hình hiện tại. Bên cạnh đó, việc xuất phát chuyên dẫn tới hầu hết có năng lực học thuật ngành kỹ thuật mạnh (hầu hết, chứ thực ra học Luật với An ninh, kinh tế cũng ban A), mà đã mạnh chuyên môn thì hay duy ý chí, duy lý lối mòn, làm lãnh đạo cũng không được, thực sự là cố cũng không được. Ông lúc nào cũng nghĩ mình đi đường chính, từ bé tới lớn, tấm gương sáng người ta soi vào, là trung tâm của thế giới (có thể là thật và có thể là ngộ nhận, nhưng trạng thái là có thật) trong khi đối thủ nó chả có nhân dạng gì, học thường, đại học cũng vậy vậy, nên nó phải mạnh về quan hệ, sự hi sinh max để đạt mục tiêu, nên thua kém kết quả cuối cũng không lạ lắm. Nói chung 1 số yếu tố như vậy dẫn tới dân chuyên làm chính trị tầm cao rất khó, từ cấp thứ trượng (vẫn mang tính chuyên môn) đổ xuống chắc ok còn UV trở lên - bộ trượng, bí thợ thì khó lắm rồi.
Đấy là nói đại đa số, còn con bố con mẹ với ngẫu nhiên quen bộ ít người, thì nó là hãn hữu, không bàn làm gì.
Em đồng ý với cách nghĩ của cụ. Xưa e cũng học chuyên Toán của tỉnh. Và bây giờ không thích F1 học chuyên, càng không thích thi hsg, em thấy cho con luyện thi hsg là cách gieo tư duy bệnh thành tích cho trẻ từ nhỏ. Cái trò thi đua yn vẫn đang ra rả đài báo em thấy nó thật nực cười.
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
8,620
Động cơ
203,321 Mã lực
Tuổi
49
Ở tỉnh thì học trường chuyên có vẻ vẫn là môi trường tốt nhất. Còn HN còn có thêm trường tư, trường QT cũng tốt thì mới bàn thêm.
Ở tỉnh đúng là thiệt thòi vì có tiền cũng không có trường QT mà học, trước đây Tiếng Anh thi Ielts cũng phải lên HN.
Em nghĩ trường QT phù hợp với hs học đều các môn, vào đấy sẽ được phát triển thêm ngoại ngữ và các kỹ năng mềm. Kiểu hs học đều (như em chẳng hạn) đỗ vào lớp chuyên thì học khá vất vả, lúc nào cũng phải căng mình ra theo các bạn top đầu. Đến khi chọn xong đội tuyển QG và bọn còn lại chỉ học thì ĐH thì lại nhàn tênh. Tổng kết lại với em vẫn thấy 8 phần tích cực so với 2 phần hạn chế thôi.
Mặt tích cực nữa là hầu hết bố mẹ 7x, 8x đã từng học chuyên thì giờ không cố cho con vào chuyên, trừ những F1 có tố chất vượt trội và yêu thích môi trường chuyên. :)
 

PanameraTS

Xe máy
Biển số
OF-741315
Ngày cấp bằng
30/8/20
Số km
98
Động cơ
83,039 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cháu ít tuổi, cũng học chuyên Ams cấp 3 và cũng đc thi quốc gia này nọ nên cũng biết không khí ở trg Ams tầm cách đây hơn chục năm. Cháu thấy các bạn trong lớp ngay từ đầu tố chất đã rất tốt rồi (lớp cháu 5000 hồ sơ chỉ lấy có 32 bạn). Các bạn khi vào lớp đều là kiểu thủ lĩnh của các lớp cấp 2 của mình nên tính cách rất thích. Đại lượng, vui vẻ, sôi nổi.

