Mấy hôm trước bận quá, giờ rảnh rỗi, em quote còm chém gió về clip cụ nói:
Tại sao có clip, cái này phải nói trước, đó là tranh chấp đường biên giới 2 bên ở vùng Galwan là rất lâu rồi, nhưng 2 bên đạt được ngầm định là không có nổ súng, vì không nổ súng sẽ không dẫn tới chiến tranh, cả 2 bên đều kiềm chế và tránh để nổ súng dẫn tới đối đầu trực tiếp khi cả 2 bên đều có thể bị dồn đến bước đường cùng dùng tới vũ khí hạt nhân. Do vậy, 2 bên chỉ dừng lại ở xung đột, va chạm tay chân, sau nâng dần lên vũ khí thô sơ, nhưng do đường biên giới phức tạp và cả 2 bên luôn có ý định lấn nhau, nên 2 bên luôn có phóng viên quân đội trong đội hình, vì thế những cảnh quay xung đột, chửi bới, thách thức, đánh lộn mới có trên mạng.
Trong clip, có những điểm đáng chú ý sau:
1. Có nhiều đoạn chắp ghép và khả năng các mốc thời gian không cùng 1 trật tự, nghi vấn không không phù hợp với lời tựa trong clip.
2. Cảnh quay ban đầu về dòng chảy không đúng, khả năng được lật 180 độ. Tuy nhiên ở cảnh quay này, việc quân Ấn Độ khiêng vác lều trại chứng tỏ một điều, nơi đó là nơi Ấn Độ muốn xuất hiện, nhiều khả năng là thuộc khu vực 2 bên đang cãi nhau, nhưng trước đó 2 bên không đóng trại ở đó.
3. Cảnh quay sau đó là cảnh phía TQ lội nước sang, tay chỉ huy (sau đó bị chết và được truy tặng danh hiệu cao nhất) hoa chân múa tay chỉ chỏ với dáng phân tích về vị trí, lý luận đòi phía Ấn Độ rút lui.
4. Cảnh tiếp đó là cảnh quân Ấn Độ với gậy và lá chắn vượt dòng nước tràn sang, tay chỉ huy của phía TQ chạy ra ngăn cản, phân trần với 1 người trong phía Ấn Độ, người này cũng tiến đến nói chuyện tay chỉ huy này. Theo thông lệ thì chỉ huy đối đầu chỉ huy, nên người này cũng thuộc cấp chỉ huy của phía Ấn Độ. Người này nhìn kỹ thì không giống người Ấn, mà hao hao người Á, điều này khớp với việc Ấn Độ chiêu mộ biên chế những người gốc Tạng vào các đơn vị đồn trú ở vùng giáp ranh và có tranh chấp với TQ.
5. Cảnh quân Ấn Độ vượt suối tràn sang, phía TQ chỉ còn có 2 hàng lính liên kết lại thành tường ngăn phía Ấn Độ tiến lên, đằng sau có 1 con chó đang sủa và góc lán trại, những dấu hiệu này cho thấy, phía Ấn Độ đã tràn sang tới khu vực đóng trại của phía TQ. Trong khu vực tranh chấp, phần tranh chấp thường chỉ có xuất hiện tạm thời, lán trại chỉ xuất hiện ở khu vực quản lý thực chất, nó phù hợp với việc phía TQ ngăn cản phía Ấn Độ khuân đồ đến dựng lán trại. Những chi tiết này có thể là phía Ấn Độ đã dùng số đông uy hiếp tận khu vực do TQ quản lý.
6. Cảnh vận động cơ giới của TQ trong đêm, tiếp đó là cảnh quay từ đằng sau, trong hàng quân TQ xuất hiện lá chắn, nước bắn tung toé, quân TQ mặc đồ phòng hộ kiểu chống bạo động, mang theo gậy. Đây khả năng là một phần cảnh giao tranh không nổ súng giữa 2 bên, xảy ra vào ban đêm và ở khu vực nước không hề nông, nên theo ánh đèn thấy nước bắn lên cao hơn cả lá chắn của quân TQ. Những chi tiết này phù hợp với lời kể lại của phía Ấn Độ, nói rằng phía TQ đã dùng nước tấn công họ.
7. Cảnh lính TQ túm lại băng bó cho tay chỉ huy, trang phục lúc này lại khác, dù theo dòng thời gian của clip thì đáng lẽ nó là sáng hôm sau, không còn lá chắn, đồ giáp chống bạo động nữa.
8. Trong số các binh lính tử vong của phía TQ, có 1 người được nói là bị đuối nước trong lúc cứu ứng, nhưng người này được xác định là quay phim, như trong quang cảnh ban ngày, những binh sĩ quay phim không tham gia xung đột không bị ảnh hưởng, có thể chạy đan xen sang hàng ngũ đối phương, nhiều khả năng chung số phận với binh lính Ấn Độ do đứng lẫn vào để quay phim. Những người chết đuối hoặc bị nước cuốn đều trôi về phía Ấn Độ kiểm soát.
