Trump nếu huỷ bỏ trạng thái ưu đãi của HK thì có lẽ chuyện sắp thêm cao trào.
Ưu đãi của Mỹ đối với HK là vấn đề không có thuế, trạng thái này giúp cho cán cân thương mại giữa Mỹ với HK luôn là thặng dư, Mỹ thu lợi rất nhiều từ HK. Trường hợp HK mất trạng thái ưu đãi, kinh tế của HK sẽ khó khăn hơn, nó sẽ tác động lên tất cả các đối tượng tại HK, tác động lên TQ, tác động lên các nước khác trên thế giới bao gồm cả Mỹ. Tác dụng kinh tế duy nhất của HK với TQ là nơi cửa ngõ để TQ sử dụng đồng RMB như đồng tiền quốc tế. Nhưng tác dụng kinh tế của HK đối với các nước đầu tư khác vào TQ là thặng dư thương mại, cán cân có lợi nghiêng hẳn về các nước đó, HK vẫn có lợi nhưng 2 lợi ích này tồn tại song song. Trường hợp HK mất trạng thái ưu đãi, HK sẽ thu được lợi ít hơn, các nước khác cũng không còn duy trì được thặng dư thương mại nữa vì thuế khi áp sẽ được các doanh nghiệp các bên chia đều cho nhau để gánh vác. Nhưng đặc điểm của HK là cửa ngõ vào TQ, TQ như cái công xưởng, HK như cái gian hàng, nên nó sẽ khiến đường kết nối giữa công xưởng qua gian hàng tới nhà phân phối bị tăng áp do thuế, thuế này đến phút cuối cùng nó sẽ tác động vào khách hàng - người mua, hiệu ứng xấu được phản ánh lại nhà phân phối, đến gian hàng và đến tận công xưởng. Do vậy đây là một đòn đánh để xem ai lì hơn, chịu đựng được lâu hơn mà thôi, đây là cuộc đấu giữa người cung ứng và người có nhu cầu. Tuy nhiên còn những nhân tố khác tác động đến kết quả cuộc đấu là tình hình kinh tế, tình hình dịch bệnh, chuỗi cung ứng toàn cầu, ... Với tình hình dịch bệnh, chưa nói đến chuyện cắt bỏ ưu đãi, riêng chuyện cách ly giữa các quốc gia cũng đủ khiến các nước đứng ngồi không yên, thông thương đang giảm xuống mức thấp, do vậy cắt bỏ ưu đãi để thêm thuế sẽ chỉ khiến mức chi ra cho nhu cầu thông thường của người dân ngày một nhiều hơn theo đà tăng thuế, trong khi lợi nhuận thu được lại bị giảm, cộng với dịch bệnh dẫn tới thất nghiệp, buôn bán đình trệ thì khiến mức chi tiêu càng sụt nữa. Một nền kinh tế không có động lực chi tiêu thì nền kinh tế đó sớm muộn cũng vỡ nát, nên đây là cuộc đấu xem ai sẽ vỡ nát trước, nó cũng là nguyên nhân mà TQ có ý định khuyến khích mở rộng thị trường nội địa, vì dầu sao TQ với 1.4 tỷ dân, thị trường nội địa cũng đã rất lớn rồi.
Nếu việc huỷ bỏ trạng thái ưu đãi với HK được thực hiện, nó có thể sẽ tạo ra làn sóng đổi hướng đầu tư, bất luận nó đặt chân về đâu, nó cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn cho tất cả các bên đang lợi dụng trạng thái ưu đãi của HK. Mỹ muốn chịu thiệt hại để đánh TQ, nhưng các đồng minh khác có chịu không, trường hợp TQ bỏ mặc HK cho Mỹ đánh đòn kinh tế, dùng điểm khác như Thượng Hải để làm ăn với các đồng minh khác của Mỹ, doanh nghiệp Mỹ liệu có chấp nhận chịu trận ở HK hay lại bỏ mặc sang điểm khác với các doanh nghiệp của các nước đồng minh, vì dầu sao thì thị trường 1.4 tỷ dân là miếng bánh quá lớn không thể bỏ qua. Sẽ còn là bài toán có nhiều đáp án ngỏ, nhưng từ khi trở về với TQ, HK chưa từng phải đóng nộp ngân sách, định hướng từ năm ngoái là doanh nghiệp TQ sẽ đổ bộ vào HK nhiều hơn, khả năng khối nội của TQ đang thay chân khối ngoại tại HK, Mỹ sẽ chịu được bao lâu cái ảnh hưởng từ việc mất thặng dư kinh tế với HK, nếu chiến tranh thương mại tiếp tục đánh, Mỹ sẽ phải bù bao nhiêu để đảm bảo nền kinh tế trong thời kỳ dịch bệnh có thể trụ vững.
Một trong các lý giải là Trump đang cần một sự công kích quyết liệt từ TQ để làm điểm nhấn cho cuộc tranh cử, để từ đó thể hiện được khả năng gia tăng sức ép lên đối thủ của nước Mỹ, có như vậy mới có thể gỡ lại điểm ủng hộ từ cử tri vì trước mắt Biden đang dẫn điểm khá tốt trong thăm dò.