Đây là chính sách của khựa dành cho Tây Tạng.
CỘNG SẢN TRUNG QUỐC "ĐÀN ÁP" TÂY TẠNG!
Tây Tạng, nơi mà dân cư chủ yếu là tộc người Tạng. Các tộc người khác ở Tây Tạng bao gồm người Menba (Monpa), người Lhoba, người Mông Cổ và người Hồi.
Trong nhiều năm qua, kể từ sau vụ việc " Bạo loạn ly Khai" ở Tân Cương năm 2009 thì Tây Tạng được nổi lên nhờ sự truyền thông của Phương Tây và Hoa Kỳ như 01 vùng đất đang bị đàn áp mạnh mẽ. Theo đó, chủ yếu truyền thông quốc tế (có cả Việt Nam) đưa tin rằng Chính quyền Trung Quốc "đàn áp" Tây Tạng một cách dã man. Vậy thực tế Trung Quốc đã "đàn áp" như thế nào ?!
1. Tây Tạng nằm ở tây nam Thanh Hải, Trung Quốc. Để lên được Tây Tạng thì phải đi Quốc Lộ 214 từ Tp. Tây Ninh, Thanh Hải, Trung Quốc chứ không nên đi những đường khác. Nói về Tp.Tây Ninh thì đây là Thành phố có tất cả các tuyến đường thông thương với toàn bộ các tỉnh thành, khu vực khác của Trung Quốc, có tuyến xe lửa chạy thẳng đến Bắc Kinh. Về Quốc Lộ 214 thì đây là con đường nối liền khu vùng đồng bằng lên vùng Tây Tạng, tuyến đường này đi theo hình dốc lên với các đoạn đường có độ cao từ 4.000 - 5.000m so với mực nước biển và từ Tây Ninh lên Tây Tạng thì chiều dài Quốc lộ này hơn 2.200km, Quốc lộ 214 này là tuyến đường có bề ngang 40m (đủ cho 04 làn xe chạy thoải mái). Ngoài ra để lên Tây Tạng còn Quốc lộ 109 với chiều dài hơn 3.685km.
Ngoài ra, Sân bay chính của Tây Tạng là Sân bay Lhasa Gonggar, Sân bay Qamdo Bangda và Sân bay Nuingchi. Sân bay Gunsa tại Ngari được đưa vào hoạt động từ ngày 1 tháng 7 năm 2010 và trở thành sân bay nội địa (bay trong Trung Quốc) thứ tư của khu tự trị.
Và... Từ ngày 1/7/2006, Trung Quốc chính thức đưa vào vận hành tuyến đường sắt cao nhất thế giới, nối thành phố Thanh Hải với vùng Tây Tạng hùng vĩ. Tuyến đường sắt lên Tây Tạng là công trình xây dựng mang công nghệ phức tạp, với đường ray đặc biệt có khả năng ổn định trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Ga đầu của tuyến đường sắt nổi tiếng này là thành phố Golmud thuộc tỉnh Thanh Hải và ga cuối là thủ phủ Lhasa của Tây Tạng. Các toa tàu được thiết kế như khoang máy bay để bảo vệ hành khách trước độ cao quá lớn, với điểm cao nhất của công trình lên tới 5.072 mét so với mặt nước biển. Không khí bên trong được điều hòa tự động để cân bằng tại những nơi thiếu dưỡng khí mà tàu chạy qua.
Trung Quốc tuyên bố tuyến đường sắt Thanh-Tạng có tổng chi phí xây dựng 4,2 tỷ USD và dài 1.140 km này là một kỳ tích về công nghệ, đem lại cơ hội phát triển to lớn cho một khu vực mênh mông hùng vĩ.
-> Có thể thấy nếu Trung Quốc "đàn áp" Tây Tạng thì tại sao phải tốn hàng chục ngàn tỷ nhân dân tệ để làm các tuyến đường Quốc lộ giúp Tây Tạng thông thương kinh tế, du lịch với các nơi khác ?