Các bạn cũng tính sẵn con đường cho mình, bạn nào đi du học, bạn nào thi đại học trong nước nên lên lộ trình từ rất sớm: lớp cháu từ đầu lớp 10 đã nửa lớp đi học SAT hay mấy cái tương đương rồi, nửa còn lại trong đó có cháu thì tính chuyện vừa đi học vừa lo tung tăng tham gia mấy cái hoạt động của trường và giao lưu với bạn bè lớp khác. Thời cháu chuyện thi Quốc Gia ở Ams ko được đề cao lắm. Thày chủ nhiệm bảo là “chúng mày cố gắng có ít nhất 1 đứa đi thi QG cho tao đỡ xấu hổ là được. Còn đâu cứ vào được đại học như ý là tao mừng”. Mấy kì thi thành phố tới thằng nào thích thì thi thôi ạ. Khi có danh sách được dự thi quốc gia thì mới tập hợp đội tuyển ăn học với nhau thôi ạ. Nhưng đợt đó chúng cháu trong danh sách thì lên tuyển cũng toàn ngồi ôn tiếng Anh với làm đề ôn ĐH vì cũng ko mặn mà giải quốc gia lắm. Các thày cô thấy thế cũng chẳng nhắc nhở gì mà để kệ cho ai muốn theo gì thì theo.

Cháu không rõ các trường chuyên khác thế nào nhưng ở Ams chúng cháu hay có trò tổ chức các chương trình cho toàn khối. Kiểu dạ hội, chụp ảnh, thi đấu các kiểu rồi các CLB nên chúng cháu học được rất nhiều kĩ năng từ những kinh nghiệm tổ chức đấy. Và cả các mối quan hệ nữa. Cháu thấy yếu tố network với các bạn, các anh chị giỏi sau này rất đáng quý - kiểu chơi với người sang cũng nâng tầm mình ạ.

Cháu thì chưa phải là người tài nhưng cháu thấy bạn bè quanh khoá cháu có khá nhiều người được ghi nhận trong nhiều lĩnh vực. Cháu nghĩ tinh thần tự do và môi trường kết nối của Ams đã giúp nhiều người đạt được những thành tựu của họ a.
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Mà giờ các cháu chuyên không học lệch nữa đâu, em xem điểm vào 10 chuyên tỉnh em mấy năm gần đây, các cháu đỗ chuyên khối tự nhiên toàn được điểm Anh cao ngất.
Về tiếng Anh cũng không nên chủ quan cụ ạ, vì thi đại học Việt Nam mỗi kỹ năng viết, chỉ là 1 trong 4 kỹ năng nghe-nói-đọc-viết.

TOEFL hay IELTS các cháu cũng mới thi hàn lâm viện với nhau, các con phải trải nghiệm thực tế nhiều, để khi đi du học đỡ vất vả hay kéo dài thời gian học hoặc giảm sút năng lực học tập, đồng nghĩa với tốn tiền bạc của cha mẹ.
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
8,620
Động cơ
203,321 Mã lực
Tuổi
49
Về tiếng Anh cũng không nên chủ quan cụ ạ, vì thi đại học Việt Nam mỗi kỹ năng viết, chỉ là 1 trong 4 kỹ năng nghe-nói-đọc-viết.

TOEFL hay IELTS các cháu cũng mới thi hàn lâm viện với nhau, các con phải trải nghiệm thực tế nhiều, để khi đi du học đỡ vất vả hay kéo dài thời gian học hoặc giảm sút năng lực học tập, đồng nghĩa với tốn tiền bạc của cha mẹ.
Em so với thời trước thôi Cụ. Trước đây 95% bọn chuyên tự nhiên kém ngoại ngữ lắm, giờ thì các cháu được bố mẹ đầu tư + có năng lực nữa nên không bị lệch. Còn so với các bạn học song ngữ từ nhỏ hoặc có định hướng du học thì còn xa.

Vì bm học chuyên đã nhận ra không cần thiết học chuyên để có cs tốt :) Hoàn cảnh ngày xưa cũng khác bây giờ.
Một phần là do đỗ đại học giờ dễ hơn 20-30 năm trước (xét học bạ, xét nguyện vọng các kiểu) nên giảm áp lực cả phụ huynh và hs, một lượng các cháu đi du học nữa.
Trước đây nộp hồ sơ trường nào thi trường đấy, đề riêng từng trường nên vẫn có bạn hs chuyên trượt ĐH.
 

