[Funland] Trung Quốc hướng đến xã hội không tiền mặt đầu tiên trên thế giới

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Đồng Nhân dân tệ (NDT) kĩ thuật số là nhân tố làm "thay đổi cuộc chơi" đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, giới chuyên gia nhận định.

tq

Tiền mặt mất dần chỗ đứng trong giao dịch thanh toán tại Trung Quốc.

Khi hình thức thanh toán phi tiếp xúc đã trở thành tiêu chuẩn trong các biện pháp ứng phó của thế giới trước đại dịch COVID-19, Trung Quốc trong tháng này đã giới thiệu đồng tiền điện tử của riêng mình tại bốn thành phố, từng bước đưa nước này trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đạt tới ngưỡng xã hội không tiền mặt.

Đồng NDT điện tử là một sáng kiến hợp tác công-tư, trước hết sẽ được thử nghiệm tại Thâm Quyến, Tô Châu, Bảo Định và Thành Đô trong chuỗi các cửa hàng thuộc hệ thống McDonald's, Starbucks và doanh nghiệp địa phương. Theo ông Nameer Khan, Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ Tài chính khu vực Trung Đông-Bắc Phi, đây sẽ là nhân tố đột biến, làm thay đổi cuộc chơi trong các ngành dịch vụ tài chính.

Sau bốn thập kỉ tăng trưởng nhanh, kinh tế Trung Quốc vừa trải qua quý tăng trưởng âm do tác động của dịch COVID-19. Khi cả thế giới vẫn đang chìm trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh, các quan chức tin rằng điều tồi tệ nhất với Trung Quốc đã qua. Chính quyền công bố nhiều biện pháp để phục hồi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Người Trung Quốc không quá xa lạ với hình thức thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua điện thoại thông minh (smartphone). Hai gã khổng lồ về công nghệ trong nước là Alibaba và Tencent đi tiên phong trong lĩnh vực thanh toán số từ năm 2014, đưa tới sự thoái lui về giao dịch tiền mặt. Theo ước tính của tổ chức CGAP có trụ sở tại Washington DC, hai hãng này hiện chiếm 90% tổng khối lượng giao dịch có quy mô 17.000 tỷ USD trên thị trường thanh toán qua smartphone. “Cũng như chính phủ Trung Quốc, các hãng này xem thanh toán số không chỉ là mục tiêu, mà là điểm đầu cầu để tiến vào hệ sinh thái rộng lớn đối với giao dịch hàng hóa trên mạng và trên thực địa. Họ sử dụng dữ liệu được tạo ra để dịch chuyển dịch vụ tài chính cũng như ngành công nghiệp bán lẻ vật chất”, CGAP nhận định.

Tuy nhiên, ngay cả những giao dịch trên mạng này cũng luôn phải dựa vào nền tảng tiền mặt. Đồng NDT kĩ thuật số vận hành như tiền giấy thông thường, nhưng chỉ tồn tại dưới dạng mã (code) trong ví điện tử được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công nhận. Tiền điện tử (cryptoncurrency) ngược lại được thiết kết theo kiểu phi trung ương hóa.

Các chuỗi cửa hàng Starbucks, McDonald’s và hệ thống tàu điện ngầm tại Trung Quốc sẽ là những thực thể đầu tiên thử nghiệm đồng NDT kĩ thuật số trong tương lai, kế đến sẽ là các doanh nghiệp do người bản địa làm chủ sở hữu như khách sạn, phòng tập thể hình, xưởng làm bánh...

Vài năm trước, Trung Quốc cấm giao dịch bitcoin, ngăn cản các hình thức kinh doanh tiền điện tử có chỗ đứng ở Trung Quốc. Cùng lúc, nước này cho công bố các báo cáo nghiên cứu về phát triển đồng tiền kĩ thuật số cho riêng mình. “Đồng NDT kĩ thuật số là một bước chuyển mình tự nhiên từ hình thức thanh toán kĩ thuật số. Năm năm trước đây, thật không ai có thể ngờ rằng thanh toán kĩ thuật số tại Trung Quốc lại trở nên phổ biến như hiện nay. Nhưng đó là một xu thế tuần tự và giờ đây người tiêu dùng đã sẵn sàng cho đồng tiền kĩ thuật số”, bà Ling Zhang, Phó Chủ tịch sàn giao dịch tiền điện tử Binance chia sẻ.