2. Trong Clip bên dưới thì khi bước vào Lhasa (thủ phủ Tây Tạng) các bạn có thể nhìn thấy rất rõ ràng các tuyến đường phố như nào, có rộng, khang trang và chất lượng không ? (phần này các bạn coi Clip để tự cảm nhận ha, có hơn 30p xíu - ah Clip này từ năm 2004 nhé nằm trong tập 1 Mekong Ký Sự, giờ thì Tây Tạng còn phát triển hơn nhiều)
3. GDP Tây Tạng tính đến năm 2015 đã tăng lên tới 15% (vượt 100 tỷ Nhân dân tệ, duy trì mức tăng trưởng hai con số trong 23 năm liên tục), được đánh giá là một trong những địa phương phát triển kinh tế ấn tượng nhất Trung Quốc.
4. Thu nhập bình quân đầu người của cư dân thành thị Tây Tạng là 25.457 (khoảng 4.100 USD) vào năm 2015, so với 565 nhân dân tệ vào năm 1978. Kim ngạch xuất khẩu trong khu vực tăng từ 7 triệu USD (năm 1965) lên 2,255 tỉ USD (năm 2014), gấp 321 lần. Thu nhập bình quân đầu người của cư dân Nông thôn là 8.244 Nhân dân tệ, duy trì mức tăng trưởng hai con số trong 15 năm liên tục.
5. Trung Quốc đang phát triển hệ thống tạo mưa lớn nhất thế giới với diện tích 1,6 triệu km2, bằng ba lần kích thước của Tây Ban Nha từ ngày 27/3/2018. Hệ thống gồm hàng chục nghìn buồng đốt nhiên liệu được lắp đặt trên cao nguyên Tây Tạng, có thể làm tăng lượng mưa trong khu vực lên tới 10 tỷ mét khối/năm, tương đương 7% tổng lượng nước tiêu thụ ở Trung Quốc.
Hiện tại, hơn 500 buồng đốt đã được triển khai trên đỉnh núi ở Tây Tạng, Tân Cương và một số khu vực khác để thử nghiệm.
Mặc dù nền nông nghiệp chỉ chiếm 15% GDP của Tây Tạng nhưng số lượng nông dân và người chăn nuôi gia súc chiếm phần lớn dân số người thiểu số tại đây cho nên nguồn nước dành cho chăn nuôi là thứ cần thiết khi mà ở Tây Tạng nơi độ cao hơn 4.200m, nguồn nước rất khan hiếm và chỉ tập trung ở 01 số nơi, những nơi khác đã bị đóng băng.
6. Ở Lhasa (thủ phủ Tây Tạng) các nghệ thuật, văn hóa được chính quyền Trung Quốc bảo tồn và phát triển, từ năm 2000 ở Lhasa đã có tuyến đường đi bộ du lịch, mỗi tối các vũ công, nghệ nhân người Tạng cũng như các tộc khác sinh sống ở đây tổ chức biểu diễn nghệ thuật (trong clip) để phục vụ khách du lịch. Nguồn thu này thì các nghệ nhân được giữ 70% còn 30% phải nộp đóng lại cho Chính quyền, số tiền này dùng để duy tu các hệ thống công trình khác.
7. Nói về việc Cộng sản Trung Quốc cấm vận không cho du lịch Tây Tạng là càng sai. Chỉ tính riêng năm 2017 Khu tự trị Tây Tạng đón hơn 8 triệu lượt khách trong và ngoài nước, doanh thu đạt 7,3 tỷ Nhân dân tệ.
8. Trong 17 năm qua ở Tây Tạng, Chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã cho thực hiện việc Giáo dục miễn phí, dẫn đầu thực hiện tập trung chăm sóc những đối tượng thuộc diện đảm bảo về ăn, ở, mặc, y tế và mai táng, tập trung nuôi dưỡng trẻ mồ côi, dẫn đầu thực hiện kiểm tra sức khỏe miễn phí cho cư dân thành thị và nông thôn.
Cách đây 2 năm tôi có đọc được 01 bạn trẻ Việt Nam đến Tây Tạng muốn ngắm nhìn tục "Điểu Táng" (người chết được CHẶT NHỎ sau đó bọc trong vải liệm bỏ ở nơi cao cho chim "Ô Kưu" ăn xác) nhưng vì có lệnh cấm nên đã bỏ ra vài chục đô-la để thuê dân bản địa bí mật dẫn đi coi! Sau này anh chàng này về viết sách và cho rằng chính quyền Trung Quốc phá hoại Văn Hóa Tây Tạng.