Milanista277

Xe buýt
Biển số
OF-568225
Ngày cấp bằng
9/5/18
Số km
808
Động cơ
153,547 Mã lực
Ở tỉnh đúng là thiệt thòi vì có tiền cũng không có trường QT mà học, trước đây Tiếng Anh thi Ielts cũng phải lên HN.
Em nghĩ trường QT phù hợp với hs học đều các môn, vào đấy sẽ được phát triển thêm ngoại ngữ và các kỹ năng mềm. Kiểu hs học đều (như em chẳng hạn) đỗ vào lớp chuyên thì học khá vất vả, lúc nào cũng phải căng mình ra theo các bạn top đầu. Đến khi chọn xong đội tuyển QG và bọn còn lại chỉ học thì ĐH thì lại nhàn tênh. Tổng kết lại với em vẫn thấy 8 phần tích cực so với 2 phần hạn chế thôi.
Mặt tích cực nữa là hầu hết bố mẹ 7x, 8x đã từng học chuyên thì giờ không cố cho con vào chuyên, trừ những F1 có tố chất vượt trội và yêu thích môi trường chuyên. :)
Giống nhà cháu, bố chuyên Toán , mẹ chuyên Ngữ nhưng F1 chả giỏi môn rì trong 2 môn đó, em cũng chả ép. Với em chuyên là năng khiếu, ko cố dc. Nhưng em đã, đang và sẽ mãi ủng hộ trường chuyên, và quan điểm của em là các trường chuyên sẽ tự biết cách điều chỉnh cho phù hợp xu thế mới ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

BopCoi

Xe tải
Biển số
OF-187425
Ngày cấp bằng
29/3/13
Số km
429
Động cơ
324,549 Mã lực
Cháu ít tuổi, cũng học chuyên Ams cấp 3 và cũng đc thi quốc gia này nọ nên cũng biết không khí ở trg Ams tầm cách đây hơn chục năm. Cháu thấy các bạn trong lớp ngay từ đầu tố chất đã rất tốt rồi (lớp cháu 5000 hồ sơ chỉ lấy có 32 bạn). Các bạn khi vào lớp đều là kiểu thủ lĩnh của các lớp cấp 2 của mình nên tính cách rất thích. Đại lượng, vui vẻ, sôi nổi.

Các bạn cũng tính sẵn con đường cho mình, bạn nào đi du học, bạn nào thi đại học trong nước nên lên lộ trình từ rất sớm: lớp cháu từ đầu lớp 10 đã nửa lớp đi học SAT hay mấy cái tương đương rồi, nửa còn lại trong đó có cháu thì tính chuyện vừa đi học vừa lo tung tăng tham gia mấy cái hoạt động của trường và giao lưu với bạn bè lớp khác. Thời cháu chuyện thi Quốc Gia ở Ams ko được đề cao lắm. Thày chủ nhiệm bảo là “chúng mày cố gắng có ít nhất 1 đứa đi thi QG cho tao đỡ xấu hổ là được. Còn đâu cứ vào được đại học như ý là tao mừng”. Mấy kì thi thành phố tới thằng nào thích thì thi thôi ạ. Khi có danh sách được dự thi quốc gia thì mới tập hợp đội tuyển ăn học với nhau thôi ạ. Nhưng đợt đó chúng cháu trong danh sách thì lên tuyển cũng toàn ngồi ôn tiếng Anh với làm đề ôn ĐH vì cũng ko mặn mà giải quốc gia lắm. Các thày cô thấy thế cũng chẳng nhắc nhở gì mà để kệ cho ai muốn theo gì thì theo.

Cháu không rõ các trường chuyên khác thế nào nhưng ở Ams chúng cháu hay có trò tổ chức các chương trình cho toàn khối. Kiểu dạ hội, chụp ảnh, thi đấu các kiểu rồi các CLB nên chúng cháu học được rất nhiều kĩ năng từ những kinh nghiệm tổ chức đấy. Và cả các mối quan hệ nữa. Cháu thấy yếu tố network với các bạn, các anh chị giỏi sau này rất đáng quý - kiểu chơi với người sang cũng nâng tầm mình ạ.

Cháu thì chưa phải là người tài nhưng cháu thấy bạn bè quanh khoá cháu có khá nhiều người được ghi nhận trong nhiều lĩnh vực. Cháu nghĩ tinh thần tự do và môi trường kết nối của Ams đã giúp nhiều người đạt được những thành tựu của họ a.
Trong thớt cụ có vẻ là Amser trẻ nhất, tò mò muốn tìm hiểu thêm việc học của cụ ở trường:
- Trường có phương pháp giảng dạy gì khác biệt so với trường thường?
- Môn âm nhạc và mỹ thuật ở trường cụ đc học ntn?
- Cụ có phải học thêm bên ngoài trường không? Nếu có thì là môn gì?
- Nếu có cơ hội học ở trường QT mà chi phí chỉ ngang với trường Am thì sự lựa chọn của cụ là gì?
 

PanameraTS

Xe máy
Biển số
OF-741315
Ngày cấp bằng
30/8/20
Số km
98
Động cơ
83,039 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Trong thớt cụ có vẻ là Amser trẻ nhất, tò mò muốn tìm hiểu thêm việc học của cụ ở trường:
- Trường có phương pháp giảng dạy gì khác biệt so với trường thường?
- Môn âm nhạc và mỹ thuật ở trường cụ đc học ntn?
- Cụ có phải học thêm bên ngoài trường không? Nếu có thì là môn gì?
- Nếu có cơ hội học ở trường QT mà chi phí chỉ ngang với trường Am thì sự lựa chọn của cụ là gì?
- Cháu học lớp chọn từ bé nên cháu thấy cũng như các trường khác ạ. Môn chuyên thì học sâu hơn nhiều và các thày cô ko chỉ giảng cách giải của một dạng bài mà còn giảng cả tư duy của người ra đề, vì sao lại có tồn tại dạng bài toán đó và bám víu vào điểm gì khi gặp dạng bài kiểu đó nhưng quái thai hơn. Túm lại cháu thấy học thày giỏi tầm nhìn của mình về môn chuyên khác hẳn ạ. Mình nhìn mọi thứ lớp lang và hệ thống hơn nhiều. Cái này không thể tìm đc trong sách vở vì các thày viết sách chắc chắn không muốn chia sẻ.
Các môn không chuyên thì cháu thấy cũng vậy vậy. Thích môn Sử của thày Huy bố vợ giáo sư Xoay nhất, thày có cách giảng đúng như kiểu các giảng sư nước ngoài. Nghe xong tự động nhớ mà không cần lên gân cốt gì.

- Cấp 3 hình như không có âm nhạc với mỹ thuật ạ.

- Cháu học thêm các môn thi đại học bên ngoài cụ ạ. Vì thực ra cách làm và tư duy của môn chuyên không phù hợp làm đề thi đại học lắm. Cũng học lò như bình thường ạ. Vì trường cháu thi lấy điểm gần như tuyệt đối nên phải học đủ các mánh lới thi ạ.

- Cháu cũng không biết ạ. Nhà cháu không có điều kiện học trường quốc tế. Nhưng cháu do không có định hướng du học nên cháu nghĩ Ams đã cho cháu cơ hội tốt để thực hiện nguyện vọng của mình ạ.
 

BopCoi

Xe tải
Biển số
OF-187425
Ngày cấp bằng
29/3/13
Số km
429
Động cơ
324,549 Mã lực
- Cháu học lớp chọn từ bé nên cháu thấy cũng như các trường khác ạ. Môn chuyên thì học sâu hơn nhiều và các thày cô ko chỉ giảng cách giải của một dạng bài mà còn giảng cả tư duy của người ra đề, vì sao lại có tồn tại dạng bài toán đó và bám víu vào điểm gì khi gặp dạng bài kiểu đó nhưng quái thai hơn. Túm lại cháu thấy học thày giỏi tầm nhìn của mình về môn chuyên khác hẳn ạ. Mình nhìn mọi thứ lớp lang và hệ thống hơn nhiều. Cái này không thể tìm đc trong sách vở vì các thày viết sách chắc chắn không muốn chia sẻ.
Các môn không chuyên thì cháu thấy cũng vậy vậy. Thích môn Sử của thày Huy bố vợ giáo sư Xoay nhất, thày có cách giảng đúng như kiểu các giảng sư nước ngoài. Nghe xong tự động nhớ mà không cần lên gân cốt gì.