Dịch COVID-19, ở một góc độ nào đó, có thể xem là “sự kiện xúc tác” cho xu hướng thanh toán phi tiền mặt, mà hình thức thay thế chỉ có thể trông đợi vào tiền điện tử. Lo sợ virus lây lan qua các đồng tiền giấy, nhiều nước đã tiến hành “cách ly” hoặc hạn chế sử dụng tiền giấy, hoặc cho in tiền mới. Nhiều khuyết điểm của tiền giấy cũng được khắc phục bởi tiền kĩ thuật số. Các nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của tiền giấy là 4,2 năm, có ít nhất 53% tiền giấy lưu hành ở các nước bản địa bị nhiễm bẩn. Theo ông Khan, mức giá in ấn, lưu thông tiền giấy cũng là một vấn đề. Chi phí để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho ra được một tờ 1 USD là 5,5 cent và 11 cent trên tờ 5 USD. Tính tổng, chi phí in ấn tiền giấy trên toàn cầu năm 2018 lên tới 35,3 tỷ USD, đó là chưa tính đến chi phí lưu thông, thu nhận và tiêu hủy tiền cũ, rách, xử lý tiền giả.
Thực tế, đồng NDT kĩ thuật số được hiểu là nhằm phục vụ, thúc đẩy chi tiêu dùng trong nước cũng như những tham vọng thương mại toàn cầu của Trung Quốc.

Ông Jason Wu, Giám đốc điều hành Công ty tiết kiệm kĩ thuật số DeFiner, cho biết đồng tiền kĩ thuật số sẽ cho phép Trung Quốc “len sâu” vào hệ thống tài chính vốn do Mỹ nắm quyền kiểm soát, giảm phụ thuộc vào đồng USD. Nó cũng có thể giúp Trung Quốc vươn lên thành người lãnh đạo trong các giao dịch của nền kinh tế kĩ thuật số toàn cầu.

Từ tháng 3 vừa qua, nhiều phiếu giảm giá (coupon) kĩ thuật số đã được tải lên các smartphone ở Trung Quốc, khuyến khích người dùng chi tiêu khoản này tại nhà hàng, cửa hàng tạp hóa. Đơn cử như tại Vũ Hán, mỗi công dân được cấp 10 USD dưới dạng coupon thông qua các ứng dụng mua hàng Wechat và Alipay. Thông qua hình thức chi tiêu này, chính quyền có thể biết được ngành hàng, dịch vụ nào thu hút được dòng tiền nhiều nhất, đối tượng sử dụng là ai, ngành kinh tế nào cần được giúp đỡ nhiều nhất.

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/quoc-te/2020-04-28/trung-quoc-huong-den-xa-hoi-khong-tien-mat-dau-tien-tren-the-gioi-86000.aspx
 

Lonestar

Xe điện
Biển số
OF-203705
Ngày cấp bằng
26/7/13
Số km
3,487
Động cơ
348,261 Mã lực
Về bản chất người ta có thể không dùng tiền mặt nhưng vẫn găm vàng và ngoại tệ có giá trị khác để phòng thân
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,426
Động cơ
291,729 Mã lực
Đù....loanh quanh thì vẫn phải có tiền nhỉ?
( TIỀN CHỈ CHUYỂN HÓA TỪ DẠNG NÀY SANG DẠNG KHÁC).
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
672
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
em vẫn chưa hiểu họ triển khai ndt kts ntn. nếu vẫn là lấy tiền mặt hoặc tiền trong tk đổi lấy tiền kts thì cũng có khác gì thanh toán qua tk như bh đâu nhỉ ?
 