Xin nói rõ thế này, ở Tây Tạng có 05 tục mai táng là: "Kim Táng, Địa Táng, Hỏa Táng, Thủy Táng, Điểu Táng". Thì trong đó tục Điểu Táng bị coi là man rợ, đi ngược văn minh và khoa học... nên bị Chính quyền Trung Quốc cấm, 04 tục còn lại vẫn được duy trì bình thường. Tuy nhiên, tục Điểu Táng này đến nay vẫn được duy trì lén lút bởi 01 số Tăng sư Tây Tạng (về Điểu Táng ai coi Mekong Ký sự tập 1 sẽ biết).
9. Vì sao người Tây Tạng ăn mặc "thảm, quê mùa" ?
Xin lỗi các bạn chứ các bạn lấy cái Phong cách ăn mặc của các bạn ra đánh giá họ ăn mặc "tệ, thảm" chứ thực ra họ cũng đang nghĩ các bạn như thế thôi... Bởi đó là Văn Hóa, là Thời Trang của họ. Không phải Chính quyền Trung Quốc ngăn cấm bỏ đói họ nên thế mà vì đó là trang phục của họ nên họ mặc thế, cứ nhìn các đồng bào dân tộc ở nước ta ở Tây Bắc xem thử thì biết, đồ âu phục có đầy nhưng họ có mặc mấy đâu!
10. Vì sao người Tây Tạng chống Chính quyền Trung Quốc ?
"Thần quyền" Đạt-lai-đạt-ma có từ Thế kỷ thứ 14 của Tây Tạng và đã nắm quyền thống trị gần 7 thế kỷ, không thể chỉ ngày 01 ngày 02 mà bảo dân Tạng từ bỏ "ĐỨC TIN" ở Đạt-lai-đạt-ma. Cho nên năm 1954, Mao Trạch Đông yêu cầu Đạt-lai-đạt-ma từ bỏ "Thần quyền" chuyên tâm tu hành và không có bất kỳ hành động "ly khai" hay "lập quốc" nào, nhưng kết quả Đạt-lai-đạt-ma thứ 14 (năm nay 80 tuổi, cái ông mà bọn 3que, dân chủ ngáo suốt ngày nhét chữ vào mồm bảo ổng ghét Cộng sản ấy) đã tổ chức 01 cuộc Binh Biến vào năm 1959 nhưng thất bại, theo đó khoảng 80.000 người dân Tây Tạng cùng với Đạt-lại Lạt-ma 14 vượt qua dãy Hy Mã Lạp Sơn đến tị nạn tại miền bắc Ấn Độ vào năm 1959. Hiện nay ở Ấn Độ sống cùng với vị này là 120.000 người, và hàng năm luôn có hàng trăm người quay về Tây Tạng kích động biểu tình, bạo loạn, tự thiêu, ly khai... và số này luôn được truyền thông quốc tế gọi là người Tây Tạng (thực ra họ giống như 3 triệu anh đu càng qua Mỹ năm 1975 ấy - gọi là Tạng Tân cũng được).
Còn số người Tạng sống ở Tây Tạng, Trung Quốc thì 90% là chả buồn chống Trung Quốc và cũng chả muốn chống, chỉ 01 số ít là vẫn đi theo Đạt-lai-đạt-ma thứ 14 (giống lũ phá hoại hôm 10-11-17/6/2018).
Nói thêm 01 chút thì Đạt-lai-đạt-ma thứ 14 tự nhận là theo Chủ nghĩa Marx (tức Quốc tế 1 - Cộng sản) nhưng phủ nhận Chủ nghĩa Marx - Lenin hay Marx - Maos!
Các bạn coi đến phần 4 cái cung mà Đạt-lai-đạt-ma sử dụng ở Tây Tạng sẽ biết độ xa hoa, quyền quý thế nào!
P/s: Cộng sản ác lắm... bắt dân Tây Tạng không được dùng củi, phân bò sưởi ấm mà phải dùng gas, bếp điện, đi oto, ở nhà có máy làm ấm sống