- Cấp 3 hình như không có âm nhạc với mỹ thuật ạ.

- Cháu học thêm các môn thi đại học bên ngoài cụ ạ. Vì thực ra cách làm và tư duy của môn chuyên không phù hợp làm đề thi đại học lắm. Cũng học lò như bình thường ạ. Vì trường cháu thi lấy điểm gần như tuyệt đối nên phải học đủ các mánh lới thi ạ.

- Cháu cũng không biết ạ. Nhà cháu không có điều kiện học trường quốc tế. Nhưng cháu do không có định hướng du học nên cháu nghĩ Ams đã cho cháu cơ hội tốt để thực hiện nguyện vọng của mình ạ.
Cảm ơn cụ đã chia sẻ. Có vẻ các môn chuyên phụ thuộc vào năng lực và nhiệt tình của gv hơn là giáo trình hoặc phương pháp giảng dạy chung cụ nhỉ? E nghe thấy nói Amser phần lớn lấy học bổng du học, thời cụ học thì khoảng bn % hs du học?
 

PanameraTS

Xe máy
Biển số
OF-741315
Ngày cấp bằng
30/8/20
Số km
98
Động cơ
83,039 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cảm ơn cụ đã chia sẻ. Có vẻ các môn chuyên phụ thuộc vào năng lực và nhiệt tình của gv hơn là giáo trình hoặc phương pháp giảng dạy chung cụ nhỉ? E nghe thấy nói Amser phần lớn lấy học bổng du học, thời cụ học thì khoảng bn % hs du học?
Cháu nghĩ giống như câu hỏi triết học về con thuyền Theseus ý: một con thuyền trong những lần ra khơi của mình đôi khi gặp bão, phải thay cả cột, cả buồm, cả ván, … cho tới khi về tới bến cả con thuyền đã phải thay mới. Nhưng người ta vẫn giữ lại tất cả các bộ phận của con thuyền cũ. Vậy đâu là con thuyền? Là con thuyền hiện đang chạy, còn mới nguyên hay là tổng những bộ phận rời rạc đã phải thay thế kia?

Cháu nghĩ cái không khí trường Ams nó đến từ cái tinh thần thoải mái, tự do và tôn trọng lẫn nhau của cả thày lẫn trò trong trường - cái gọi là “cơ chế” ý ạ. Học sinh có truyền thống học chơi rõ ràng, nhưng các thày cô chắc chắn cũng có những truyền thống của họ: chuyên môn anh phải đạt thế này, tư cách của anh phải đạt thế kia và anh tiếp xúc với học sinh cũng phải theo cách tiêu chuẩn nào đó. Nếu không anh sẽ bị học sinh phản hồi hay ko thích học và bị đào thải. Cái đó nó như kiểu dạng peer pressure khiến trường Ams có được cái không khí rất riêng của nó suốt gần 40 năm nay. Nó không đến từ cụ thể cá nhân nào cả. Nhiều thày cô trường Ams ra ngoài làm hiệu trưởng nơi khác như thày Đ hay thày T nhưng không thành công trong việc duy trì không khí như ở trong trường ạ.

Lớp cháu đỉnh điểm sau ra trường là còn khoảng 9 bạn trong nước. Phần còn lại đi du học ạ. Giờ có 1 số bạn về thêm nên có khoảng 13-14 bạn gì đó trong nước.
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Hehe thật ra em nghe láng máng thế thôi, giờ cụ nói coi như em biết thêm, cảm ơn cụ. Con cô giáo dạy văn 3 năm c2 của em, bằng tuổi em, học TH, thi trượt ĐH, đến nhà cô chơi 20/11 cô cứ phân bua lý do mãi :) À mà TH có tiết mục giáo viên nói kiểu "anh chị lớp 10 làm được bài này là giỏi hơn hs lớp 11 trường thường rồi đấy" không ạ?

