- Biển số
- OF-29355
- Ngày cấp bằng
- 17/2/09
- Số km
- 30,911
- Động cơ
- 3,309,434 Mã lực
Mời các cụ/mợ thắc mắc vì sao "không cho" điện tái tạo (điện mặt trời, điện gió) hoà vào lưới điện đọc bài của cụ rachfan - người có chuyên môn về vấn đề này
Vấn đề, có 3 vấn đề:
1. Điện mặt trời muốn hòa vốn thì giá trung bình phải khoảng 2.500Đ/kW gì đó, trong khi giá bán trung bình của EVN chỉ là 2.100Đ. Để khuyến khích điện tái tạo, EVN chấp nhận mua 2.500Đ và bán lỗ cho dân nhưng chỉ với 1 sản lượng nhất định. Có điều các nhà đầu tư đã xuống tay quá mức khiến công suất hiện tại cao hơn nhiều so với sản lượng mà EVN có thể mua (về mặt tài chính), cho nên không hòa lưới được.
2. Điện mặt trời (cũng như điện gió) là nguồn phát không ổn định cả về công suất và tần số. Để ổn định lưới điện (mà chủ yếu là ổn định tần số), người ta phải duy trì 1 công suất nền để điều tiết. Công suất nền này được tạo ra bởi nhiệt điện, thủy điện và điện hạt nhân (nếu có) và phải lớn hơn nhiều so với công suất hòa lưới của điện mặt trời, nếu không lưới điện sẽ có nguy cơ bị sập.
Tổng công suất lắp đặt của điện mặt trời VN quá lớn, chiếm đến hơn 30% tổng công suất điện quốc gia. Với công suất này thì gần 70% còn lại không thể điều tiết được, cho nên EVN phải từ chối hòa lưới.
3. ĐMT có công suất lắp đặt lớn nhưng khả năng phát điện thực tế lại không thích hợp với chế độ tiêu thụ điện nói chung. ĐMT phát điện cao nhất vào buổi trưa, là lúc tiêu thụ điện ở mức trung bình và EVN không có nhu cầu hòa lưới. Vào giờ cao điểm (18-22 giờ), khi nhu cầu lên cao, các nhà máy điện truyền thống phát hết công suất và khả năng điều tiết lớn thì ĐMT lại xịt.
Giải thích về Thuỷ điện tích năngGiải pháp cho điện mặt trời ở VN có 3:
- Tăng công suất phát nền. Cái này khó vì thủy điện đã cạn tiềm năng, nhiệt điện bị hạn chế chính sách, còn điện hạt nhân thì có vẻ vô vọng.
- Đầu tư bổ sung lắp bộ tích điện. Cũng khó vì đòi hỏi vốn khá lớn.
- Thủy điện tích năng. Hiện EVN đang xây NM thủy điện tích năng đầu tiên của VN ở Bắc ái, Ninh thuận.
Nhưng dù là gì thì cũng không thể trong năm 2023.
Hính ảnh của cụ banmotnucuoiCụ tra bảng giá điện theo thời gian của điện sản xuất thì sẽ thấy: Giá điện sản xuất giờ cao điểm là 2.900đ/số, còn giờ thấp điểm (ban đêm) là 1.000đ/số, chênh lệch những 1.900đ.
Nguyên tắc điện tích năng nguyên thủy là như thế này: Người ta làm 2 cái hồ với độ cao khác nhau và chứa nước vào hồ dưới thấp, xây 1 trạm bơm cùng với máy phát điện. Vào giờ thấp điểm (24-6h) dùng điện bơm nước từ hồ thấp lên hồ cao. Vào giờ cao điểm (6-9h và 17-21h) thì tháo nước từ hồ cao xuống hồ thấp chạy máy phát điện hòa lên lưới và cứ thế tuần hoàn lặp lại.
Phát điện kiểu này không sinh ra được điện mới mà chỉ chuyển 1 phần công suất tổng từ giờ thấp điểm sang giờ cao điểm. Tính kinh tế của nó là tận dụng chênh lệch giá điện giữa giờ cao điểm và thấp điểm. Phát điện tích năng thông thường sẽ hao phí khoảng 30% công suất ban đầu, tức là nếu giá bán 1.300đ/số trở lên là không lỗ.
Giá điện giờ cao điểm ở VN là 2.900đ/số, phát điện tích năng ở VN chắc chắn không lỗ.
Thủy điện tích năng ở VN là mới, chứ ở các nước khác đặc biệt là Mỹ thì rất nhiều. Nhà máy thủy điện tích năng lớn nhất thế giới là ở Mỹ với công suất thường xuyên là 2.800MW, gấp rưỡi thủy điện Hòa bình.
Bài của cụ .Bo My
Bài của cụ IP man về vai trò của EVN trong thời điểm hiện tạiCụ ấy lấy ví dụ thôi còn ở ta thì không chỉ mua của thủy điện để làm tích năng đâu. Ở ta thủy điện sẽ phải nhường giờ ban ngày cho điện mặt trời, và làm chức năng bù đỉnh nhưng lại không được hưởng giá bù đỉnh.
Với lại cái chuyện bù đỉnh đó có lẽ không phải lúc nào cũng chạm đỉnh công suất. Cái chức năng thường xuyên hơn là điều hòa cho điện mặt trời/gió những lúc mất nắng, mất gió xảy ra trong ngày và do đó thủy điện sẽ phải luôn chạy cả ban ngày, dĩ nhiên chưa cần thì chạy ở mức tối thiểu.
