__Dính tới TQ chả khác dính vào ****, xuất nông sản được bao nhiêu, năm nào cũng thấy cứu cây này trái kia vì dính tới TQ. Về lâu dài gây hại khi phá hoại nền sx trong nước...
Xét cán cân thương mại thì nó cần VN hơn VN cần nó nhé, đó là nói về tiền, còn nhiều yếu tố khác nữa, nên bớt dính vào nó dc cái gì càng tốt cái đó... hóng tàu con vào dọa cấm biên, cấm hộ cái xem vùng lương quảng có loạn ko, lại chả treo cổ Bình béo lên ấy
https://cungcau.vn/trung-quoc-thi-truong-nhap-khau-lon-nhat-cua-viet-nam-d188235.html
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thực hiện tháng 9/2019 đạt 21.749 triệu USD, thấp hơn 751 triệu USD so với số ước tính, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện thấp hơn 375 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng thấp hơn 149 triệu USD; xăng dầu thấp hơn 75 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu thấp hơn 58 triệu USD; chất dẻo thấp hơn 49 triệu USD; điện thoại và linh kiện thấp hơn 42 triệu USD.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 10/2019 ước tính đạt 22,50 tỷ USD, tăng 3,5% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,25 tỷ USD, tăng 5,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,25 tỷ USD, tăng 1,9%. So với cùng kỳ năm 2018, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 10/2019 tăng 3,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 8,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,2%.
Tính chung 10 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 210 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 87,9 tỷ USD, tăng 13%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 122,1 tỷ USD, tăng 4,4%.
Trong 10 tháng có 32 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 88,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (2 mặt hàng đạt trên 20 tỷ USD, chiếm 34,7%), trong đó: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 43 tỷ USD (chiếm 20,5% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 30 tỷ USD, tăng 11,4%; điện thoại và linh kiện đạt 12,2 tỷ USD, giảm 3,5%; vải đạt 10,9 tỷ USD, tăng 3,5%; sắt thép đạt 8,1 tỷ USD, giảm 3,5%; chất dẻo đạt 7,5 tỷ USD, giảm 0,4%; ô tô đạt 6,1 tỷ USD, tăng 45,8%; kim loại thường đạt 5,4 tỷ USD, giảm 14%; sản phẩm chất dẻo đạt 5,4 tỷ USD, tăng 9,9%.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 10 tháng năm 2019, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 191,3 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 91,1% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu; nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 18,7 tỷ USD, tăng 14,7% và chiếm 8,9% (tăng 0,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018).
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 10 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 62 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 39,4 tỷ USD, tăng 0,6%; thị trường ASEAN đạt 26,4 tỷ USD, tăng 1%; Nhật Bản đạt 16 tỷ USD, tăng 2,1%; thị trường EU đạt 12,2 tỷ USD, tăng 7,8%; Mỹ đạt 12 tỷ USD, tăng 12,6%.
Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 9/2019 xuất siêu 1,6 tỷ USD (1); 9 tháng xuất siêu 7,1 tỷ USD; tháng Mười ước tính nhập siêu 100 triệu USD. Tính chung 10 tháng năm 2019 ước tính xuất siêu 7 tỷ USD (2), trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,3 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 28,3 tỷ USD.