Nâng tầm của bản thân ý em là những chuyện thường ngày, kiểu thói quen không để nhiều ngày trôi qua vô nghĩa thôi, chứ không phải to tát gì như làm rạng danh cho ai :)

Các thầy cô Ams trình độ hơn hẳn gv trường em học trước đây, nên em nghĩ học chuyên có ưu điểm. Nhưng cũng có nhược điểm: không nhấn mạnh việc học cả đời mà chú trọng thành tích, hs elitist, đâu đó trong đầu nghĩ mình ngon hơn chúng nó). Nhiều cụ tung hô chuyên quá nên em ý kiến tí thôi.
Em nghĩ cô xấu hổ nên nói vậy, chứ quá trình học luôn có thi liên tục và tất cả những bạn điểm ko đạt yêu cầu thì sẽ có cuộc gặp riêng phụ huynh để bàn giải pháp.

Mợ nói TH nhưng thực ra cái dải trình độ nó cũng rộng lắm. Giỏi nhất thì giỏi cực kỳ, nhưng mà yếu nhất em đánh giá chỉ ngang trình độ khá ở trường công điểm bên ngoài thôi.

Bây giờ thì em ko rõ, chứ ngày xưa chuyện học sinh hết lớp 11 trừ môn chuyên còn các môn khác ko biết chữ nào nhiều lắm. Bởi vì toàn được nuôi theo kiểu "gà chọi", được nuông chiều từ bé, có khi toàn trốn học đi chơi điểm tổng kết môn còn ko có, cô giáo gọi lên hỏi lý do chưa kịp trả lời bạn đã trả lời thay "bạn ấy đội tuyển môn xxx". Mà sau khi nghe thấy 2 chữ "đội tuyển" thái độ các thầy cô thay đổi 180 độ luôn. Mà ở trong lớp, có ai mà ko từng "đội tuyển" ở cấp 1 cấp 2, bèo nhất cũng phải đội tuyển quận, còn ko thì đội tuyển tỉnh, thành phố, từng được giải toàn quốc (ngày xưa có thi toàn quốc cấp 1 cấp 2) nhiều như lợn con, và rất ham hố giải quốc tế.

Cơ mà thực tế phũ ở chỗ toàn quốc quốc tế ko thể nhiều. Đại đa số sẽ phải quay về với bài toán thi tốt nghiệp và thi ĐH. Để đối phó thì những thầy từ trên trường chính sẽ được mời về dạy cấp tốc cho lũ gà tuột xích này thi ĐH. Và dạy đúng theo kiểu siêu tốc, cả chương mấy chục trang thầy dạy có khi chỉ 5 dòng, 10 dòng giảng trong 10, 15 phút, sau đó là làm bài tập. Về cơ bản 1, 2 tháng là xong chương trình, 3 tháng luyện thi, 1 tháng thầy dạy cách ra đề thi, học sinh giải bài của nhau.

Với kiểu dạy như thế, nếu theo được sẽ có cảm giác kỳ thi ĐH nó chỉ như trò chơi, chẳng có gì đáng phải bận tâm. Cuối năm vẫn bỏ học đi chơi điện tử nhòe dù đầu năm vẫn ko biết chữ nào cũng như ko có bất kỳ 1 phút luyện thi nào ở trung tâm, điều giang hồ vẫn đồn thổi ko luyện thì ko đỗ được ngày đó.

Còn phép màu 5 dòng 10 dòng trên bản chất là gì thì thực chất là thầy dạy làm sao để hiểu và biến những dữ kiện trong đề thi vật lý, hóa học sang những điều đã được thừa nhận ở môn học đấy, để nó trở thành 1 dạng đề toán. Cái dân tình gọi là luyện giải bài tập, về cơ bản ko có, hiểu theo nghĩa người học có nhớ được bài tập cụ thể quái nào đâu. Cái cần nhớ là 5 dòng 10 dòng thầy nói là đủ.

Nếu là 1 con gà tuột xích điển hình thì nói chung là ko có vấn đề gì với chuyện thi ĐH hết bởi nó nuốt được cái kiểu dạy học như thế. Chỉ là, nếu như ko theo được cách dạy đã nói thì thật đúng ác mộng, nói vịt nghe sấm ko hề quá. Cũng ko phải các thầy ko biết, chẳng qua là ko thể thay đổi, suy cho cùng mọi thứ vẫn phải phục vụ đa số. Thành thử với những trường hợp trượt, các thầy vẫn là thở dài, bảo lẽ ra ko nên học ở đây, nếu học ở Kim Liên chẳng hạn có lẽ đã đỗ.