Mashimaro

Xe buýt
Biển số
OF-647548
Ngày cấp bằng
6/5/19
Số km
726
Động cơ
122,617 Mã lực
Tuổi
34
em vẫn chưa hiểu họ triển khai ndt kts ntn. nếu vẫn là lấy tiền mặt hoặc tiền trong tk đổi lấy tiền kts thì cũng có khác gì thanh toán qua tk như bh đâu nhỉ ?
Nó không khác mà chỉ tiện và an toàn hơn thôi cụ. Tức là thay vì cụ đi đâu cũng cầm cục tiền thì chỉ cần cầm cái điện thoại là đủ. Việt Nam cũng đang muốn bỏ tiền mặt lắm nhưng chưa làm được ạ.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em dự đoán Zing pay, Viettel Pay, VNpay, các loại pay sẽ bùng nổ và thôn tính lẫn nhau như thị trường taxi công nghệ để chỉ còn lại dưới 3 ví thanh toán mạnh nhất, đông người dùng nhất. Đó là lúc mua xôi, bánh mì ăn sáng, mua chai tương ớt trong tạp hóa trở đi đều bằng ĐT hết. Tính tiện lợi và an toàn thì không kể hết :-bd
 

Hư Không

Xe tăng
Biển số
OF-81435
Ngày cấp bằng
29/12/10
Số km
1,689
Động cơ
581,977 Mã lực
Họ làm đc đó, e lang thang bên đó nhiều
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,902
Động cơ
480,211 Mã lực
Thế này thì bọn cướp điện thoại khác gì cướp nhà.
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,426
Động cơ
291,729 Mã lực
Tiện em kể,mọa có lần cv em liên quan tới 1 bạn Tàu. Bạn mời đi ăn.ok. Tiên sư bạn dân
Nó không khác mà chỉ tiện và an toàn hơn thôi cụ. Tức là thay vì cụ đi đâu cũng cầm cục tiền thì chỉ cần cầm cái điện thoại là đủ. Việt Nam cũng đang muốn bỏ tiền mặt lắm nhưng chưa làm được ạ.
Hix...bị cướp hoặc bị nhảy mất đt thì cũng khốn ra phết nhỉ!
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Thanh toán di động 'càn quét' Trung Quốc

Gần như mọi thứ ở đây, từ gia vị, đồ ăn đường phố, đồ lưu niệm trong bảo tàng đến bút lông viết thư pháp đều cho phép trả tiền qua điện thoại.

Tiền mặt từng là vua ở Trung Quốc. Nhưng đó đã là chuyện cách đây vài năm. Giờ đây, khi đi ăn ngoài hay mua sắm với bạn bè, người Trung Quốc chỉ cần quét mã QR trên bàn ăn, hoặc đưa mã QR cá nhân trên smartphone của mình cho nhân viên thu ngân là có thể thanh toán. Rất nhiều sản phẩm, từ gia vị, đồ lưu niệm trong bảo tàng đến bút lông viết thư pháp đều cho phép thanh toán di động.

Hai ứng dụng phổ biến nhất tại đây là WeChat Pay (Tenpay) của Tencent và Alipay của Alibaba. Người dùng phải đăng ký bằng tên thật, kết nối với tài khoản ngân hàng để biến điện thoại của mình thành ví điện tử. Tại các nhà băng, nhân viên còn có thể hỗ trợ khách hàng toàn bộ quá trình liên kết và kích hoạt.

Giờ đây, thay vì hỏi “Chỗ anh có nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng không?”, người Trung Quốc đã chuyển thành “Chỗ này có nhận trả qua Alipay không? Hay WeChat Pay?”. Việc này phổ biến đến mức nhiều người đùa rằng sẽ có lúc những người ăn xin cũng nhận tiền qua điện thoại hơn là tiền mặt.

thanh-toan-di-dong-can-quet-trung-quoc
Bút lông viết thư pháp cũng có mã QR để thanh toán. Ảnh: CNBC

Mã QR được dùng ở khắp nơi tại Trung Quốc. Khi đi taxi, tài xế sẽ hỏi khách hàng muốn trả qua Alipay hay WeChat Pay, sau đó dùng điện thoại hiển thị mã QR tương ứng. Hành khách chỉ việc bật ứng dụng, quét mã QR đó, nhập số tiền là hoàn tất.

Tại Dong Men Ding Plaza - một trung tâm thương mại 3 tầng tại Quảng Đông, các sạp hàng bày bán rất nhiều đồ ăn đường phố, như cánh gà, thịt xiên nướng, tôm hấp. Người bán sẽ dán mã QR lên quầy thanh toán, lên tường, hoặc thậm chí làm thành thẻ đeo trước ngực. Giao dịch được thực hiện chỉ với vài lần chạm điện thoại. Kể cả những người bán hàng lớn tuổi cũng bắt kịp xu hướng này.

thanh-toan-di-dong-can-quet-trung-quoc-1
Các sạp hàng vỉa hè cũng có mã QR phục vụ người mua. Ảnh: SCMP

Nhiều nhà hàng cao cấp còn dán mã QR lên góc bàn, để thực khách quét và xem thực đơn. Đến cuối bữa, họ cũng dùng điện thoại để trả tiền.
Từ tháng 7, nhiều tuyến bus tại Trung Quốc cũng đã chấp nhận thanh toán di động. Còn với hệ thống tàu điện ngầm, dù phần lớn vẫn dùng thẻ thông minh trả trước TransCard, nhiều người đã nạp tiền bằng Alipay hoặc WeChat Pay.

CNBC nhận định ít quy định quản lý và hệ thống tài chính kém phát triển rõ ràng đã cho phép Trung Quốc vượt mặt các nước phát triển về thanh toán di động. Quy mô thị trường thanh toán di động tại đây đã tăng hơn gấp đôi, lên 5.570 tỷ USD năm 2016. Con số này gấp gần 50 lần so với Mỹ. Nhiều nước, như Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, cũng không còn dùng nhiều tiền mặt, nhưng vẫn chuộng thẻ.

Theo báo cáo của Analysys, quý đầu năm nay, Alipay nắm 54% thị phần thanh toán di động trong nước. Còn WeChat Pay nắm 40%.

Thói quen thanh toán qua điện thoại của người Trung Quốc còn ảnh hưởng đến các nước khác. Hơn 6 triệu khách Trung Quốc đã ra nước ngoài trong Tuần lễ Vàng (nghỉ Quốc khánh) hồi đầu tháng, theo số liệu từ Xinhua. Việc này đã gây áp lực cho các điểm đến phổ biến, như Nhật Bản hay Hong Kong, phải bổ sung thanh toán di động. Hồi tháng 4, Nikkei ước tính số cửa hàng chấp nhận Alipay tại Nhật Bản có thể tăng gấp đôi, lên 45.000 năm nay.

thanh-toan-di-dong-can-quet-trung-quoc-2
Thanh toán tiền taxi cũng chỉ cần vài lần chạm điện thoại. Ảnh: SCMP

Tốc độ tăng trưởng thanh toán di động tại Trung Quốc được hỗ trợ nhờ lượng người dùng smartphone đông đảo. WeChat có 963 triệu người dùng hoạt động trong quý II. Thậm chí, kết bạn trên WeChat giờ còn có thể thay thế danh thiếp công ty. Trong khi đó, Alipay có 520 triệu người dùng.
Công ty nghiên cứu CLSA dự đoán quy mô thanh toán điện tử tại Trung Quốc sẽ tăng gấp 4, lên 300.000 tỷ NDT năm 2021. “Tỷ lệ sử dụng internet qua di động và thương mại điện tử cao, cùng thị trường tài chính truyền thống kém phát triển sẽ là các động lực tăng trưởng tại đây”, Leung nhận xét.

Thanh toán di động đang phát triển nhanh ở Trung Quốc đến mức người nước ngoài cũng cảm thấy khó khăn với các thanh toán cơ bản. Evelyn Cheng (Mỹ) cho biết khi dùng bữa tại một cửa hàng McDonald’s ở Bắc Kinh, các hình thức thanh toán được chấp nhận là thẻ tín dụng Union Pay của Trung Quốc, Apple Pay, WeChat Pay và Alipay. Nếu không có tài khoản ngân hàng ở Trung Quốc, người nước ngoài sẽ rất khó sử dụng các công cụ này.

Dù vậy, sau khi nhận phản ánh của Cheng, đại diện McDonald’s tại Trung Quốc cho biết tiền mặt vẫn có thể thanh toán bình thường. Sự cố với Cheng chỉ là trường hợp cá biệt vào buổi đêm, khi các quầy thu ngân tiền mặt tạm ngừng hoạt động.

Bảo mật thông tin cá nhân cũng là vấn đề khiến nhiều người lo ngại. Sự thống trị của thanh toán di động cũng có nghĩa các công ty như Ant Financial hay Tencent sẽ có quyền truy cập lượng dữ liệu khách hàng khổng lồ. Nhiều chuyên gia cho rằng chúng có thể được chuyển cho bên thứ 3, hoặc cung cấp cho một chính phủ khác mà không xin phép người dùng.

Tuy nhiên, sự tiện lợi vẫn có thể lấn át tất cả. Smartphone đang ngày càng trở thành thiết bị duy nhất người Trung Quốc cần mang theo khi ra đường.

http://www.baominh.com.vn/thanh-toan-di-dong-can-quet-trung-quoc
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
672
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
Nó không khác mà chỉ tiện và an toàn hơn thôi cụ. Tức là thay vì cụ đi đâu cũng cầm cục tiền thì chỉ cần cầm cái điện thoại là đủ. Việt Nam cũng đang muốn bỏ tiền mặt lắm nhưng chưa làm được ạ.
em hiện nay cg đâu p là đi đâu cg cầm cục tiền.
ở tq hệ thống thanh toán của họ đã ít xuất hiện tiền mặt rồi. cái tiền điện tử này có khác gì tiền mặt nạp vào tk hay k ?
hay ý họ là triển khai việc CẤM tiền mặt ở 4 tp trên ?
 

Mashimaro

Xe buýt
Biển số
OF-647548
Ngày cấp bằng
6/5/19
Số km
726
Động cơ
122,617 Mã lực
Tuổi
34
em hiện nay cg đâu p là đi đâu cg cầm cục tiền.
ở tq hệ thống thanh toán của họ đã ít xuất hiện tiền mặt rồi. cái tiền điện tử này có khác gì tiền mặt nạp vào tk hay k ?
hay ý họ là triển khai việc CẤM tiền mặt ở 4 tp trên ?
Nó giống y chang nạp tiền mặt vào tài khoản đấy ạ. Mà chẳng qua hiện giờ hệ thống ngân hàng không triển khai thanh toán điện tử được như mấy cái ví điện tử thôi (và nó còn ăn phí chuyển tiền còn bọn ví điện tử không thu phí chuyển tiền). Chuyển tiền ngân hàng thì lâu hơn và cần xác thực nhiều bước, còn thanh toán ví điện tử thì chỉ cần quẹt cái mã QR là xong cụ ạ.

Cái này lợi cho dân là tiện, còn lợi cho nhà nước là chống tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền, v.v.. nên nước nào cũng muốn làm mà chưa được cụ ạ, có TQ là tiệm cận nhất với xã hội không tiền mặt thôi mà vẫn xa lắm.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Nó giống y chang nạp tiền mặt vào tài khoản đấy ạ. Mà chẳng qua hiện giờ hệ thống ngân hàng không triển khai thanh toán điện tử được như mấy cái ví điện tử thôi (và nó còn ăn phí chuyển tiền còn bọn ví điện tử không thu phí chuyển tiền). Chuyển tiền ngân hàng thì lâu hơn và cần xác thực nhiều bước, còn thanh toán ví điện tử thì chỉ cần quẹt cái mã QR là xong cụ ạ.

Cái này lợi cho dân là tiện, còn lợi cho nhà nước là chống tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền, v.v.. nên nước nào cũng muốn làm mà chưa được cụ ạ, có TQ là tiệm cận nhất với xã hội không tiền mặt thôi mà vẫn xa lắm.
Cụ còm toàn tin tức cập nhật mà nhờ báo chí đăng em mới biết đấy ^:)^

Tiền mặt tại Trung Quốc gần như không sử dụng. Người dân dùng thẻ ngân hàng, ngân hàng trực tuyến, mã QR và mới đây nhất là nhận diện khuôn mặt.

TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAU

Hệ thống thanh toán qua nhận diện khuôn mặt tại Trung Quốc

Đến Trung Quốc những năm gần đây, chắc hẳn ai cũng sẽ kinh ngạc trước mức độ hiện đại và thay đổi về công nghệ đến chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực đời sống, đặc biệt là các hoạt động giao dịch, thanh toán. Tiền mặt gần như đang bị khai tử, thay vào đó, người dân sử dụng các phương thức công nghệ khác nhau như dùng thẻ ngân hàng, ngân hàng trực tuyến, mã QR và mới đây nhất là qua nhận diện khuôn mặt.