Từ những điểm trên có thể có được phỏng đoán sau:
2 bên có thể vì lý do nào đó đã xảy ra xung đột, nhiều khả năng do phía Ấn Độ muốn lắp dựng lán trại ở vùng mà 2 bên không thừa nhận thuộc về đối phương. Phía TQ sau khi thấy phía Ấn Độ định dựng lán trại đã lội nước tới để lý lẽ, thời điểm này số lính Ấn Độ rất ít, nhiều khả năng ít hơn lính TQ và rất có khả năng là phía TQ đã cản trở việc dựng lán trại hoặc thậm chí đã phá dỡ lán trại mà lính Ấn Độ mang đến định dựng lên. Sau khi ngăn được phía Ấn Độ dựng lán trại, phía TQ đã rút về điểm đóng của họ, lúc này thì lực lượng tăng viện của Ấn Độ mới đến, với chênh lệch quân số, lính Ấn Độ tràn qua dòng nước thị uy. Do tay chỉ huy của TQ trong clip có thái độ rất nóng nảy nên nhiều khả năng khiến phía Ấn Độ nhân lúc quân đông, chiếm thượng phong đã đánh bật đám lính TQ và giã cho tay chỉ huy tèo luôn, khả năng lớn là đám lính TQ cũng phải bỏ điểm đóng rút lui với thương vong. Phía TQ để trả thù việc này, đã lên kế hoạch tập kích lính Ấn Độ, lực lượng cũng rất đông, vận động tác chiến bằng cơ giới cho thấy số lượng không hề ít, mà phải là áp đảo hoàn toàn về quân số. Quân TQ chắc chắn làm một con đập ở thượng nguồn, chặn dòng chảy, rồi dùng số lượng quân lớn lập hàng rào lá chắn dồn đẩy lính Ấn Độ rơi xuống nước, sau đó phá đập khiến lính Ấn Độ bị nước cuốn trôi, phù hợp với lời kể của lính Ấn Độ là họ bị phía TQ tấn công bằng nước.
Sau khi clip được công bố, ai cũng biết nó đã được chỉnh sửa kỹ lưỡng, ai cũng biết con số mà TQ công bố không chính xác, con số thương vong có thể còn hơn nữa, nhưng nó dù gì cũng là bằng chứng về cuộc va chạm hôm đó. Từ clip, người ta thấy rõ chênh lệch giữa 2 bên:
Phía Ấn Độ vận động tác chiến chậm và không có nhiều phương tiện cơ giới tham gia, cái này cũng do ảnh hưởng địa hình do phía TQ quản lý thượng nguồn còn phía Ấn Độ quản lý hạ nguồn.
Phía Ấn Độ có trang bị sơ sài và kém hơn phía TQ, phía Ấn Độ lội nước vẫn không có đồ phòng chống ngấm nước, trong khi lính TQ khi lội nước sang có mặc quần cao su chống nước tới tận ngực, trang bị giáp chống bạo động của lính TQ cũng có vẻ chuyên nghiệp hơn trang bị của lính Ấn Độ khi tràn sang. Ở khu vực mà ban ngày lẫn ban đêm đều lạnh dưới 0 độ, việc trang bị sơ sài khiến khả năng chiến đấu lâu dài của lính Ấn Độ kém hơn, nhiều người cho rằng lính Ấn Độ học Yoga, nhưng trong hoàn cảnh vận động tác chiến, rõ ràng trạng thái vận động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã khiến hiệu quả của Yoga không được như mong đợi, kém hơn hiệu quả mà trang bị tốt đem lại.
Tư duy chiến thuật trong tác chiến địa hình là điểm mà người Ấn không có, trong khi đó nó lại là thế mạnh của người TQ, bài tấn công ngăn nước rồi phá đập nước tạo thành dòng chảy mạnh để tấn công là bài tấn công thuỷ công + tập kích ban đêm điển hình trong lịch sử quân sự cổ đại của TQ, nó đều được nhắc đến trong các tác phẩm binh thư cổ đại của TQ và vẫn đang được giảng dạy hiện nay ở học viện quân sự của nhiều nước trên thế giới.
Sau 10 lần đàm phán, 2 bên tạm thời đạt được thoả thuận rút quân khỏi các điểm đối đầu, phía Ấn Độ rút đi để lại một sa bàn phức tạp, bếp, khu vệ sinh hỗn loạn, phía TQ rút đi sau khi các thiết bị xây dựng được đưa đến để phá dỡ các công trình và xoá bỏ dấu vết đóng quân. Nhìn từ khu vực của Ấn Độ, người ta có thể biết phía Ấn Độ đã điều động bố trí như thế nào, còn nhìn từ khu vực của TQ, người ta không phán đoán được TQ đã điều động bộ trí như thế nào. Tuy cùng là 2 quốc gia có sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng nếu điều kiện vũ khí hạt nhân bị loại bỏ, Ấn Độ khả năng sẽ không thể đối đầu được với TQ trong hiện tại và tương lai. Sự chênh lệch về lực lượng, tư duy chiến thuật, năng lực trang bị được khéo léo đưa ra trong clip đã khiến phe húng ở Ấn Độ im bặt, một hiệu ứng mà TQ muốn tạo ra, tuy nhiên việc này khiến Ấn Độ mất mặt, Modi chắc chắn sẽ tìm cách để trả đũa vụ mất mặt này.
Em tổng hợp và chém gió thôi nhé, các cụ chớ có quá tin, câu chuyện cũng được tạm gác lại rồi