Về cơ bản là đúng
Em chuyên Lý từ lớp 7, cấp III Chuyên Lý ĐH Tổng hợp, thế hệ 7x nửa cuối
Em chuyên tán TH k30. Học xong thấy lớp có khoảng 30% pgs tiến sỹ. Còn 70% lờ vờ như em
Về cơ bản là đúng
Em chuyên Lý từ lớp 7, cấp III Chuyên Lý ĐH Tổng hợp, thế hệ 7x nửa cuối
Em chuyên tán TH k30. Học xong thấy lớp có khoảng 30% pgs tiến sỹ. Còn 70% lờ vờ như em
Tư duy của cụ vãi đ ái đấy nhỉ. Cụ không học chuyên đúng không, hay cụ là dạng nhân tài siêu việt trường chuyên 10 năm có 1 người?Bọn đấy nó ko cần phải trường chuyên thì nó vẫn giỏi cụ ạ. Tư duy nó tốt sẵn rồi học gì cũng nhanh. Ko phải trường chuyên tạo ra tư duy của chúng nó, mà ngược lại chúng nó tạo ra danh tiếng cho trường chuyên
Không có lò hagl thì CP không khéo đang ngày cắt cỏ tối nướng khoai. CP tạch lò NA may lại được HAGL chấp nhận. Lò HAGL lúc đó chả Chuyên bóng tốp 1, được đầu tư đến đít. CP thuộc dạng có năng lượng và được hagl nó khai phá.Câu này cụ sai rồi.
Mỗi người góp 1 phần.
Quang Hải, Văn Hậu, Công Phượng được như hôm nay tố chất các bạn ấy góp 1 phần và các lò đào tạo góp 1 phần.
Ko có lò ấy giờ chỉ đá giỏi nhất trường hoặc nhất công ty thôi.
Chuyên môn tốt thì vứt đâu chả sống được?có thằng bạn trong xóm. nó học chuyên, giỏi nhất xóm. hiện đang thất nghiệp. nhà bt, ko giàu. nhưng chuyên môn tốt. chủ trì thiết kế mấy công trình quốc gia.
vậy là thành công hay thất bại vậy các cụ?
với e sống vui khoẻ là tất cả; bạn bè e xưa nhất quốc gia, hcđ hcb olympic giờ cũng bt, chả có gì nổi bật; mấy ông nghịch, lăn lộn xã hội thì giờ đều rất thành đạt trên thương trường;Nếu con cụ có tố chất, tự cháu khác thích vào môi trường toàn người tài. Chả lẽ lúc ấy cụ cấm rồi quay qua bắt học tennis và chơi golf?
Còn con ko đủ tố chất, thì cứ nói câu ko thèm cho nó sang cái miệng cũng được. Dù sao thì cuộc sống vẫn phải dùng tư duy kiếm tiền, chứ tennis với golf ít người chơi đủ sống lắm. Chơi lấy sức khỏe với chơi lấy vui thì ok.
Chớt dở! Em cũng gốc Thái Lọ đây cụ. Ngày trước đạp xe 22 km đi ôn thi đại học ở lò Hồng Nhỉ ở phường Kỳ Bá trên thị xã. Nhưng đến giờ em vẫn chưa " thành công" cụ ạ .Sao Bác giống Em vậy, nó hao hao tới 90% của E và ông bạn bây giờ - cũng thế thế hệ cuối 7X ở trường huyện Thái Lọ - chỉ khác chút 2 thằng cùng thi lại năm 2 mới đỗ Bây giờ nhìn lại thấy con mình thừa hưởng nhiều điều kiện quá tốt để học tập và phát triển.
Dạ cụ nhắc nên em giải thích. Em muốn nói rằng Trường chuyên VN không tạo ra người tài chứ ko bảo học sinh chuyên ít người tài. Tự bản thân họ đa số tư duy tốt, chăm chỉ thì đồng thời ra đời cũng đóng góp cho xã hội tốt. Mà người tài thì học trường làng sau này vẫn phát huy được, không nhất thiết cứ phải cắm đầu cắm cổ vào chuyên.Cụ phải xác định người tài là gì rõ ràng, nếu như cụ muốn đặt vấn để đúng tên topic.
Cái đáng sợ của xã hội hiện tại là chỉ người có quyền, có tiền mới được coi là người tài.
Người tài thực sự là người đóng góp được thành quả cho xã hội thông qua công việc của mình.
Nếu xét như vậy thì người học chuyên có cơ hội chiếm số lượng nhiều trong nhóm này, nhất là chuyên tự nhiên.
Còn để định nghĩa người tài theo kiểu Việt Nam ta thì quá thiệt cho họ, cụ so sánh vậy không khác so công dụng của búa với khoan.
Chính xác, cùng hệ tư tưởng Nho giáo - Đông Á. Cần khoảng 20 năm học tập làm việc cường độ cao như TQ và HQ thì đất nước mới có bước tiến được. Nhưng với mặt bằng xã hội, dân trí như hiện nay thì khó.Chính xác, GDVN xuay Nga, Pháp, Mẽo cuối cùng Tây không tới, dở ông dở thằng. TQ và HQ là hai nơi mà VN cần học về GD. Không phải họ có ưu điểm nhất mà là phù hợp nhất. Khi nào kinh tế của VN tiến lên một mức cao thì hãy chuyển sang học Mẽo, Pháp etc. Sv Tàu qua Mẽo học Stem rất nhiều nhiều đến nỗi Mẽo đang tính cấm/giới hạn Tàu học stem. Tức là tỉ lệ hs Tàu học stem trong nước cũng cực cao. Không bù cho sv VN qua Mẽo toàn học linh tinh, ở lại không được về mà bố mẹ không lót ổ thì lại gãy cánh. Thế mà suốt ngày kêu CT nặng, ít toán thôi, kns nhiều vào. Đúng là đất nước sinh ra ở vạch đích dùng cho xuất phát.
Em lại đếch tin cụ học chuyên.với e sống vui khoẻ là tất cả; bạn bè e xưa nhất quốc gia, hcđ hcb olympic giờ cũng bt, chả có gì nổi bật; mấy ông nghịch, lăn lộn xã hội thì giờ đều rất thành đạt trên thương trường;
nói thế cug k là xem nhẹ việc học văn hoá, nhưng chỉ ở mức đủ bằng cấp để có nhiều cánh cửa mở ra hơn
Chắc bạn kém mình 1 - 2 tuổi, mình cũng ôn ở lò Hồng Nhỉ ở phường Kỳ Bá trên thị xã - ấn tượng nhất ông Thầy dạy toán ở đó ko hiểu sao 1 hôm mặc quần xả lòn cởi trần chạy từ nhà tắm t1 lên t2 trong khi nhiều học sinh đến ôn đg chờ Thầy .Chớt dở! Em cũng gốc Thái Lọ đây cụ. Ngày trước đạp xe 22 km đi ôn thi đại học ở lò Hồng Nhỉ ở phường Kỳ Bá trên thị xã. Nhưng đến giờ em vẫn chưa " thành công" cụ ạ .
Hôm trước ngồi nói chuyện với bạn, chợt bạn hỏi: mày có thấy mình thành công không ?
Tự nhiên đếch trả lời được, về nhà suy nghĩ mãi.
Tầm này cũng gần 40 xuân xanh, không còn trẻ để mà phá đi làm lại, cũng đủ chín để suy nghĩ nghiêm túc về cuộc sống, mình cần gì và muốn gì.
*Về gia đình:
+Vẫn muốn về ăn tối và nói chuyện cùng cả nhà sau giờ làm việc, đã bớt dần những bữa nhậu nhẹt, tụ tập bù khú .
+ Cũng lo lắng vừa phải cho con cái, dạy con tự học, tự làm mọi việc cho bản thân, việc học hành không quá ép và không quá thả lỏng, để con tự làm tự chịu, cho con học phù hợp với điều kiện của gia đình.
+ Vợ chồng nói chuyện vẫn thoải mái, vẫn có mức tôn trọng nhất định, không nghiêm túc quá và cũng không suồng sã quá.
+ Bố mẹ, con cái vui vẻ, ít có những lúc cãi nhau
+ Họ hàng hai bên đều yêu quý, coi như con cháu trong nhà.
* Về bạn bè
+ Ngày trước nhiều bạn, tính tình cởi mở, giao lưu nhiều, giờ càng ngày càng khép, bạn bè kiểu xã hội vơi dần, chỉ có bạn và đồng nghiệp làm việc.
+ Có vài người bạn thực sự, chơi thoải mái và không tính toán gì.
* Về sự nghiệp:
+ Làm công việc khá nghiêm túc, đúng chuyên môn, sáng đi chiều về, ít phải đi công tác, làm công ăn lương, hết tháng lĩnh lương. Thu nhập không thấp cũng chẳng cao. Đôi khi thấy phẳng lặng…
* Tiền bạc
+ Đến giờ vẫn nợ nần, không bị bức bách, không thoải mái về tiền nhưng cũng không túng thiếu lắm.
+ Có nhà để ở, có xe để đi che nắng che mưa cho vợ con và tiện về quê dịp lễ tết..
* Quan điểm sống:
+ Đơn giản, ít tranh giành, không làm ăn chộp giật, không làm việc bất lương.
Và đương nhiên, cũng có nhiều tính xấu...
Đến bây giờ, mỗi ngày qua đi đều thấy vui vẻ, có việc để làm, có nhà để về, có bạn bè để ăn trưa, có con cái để chơi đùa, có vợ để chia sẻ, hơi lo một chút về cuộc sống vô thường,
Chẳng biết như thế là thành công hay thất bại nữa.
Nhìn xung quanh, thấy bạn bè hết Vinhome lại biệt thự, liền kề đến Ecopark, đi toàn Mẹc với Bim, con cái học toàn Vinschool với trường quốc tế, trong khi con mình học trường công…. Lại mơ ước được thành công ….
Ddến mùa tuyển sinh lại rộ lên vụ này nhưng e thấy nếu tính mặt bằng chung 100 ông ít nhất có qua chuyên thì tỷ lệ thành công trong cuộc sống hơn 100 ông ko tý chuyên nào vd bản thân e ko chuyên đi học đh với mấy ông chuyên đã thấy khác rồi đi làm thấy các cụ ý cũng hơn. Thế nên môi trường nó rèn con người nó khác đấy ạ.Chào các cụ/mợ. Nay mát giời rảnh rỗi, em lạm bàn Trường Chuyên chút nhân đọc bài của bạn Ts Thành về trường Ams.
Em thuộc thế hệ 7x đời giữa, lúc nhỏ đi học thì ít đi chơi thì nhiều. Do điều kiện hộ khẩu nên em chưa được học mẫu giáo (mầm non) ngày nào, đã vậy còn đi học lớp 1 chậm hơn tháng. Nói sơ vậy các cụ hiểu là phụ huynh em không quá chú tâm, cũng không ép buộc, định hướng hay gây áp lực gì về học hành.
Lên lớp 3, cả nước có phong trào xây dựng trường điểm, Tp em cũng có 2-3 trường. Nhà em khu đó nên nghiễm nhiên em chuyển vào trường điểm lớp chọn. Cứ vậy em học hết cấp 1 và 2 nhàn tênh. Thích học Lý nên lớp 9 em mới đi học thêm Toán và Lý.
Và rồi em cũng đỗ chuyên Lý. Lúc đó thấy vừa vui vừa có phần căng thẳng do cả Tp chỉ có một trường chuyên, mỗi chuyên chỉ 1 lớp chừng 30 hs tạo thành áp lực và sự cạnh tranh giữa chính các bạn trong lớp.
Khi chưa học chuyên thì thôi, học rồi thì phải chạy đua các cụ ạ. Em thừa nhận học trường chuyên thì đa số giáo viên giỏi, lúc đó là vậy vì các tỉnh sẽ dồn lực trọng điểm đào tạo gà nòi để thi thố lấy tiếng. Giờ thì em nghe nói có một số giáo viên ko giỏi nhưng bằng quan hệ vẫn vào dạy chuyên.
Tất lẽ dĩ ngẫu, học sinh đã qua tuyển chọn gắt gao thì đa số học lực khá, cộng thêm thày giỏi và học như trâu bò thì đương nhiên thành tích sẽ hơn trường thường. Nhưng đó chỉ là thành tích điểm số, giải thưởng. Để đánh đổi cái đó là thời gian, sức lực và học lệch.
Sau này học đại học em cũng học chung với một số bạn xuất phát dân chuyên các tỉnh khác trong đó có Ams.
Phải thừa nhận một điều, cùng học đại học nhưng đa số các hs chuyên cũ thì học khá và chú tâm học hành hơn. Cái này em nghĩ nó nằm trong tiềm thức, bản năng chứ ko phải do trường chuyên tạo lên.
Giờ đây sau hơn 20 năm tốt nghiệp Đh. Nhìn lại thì em thấy vài vấn đề sau:
-Hầu hết các bạn cũ trường chuyên không gắng cho con cái học chuyên nhất là Toán Lý Hoá vì quá mệt
-Không nhiều học sinh chuyên làm tiến sĩ giáo sư. Và rất hài là hầu hết các bạn giờ có bằng Tiến sĩ lúc đi học học lực rất bình thường.
-Có một số người đã có chức vụ kha khá khoá em thì hình như ko có ai chuyên cả.
Từ bản thân và bạn bè em thấy rằng. Trường chuyên ở VN không tạo lên người tài, mà đa số hs chuyên thực lực họ đã có một chút khá. Nếu gặp được điều kiện phát huy tốt thì thành tài, còn không thì cũng bình dân ngày 2 bữa như em.
Có cụ nói thế hệ 7x hiếm có lãnh đạo cấp bộ ngành nào dân chuyên. Cái đó đúng thôi, vì ở VN muốn lên lãnh đạo cần 90% là yếu tố khác chứ không phải học giỏi hay không. Phải cỡ như con 3X, mới ba mấy tuổi đã làm hiệu phó trường Kiến Trúc HCM thì mới là tài năng thực thụ phải không ạ.
Em không có ý so sánh với các trường hàng đầu thế giới, nơi đã sản sinh bao tổng thống, nhà khoa học lỗi lạc, nhà kinh tế tài ba...vì Trường của họ ngoài tuyển người tài thì chắc sự đào tạo của họ nó cũng khác, em chưa vinh dự đặt chân đến nên ko dám lạm bàn.
Em viết đây để các cụ/mợ đang có con ngấp nghé chuyên có thêm tí tham khảo.
Quan điểm của em thì nếu con học tốt và thực sự tự mình ham thích, học ko quá cực nhọc thì để con phấn đấu, học chuyên cũng tốt vì đa số bạn bè ham học không lo chơi bời. Còn nếu con mình vừa vừa thì không nên cả nhà cùng cố, chuyên không quyết định sự thành bại tương lai.
Nếu cho 1 đứa dốt vào đó mà nó giỏi được ngang thằng học khá thôi thì em công nhận em sai. Còn nếu chỉ dạy đc thằng giỏi thì trường đó chả có gì là giỏi. Môi trường tốt thì cũng có hơn, nhưng ko phải là tất cảTư duy của cụ vãi đ ái đấy nhỉ. Cụ không học chuyên đúng không, hay cụ là dạng nhân tài siêu việt trường chuyên 10 năm có 1 người?