Nhận diện khuôn mặt, tự động trừ tiền

Theo một nghiên cứu gần đây do báo Nikkei đăng tải, tại Trung Quốc đại lục, có tới 98% người dân dùng điện thoại di động tại các khu vực đô thị, thanh toán qua thiết bị này. Thậm chí, Trung Quốc đang trên đường hướng tới phương thức thanh toán đơn giản hơn nữa đó là chỉ cần nhìn vào màn hình.

Chị Tú Uyên, một nhân viên truyền thông tại Công ty FECON ở Hà Nội, có chồng là du học sinh tại Trung Quốc đã rất ngạc nhiên và trầm trồ trước sự phát triển và hiện đại của công nghệ thanh toán tại đất nước tỷ dân mỗi lần sang thăm chồng.

Chị Uyên chia sẻ, mã QR được sử dụng để thanh toán gần như tất cả mọi thứ, ở mọi nơi và chỉ có tiền mặt mới là loại hiếm được sử dụng. Chị rất bất ngờ khi có lần chồng mua chai nước tại máy bán tự động, máy tự nhân diện khuôn mặt và trả ra loại nước chồng chị ưa thích mà anh không cần phải thực hiện thao tác chọn.

Thực tế, công nghệ thanh toán qua nhận diện khuôn mặt mới bắt đầu được ra mắt từ năm ngoái. Hệ thống đầu tiên là của Alipay do Tập đoàn Ant Financial Services Group phát triển.

Tập đoàn này cùng Tencent Holding đang vận hành hai hệ thống thanh toán qua điện thoại lớn nhất Trung Quốc, không ngừng cạnh tranh để chiếm lĩnh vị thế trong giai đoạn kế tiếp của xã hội không tiền mặt tại Trung Quốc.

Chỉ trong vài tháng, hai gã khổng lồ cho ra mắt hai hệ thống thanh toán bằng nhận dạng khuôn mặt và một bản nâng cấp. Từ khi ra mắt vào tháng 12 năm ngoái đến nay, Alipay có hơn 700 triệu người sử dụng tại Trung Quốc.

Sau đó, vào tháng 3 vừa rồi, Tập đoàn Tencent công bố hệ thống WeChat Pay có thể quét mã QR trên điện thoại hoặc quét khuôn mặt tùy sở thích cá nhân người dùng.

Một tháng sau, Ant ra mắt bản nâng cấp của Alipay với kích thước nhỏ hơn, chỉ tương đương chiếc iPad Mini với giá 290 USD, thấp hơn khoảng 1/3 giá phiên bản gốc.

Nhận định về khả năng phát triển của phương thức này, nhiều chuyên gia như ông Zheng Qingzheng, nhà phân tích đến từ Viện Nghiên cứu tài chính Sunning cho rằng: Các hệ thống này sẽ dễ dàng đi sâu vào đời sống người dân. Bởi, tại Trung Quốc, công nghệ nhận diện khuôn mặt đã phát triển mạnh mẽ và sẽ dễ dàng được chấp nhận như một tính năng để giao dịch không cần tiền mặt trong tương lai.

Những động thái này hoàn toàn đáng chú ý vì Alipay và WeChat Pay đang xử lý tới gần 90% thị trường cung cấp nền tảng thanh toán điện thoại di động của Trung Quốc.

Tính đến năm ngoái, tổng các giao dịch lên tới 160 nghìn tỉ nhân dân tệ (tương đương 23,16 nghìn tỉ USD), BigData-Research, công ty có trụ sở tại Bắc Kinh chuyên về ngành công nghiệp internet cho biết.

Tuy Ant và Tencent chưa tiết lộ có bao nhiêu đơn vị chấp nhận công nghệ mới của họ nhưng các thiết bị nhận diện khuôn mặt của Alipay và WeChat Pay hiện diện tại rất nhiều máy bán hàng, cửa hàng thực phẩm thậm chí là bệnh viện trên khắp cả nước.