View attachment 7850629
Nước ta có 2 giờ thấp điểm buổi trưa 12 g và ban đêm. Giờ cao điểm là 18h
View attachment 7850642
Đến thấp điểm ban đêm thì nếu thủy điện ban ngày chưa xả hết, dư nước thì được ưu tiên xả trước, và cũng vì giá thủy điện thấp nhất.
Vâng cụ, em cũng có đôi lời chia sẻ như này:
- Thứ nhất, em không phải là người của EVN nên không có nhu cầu nói đỡ cho EVN, đừng cụ nào gán ghép quy chụp em mà tội nghiệp.
- Thứ hai, em đã tham gia đầu tư vào lĩnh vực điện được khoảng 15 năm. Hiện tại em vẫn là cổ đông (nhỏ) của 5 công ty điện, tức là gián tiếp đầu tư vào 10 nhà máy điện từ thuỷ điện, nhiệt điện khí, than đến cả điện mặt trời (có công ty có 2-3 nhà máy điện).
Với kinh nghiệm và sự hiểu biết của em, qua theo dõi các tranh luận ở đây ngoại trừ 1 số cụ có chuyên môn thì em thấy rất nhiều người đang có hiểu biết sai dẫn đến việc tranh luận sai hoặc đưa ra những thông tin không chính xác.
Một số vấn đề “sai” hoặc “nhầm lẫn” mà em thấy đa phần mọi người mắc phải như sau:
1- Tư duy phản biện: Rất nhiều người đang nhìn ngành điện qua tư duy đã cũ/ lạc hậu, những tư duy của 5-10-20 năm trước. Với quan sát của em, nếu coi ngành điện là 1 sân bóng thì sân bóng này đã hoàn thiện rất nhiều về mặt quản lý (luật chơi) lẫn người chơi. Thế nên nếu cứ dùng tư duy cũ kỹ để đánh giá những cái hiện tại là rất sai lầm. Giống như mấy ông bóng đá phủi có khi không hiểu gì về luật bóng đá nhưng lại cãi rất hăng . Bây giờ muốn cãi chuẩn thì ít nhất phải tìm hiểu hoặc cập nhật luật chơi đi đã và hãy tranh luận theo luật.
2- Nhầm lẫn giữa EVN là cơ quan quản lý nhà nước về điện: EVN chỉ là doanh nghiệp tức là người chơi. Còn cơ quan quản lý nhà nước vai trò chính là Bộ Công Thương.
Cơ quan quản lý là người ra quy định tức là luật chơi. EVN cùng nhiều thành phần khác chỉ là người chơi. Nên nếu khi EVN nó chơi sai luật thì hẵng chửi nó, còn nếu nó chơi đúng luật thì đừng chửi.
Đã vào sân là phải chơi theo luật, nếu thấy luật ko ổn thì chửi sau, đề nghị điều chỉnh sau. Nếu muốn hiểu về luật chơi thì xem lại mục 1
3- Nhầm lẫn EVN vẫn thuộc Bộ Công Thương quản lý: EVN đã được chuyển về UBQLVNN quản lý được 5 năm rồi không phải do Bộ Công Thương quản lý nữa.
4- EVN độc quyền: Thị trường điện nôm na là chia ra 2 phần.
- Phần phát điện, ngoài EVN còn rất nhiều nhà đầu tư khác, nước ngoài có, tư nhân có… như vậy mảng này có rất nhiều người chơi và chơi thế nào, sản xuất bao nhiêu, bán ra sao là theo luật chơi tức là quy định về hợp đồng mua bán điện của các nhà máy. Mảng này là cạnh tranh quyết liệt, thằng nào ngon thì lãi, thằng nào kém thì lỗ chứ thằng EVN nó cũng chẳng quyết được.
- Phần truyền tải và bán điện đến end users. Mảng này thì có 1 mình EVN để thu mua điện từ phần phát và truyền tải, phân phối đến end users. Giá bán điện đến end users như nào cũng là luật chơi do NN quyết định.
5- Tính minh bạch của ngành điện: Em nói thật là em thấy lĩnh vực điện là dạng minh bạch nhất trong những ngành mà em từng tham gia. Ở phần phát điện các doanh nghiệp đa phần được cổ phần hoá triệt để và chế độ báo cáo rất công khai, minh bạch. Rất nhiều công ty có báo cáo hàng tháng tình hình sản xuất kinh doanh, thậm chí có công ty báo cáo hàng ngày công bố công khai trên web site, chẳng phải mập mờ che giấu gì. Em chưa thấy trên thị trường có lĩnh vực nào khác làm được như vậy, các cụ đi đầu tư chắc cũng biết, các doanh nghiệp ở lĩnh vực khác may ra hàng quý nó thảy cho cái BCTC, cụ nào trình độ rất giỏi về phân tích tài chính thì phân tích được tình hình sxkd chứ đa phần là tịt. Còn đợi báo cáo thường niên hoặc đợi họp đại hội cổ đông thì mất cả năm. Cụ nào đầu tư vào trái phiếu thì chắc chỉ lúc doanh nghiệp nó toang thì mới biết ý chứ
Còn về phần huy động điện, các cụ vào web site của trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia thì thấy người ta cập nhật số liệu mỗi 30 phút và 24/7, với mật độ đó thì khó mà fake số lắm.
Sự gián đoạn là nguyên nhân chính làm tăng chi phí khi chúng ta tiến gần hơn tới mục tiêu hoàn toàn sử dụng điện Mặt Trời, điện gió
Chỉnh sửa cuối: