- Biển số
- OF-3661
- Ngày cấp bằng
- 6/3/07
- Số km
- 1,093
- Động cơ
- 561,499 Mã lực
- Tuổi
- 57
Cuối cùng em cũng đọc hết 12 trang.
Cụ dẫn giúp em điều khoản phát, chứ một hôm bỗng nhiên bị xxx gọi lên vì mua phải hàng trộm cắp thì em đi tù à?Tội tiêu thụ tài sản... Còn một yếu tố cấu thành tội phạm nữa là đương sự biết hoặc phải biết là đang mua tài sản gian. Ví dụ gương xe bị bẻ ( chả ai tự bẻ gương xe của mình đem bán).
Em thì chưa rành luật lá, nhưng chỉ khuyên cụ cơ bản mua bán có sổ sách đàng hoàng. Nhập hàng vào ngày nào, h nào. Và thường các chú ăn cắp bán đồ thường rẻ hơn bình thường cỡ khoảng 15-20%.Cụ nào rành luật giải đáp hộ em phát:
Ví dụ mình có cửa hàng mua bán điện thoại, một hôm có người vào bán máy điện thoại, mình mua.
Hôm sau CA đến và phát hiện cái máy ấy là tang vật một vụ trộm cắp.
+ Đương nhiên là mình dính tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, vậy có bị sao không? Và nếu bị sao thì em đồ rằng tất cả các cửa hàng mua bán đều dính, vì khi mua món hàng nhỏ, hiếm ai xác minh dc nguồn gốc tài sản?
Theo Luật định thì cụ biết mà vẫn cố ý mua thì mới phạm tội, nhưng để xác dịnh việc đó cũng nhiều cảm tính và rủi ro nếu như cụ bị cố tình chơi.Cụ nào rành luật giải đáp hộ em phát:
Ví dụ mình có cửa hàng mua bán điện thoại, một hôm có người vào bán máy điện thoại, mình mua.
Hôm sau CA đến và phát hiện cái máy ấy là tang vật một vụ trộm cắp.
+ Đương nhiên là mình dính tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, vậy có bị sao không? Và nếu bị sao thì em đồ rằng tất cả các cửa hàng mua bán đều dính, vì khi mua món hàng nhỏ, hiếm ai xác minh dc nguồn gốc tài sản?
Khoản 1 của Điều 250 quy định như sau: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Khoản 2, 3 Điều 250 Bộ Luật Hình sự 1999 quy định:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
A) Có tổ chức;
B) Có tính chất chuyên nghiệp ;
C) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
D) Thu lợi bất chính lớn;
Đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
A) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
B) Thu lợi bất chính rất lớn.
Khoản 4, 5 Điều 250 Bộ Luật Hình sự 1999 quy định:
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
A) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
B) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
¬Khách thể của tội phạm: hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không chỉ trực tiếp xâm hại đến trật tự công cộng, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà còn gây trở ngại lớn cho công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự, tạo điều kiện khuyến khích những người khác đi vào con đường phạm tội.
¬Mặt khách quan của tội phạm: mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện ở hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ các tài sản do người khác phạm tội mà có như (tham ô, trộm cắp, cướp của, nhận hối lộ, buôn bán hàng cấm...). Khi thực hiện hành vi này, người chứa chấp, tiêu thụ không có sự hứa hẹn, thỏa thuận trước với người phạm tội. Nếu đã hứa hẹn, thỏa thuận trước với nhau về việc chứa chấp, tiêu thụ tài sản hoặc tuy không có hứa hẹn, thỏa thuận trước nhưng đã quen biết, hiểu rõ nhau từ trước thì việc chứa chấp, tiêu thụ tài sản đó được coi là hành vi đồng phạm (với vai trò giúp sức) người phạm tội.
Tài sản do phạm tội mà có nói ở đây có thể là tài sản của Nhà nước, của các tổ chức hoặc công dân. Nó bao gồm tất cả các đồ vật có giá trị vật chất (kể cả các loại giấy tờ có giá trị) và được sử dụng để đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người.
¬Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ là tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn chứa chấp, tiêu thụ. Nếu người chứa chấp, tiêu thụ không thể biết được đó là tài sản do phạm tội mà có thì hành vi không cấu thành tội phạm. Động cơ mục đích phạm tội có thể là tham lam, tư lợi hoặc do cả nể, thương hại,...
cụ lên khai báo lằng nhằng, nộp lại tài sản mua đc là xong (mất trắng)Cụ nào rành luật giải đáp hộ em phát:
Ví dụ mình có cửa hàng mua bán điện thoại, một hôm có người vào bán máy điện thoại, mình mua.
Hôm sau CA đến và phát hiện cái máy ấy là tang vật một vụ trộm cắp.
+ Đương nhiên là mình dính tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, vậy có bị sao không? Và nếu bị sao thì em đồ rằng tất cả các cửa hàng mua bán đều dính, vì khi mua món hàng nhỏ, hiếm ai xác minh dc nguồn gốc tài sản?