Nộp phạt vi phạm giao thông qua mã QR

TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAU

Tiền mặt gần như bị khai tử khỏi Trung Quốc

Không chỉ ứng dụng vào các giao dịch mua bán, Chính phủ Trung Quốc cho phép người dân nộp phạt vi phạm giao thông qua phương thức thanh toán này.

Từ năm ngoái, tại Bắc Kinh, cơ quan quản lý giao thông tại đây đưa thêm tính năng thanh toán qua mã QR bằng điện thoại vào nền tảng quản lý giao thông trực tuyến của họ. Theo đó, người dân hoàn toàn có thể nộp phạt nhanh gọn bằng vài thao tác quét mã QR, chấm dứt cảnh chờ đợi hàng dài tại ngân hàng hay các sở giao thông hoặc làm thủ tục chuyển khoản trực tuyến phức tạp như trước.

Chia sẻ về mức độ từ bỏ tiền mặt của người dân Trung Quốc, anh Lin Nianbao - chủ Nhà hàng Ruyi chuyên bán mỳ, bánh bao và cơm tại đường Lancun, Thượng Hải cho biết: “Tôi không còn cần tiền mặt để vận hành nhà hàng. Việc kinh doanh trên toàn thế giới đã thay đổi chóng mặt khi điện thoại di động trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống con người”.

Đến năm 2015, anh Lin vẫn nhận tiền mặt từ khách, còn nay đã có tới 70% giao dịch tại cửa hàng là qua các ứng dụng WeChat Pay và Alipay tương đương 1.515 USD/ngày.

“Hiện tại, dịch vụ thanh toán điện tử không còn là tính năng có cũng được không có cũng không sao mà trở thành điều kiện cần thiết để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách quen. Các phương thức này giúp đẩy doanh số nhà hàng lên 10%”, anh Lin chia sẻ.

Song, bên cạnh những mặt tiện lợi, hữu ích, các hình thức thanh toán qua mạng này cũng kéo theo không ít rắc rối và lừa đảo người dùng. Theo Nikkei, đã có rất nhiều kẻ gian lợi dụng hình thức trực tuyến để đổi mã thanh toán QR tại các cửa hàng bán rau củ, quầy thực phẩm… bằng mã của họ.

Khi đó, mọi giao dịch chuyển khoản đều đưa về tài khoản của những kẻ lừa đảo, dẫn đến người bán bị lỗ nặng.

Ông Masakatsu Morii, giáo sư đến từ Khoa Kỹ thuật điện tử Đại học Kobe cho biết: “Chỉ nhìn qua bằng mắt thường rất khó để nói đâu là mã QR thật nên những kẻ lừa đảo có thể lợi dụng nước đục thả câu”.

Tuy nhiên, các cơ quan chức năng Trung Quốc đã và đang vào cuộc để quản lý, đồng thời nhiều công ty công nghệ đã nghiên cứu các phương thức để ngăn chặn tình trạng này xảy ra.

https://www.baogiaothong.vn/tien-mat-sap-bien-mat-tai-trung-quoc-d425486.html
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Họ làm đc đó, e lang thang bên đó nhiều
Cụ đã từng cúng công đức hay cho tiền ăn mày bên TQ qua ĐT chưa? :))

Cúng dường bằng ví điện tử, ăn xin nhận tiền qua QR Code

Cúng dường bằng ví điện tử, ăn xin nhận tiền qua QR Code - Ảnh 1.
QR Code tại chùa Phật Ngọc, Thượng Hải - Ảnh: VŨ KHÁNH

Du khách đến Trung Quốc không khỏi ngạc nhiên khi đi vãn cảnh chùa thấy cúng dường, tương tác với Phật bằng điện thoại qua QR Code, hay thậm chí ăn xin nhận tiền bằng ví điện tử.

Bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, đang ở Thượng Hải, đi thăm chùa Phật Ngọc đã không khỏi ngạc nhiên: Cúng dường không cần tiền mặt, chùa có QR code quét để nhận tiền cúng tức thì".