Bởi thế 1 khi đã có trải qua, thì con người có phù hợp môi trường hay ko mới là thứ quan trọng nhất. Chuyên hay không thì cũng đều là chỉ 1 hình thức trong vô vàn hình thức giáo dục và đều có ưu có nhược, quan trọng là người có hợp hay ko. Nếu theo được, với cá nhân em mà nói, là rất rất tốt, tốt hơn nhiều so với trường thường.
 

BopCoi

Xe tải
Biển số
OF-187425
Ngày cấp bằng
29/3/13
Số km
429
Động cơ
324,549 Mã lực
Cháu nghĩ giống như câu hỏi triết học về con thuyền Theseus ý: một con thuyền trong những lần ra khơi của mình đôi khi gặp bão, phải thay cả cột, cả buồm, cả ván, … cho tới khi về tới bến cả con thuyền đã phải thay mới. Nhưng người ta vẫn giữ lại tất cả các bộ phận của con thuyền cũ. Vậy đâu là con thuyền? Là con thuyền hiện đang chạy, còn mới nguyên hay là tổng những bộ phận rời rạc đã phải thay thế kia?

Cháu nghĩ cái không khí trường Ams nó đến từ cái tinh thần thoải mái, tự do và tôn trọng lẫn nhau của cả thày lẫn trò trong trường - cái gọi là “cơ chế” ý ạ. Học sinh có truyền thống học chơi rõ ràng, nhưng các thày cô chắc chắn cũng có những truyền thống của họ: chuyên môn anh phải đạt thế này, tư cách của anh phải đạt thế kia và anh tiếp xúc với học sinh cũng phải theo cách tiêu chuẩn nào đó. Nếu không anh sẽ bị học sinh phản hồi hay ko thích học và bị đào thải. Cái đó nó như kiểu dạng peer pressure khiến trường Ams có được cái không khí rất riêng của nó suốt gần 40 năm nay. Nó không đến từ cụ thể cá nhân nào cả. Nhiều thày cô trường Ams ra ngoài làm hiệu trưởng nơi khác như thày Đ hay thày T nhưng không thành công trong việc duy trì không khí như ở trong trường ạ.

Lớp cháu đỉnh điểm sau ra trường là còn khoảng 9 bạn trong nước. Phần còn lại đi du học ạ. Giờ có 1 số bạn về thêm nên có khoảng 13-14 bạn gì đó trong nước.
Lớp của cụ bây giờ đội ở nước ngoài so với đội ở trong nước có phát triển tốt hơn ko cụ?
 

PanameraTS

Xe máy
Biển số
OF-741315
Ngày cấp bằng
30/8/20
Số km
98
Động cơ
83,039 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Lớp của cụ bây giờ đội ở nước ngoài so với đội ở trong nước có phát triển tốt hơn ko cụ?
Chúng cháu còn bé nên chưa đủ dữ kiện để đánh giá ạ. Mà thật ra cháu cũng không biết liệu đánh giá thế nào cho khách quan. Mỗi lần họp lớp thấy thằng nào cả trong và ngoài nước cũng đều kêu đi làm chán lắm tao muốn bỏ việc nhưng thấy trên fb cuộc đời vẫn tươi tắn lắm :))
 
  • Vodka
Reactions: edc
Biển số
OF-569192
Ngày cấp bằng
15/5/18
Số km
270
Động cơ
146,735 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hanoi
Website
www.facebook.com
Chúng cháu còn bé nên chưa đủ dữ kiện để đánh giá ạ. Mà thật ra cháu cũng không biết liệu đánh giá thế nào cho khách quan. Mỗi lần họp lớp thấy thằng nào cả trong và ngoài nước cũng đều kêu đi làm chán lắm tao muốn bỏ việc nhưng thấy trên fb cuộc đời vẫn tươi tắn lắm :))
So sánh thì khó lắm cụ ạ, vì mục tiêu cuộc đời và rất nhiều trọng số khác nhau. Nếu chỉ lấy tiền làm thước đo thì... thôi đừng học chuyên cụ nhỉ :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top