Bán hàng trong chùa cũng toàn dùng công nghệ quẹt ví, quét mã QR, đến cả tương tác với đức Phật cũng phải "quét mã QR trước đã".
Chùa chiền cũng đang trong cơn mê bất tận về công nghệ nơi những người trẻ Trung Quốc, theo bà Hạnh, vẫn có thói quen đi chùa. Vậy là để đáp ứng nhu cầu của thiện nam tín nữ, nhà chùa ứng dụng công nghệ của cách mạng 4.0 vào. Thật thuận tiện.

Nhưng đó dường như chưa phải là điều kỳ thú nhất ở Trung Quốc. Các du khách nước ngoài thường bàn tán nhau về chủ đề: Người ăn mày ở Trung Quốc xin tiền bằng quẹt thẻ, quét QR code, xài ví điện tử, tài khoản ngân hàng "nếu du khách không có tiền mặt".

Cúng dường bằng ví điện tử, ăn xin nhận tiền qua QR Code - Ảnh 2.
Ăn xin cũng xài QR Code ở Đại Liên, Trung Quốc - Ảnh: H.V.

Các đệ tử Cái Bang ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc thường tụ tập tại các điểm du lịch, ga tàu điện ngầm, và trong chiếc nón ăn xin hay chiếc bát - bình có in một mã QR Code. Du khách có tiền lẻ thì cho, không có thì quẹt mã cho tiền qua ví điện tử AliPay hay Wechat Wallet.

Điều này đặt ra câu hỏi: phải chăng các đệ tử Cái Bang cũng không cưỡng lại được "trend" – trào lưu thanh toán không tiền mặt – mà Trung Quốc được cho là dẫn đầu thế giới? Mà đã là ăn xin thì phải nghèo túng, đằng này lại có smartphone, có cả tài khoản ngân hàng cũng sành điệu như ai?
Thực chất, theo một báo cáo …, các đệ tử Cái Bang ăn xin bằng công nghệ QR Code này đang được các doanh nghiệp địa phương thuê và trả công bằng tiền cho mỗi động tác quẹt thẻ, quét mã QR kiểu như vậy.

Mục đích của các công ty này là thu thập dữ liệu của khách hàng và từ đó bán lại thông tin cho các công ty marketing, tiếp thị, bán hàng… Cứ mỗi lần có nhà hảo tâm nào cho tiền bằng quét QR Code, người ăn xin, ngoài số tiền khách cho, còn nhận được khoảng 0,7-1,5 nhân dân tệ. (mỗi nhân dân tệ ăn khoảng 3.300 đồng tiền Việt Nam).

Nếu mỗi tuần làm việc khoảng 45 tiếng đồng hồ, mỗi đệ tử Cái Bang có thu nhập được khoảng 4.500 nhân dân tệ, tức khoảng 15 triệu đồng, hoàn toàn không tệ chút nào cả, theo báo cáo này.

Trung Quốc, quốc gia có dân số hơn 1,37 tỉ người, có 795,3 triệu người có smartphone, chiếm 58%.

Theo ước tính của Công ty nghiên cứu thị trường EMarketer, năm 2019 sẽ có khoảng 577,4 triệu người Trung Quốc xài ví điện tử, tăng mạnh so với 525,1 triệu người năm 2018.

Việt Nam cũng là quốc gia có dân số trẻ, ưa công nghệ, tuy nhiên thanh toán không sử dụng tiền mặt kiểu quét QR Code, ví điện tử hay thẻ tín dụng vẫn chưa nhiều, và tiền mặt vẫn đang là vua. Dù vậy, mọi thứ đang thay đổi khá nhanh chóng.

Các chùa ở Việt Nam vẫn mới chỉ thấy có chú tiểu Giác ngộ 4.0, còn cúng dường vẫn là các hòm công đức và vẫn chưa sử dụng đến QR Code như kiểu ở Trung Quốc.

Gần trăm năm trước, khi "Đi chùa Hương", Nguyễn Nhược Pháp viết:
Lên cửa chùa em thấy
Hơn một trăm ăn mày


Nếu còn sống, nhà thơ vãn cảnh Thiếu Lâm Tự thấy hàng trăm đệ tử Cái Bang bên ngoài dùng QR Code, không biết ông sẽ làm thêm được bài thơ gì nữa.

https://tuoitre.vn/cung-duong-bang-vi-dien-tu-an-xin-nhan-tien-qua-qr-code-2019051812364782.htm
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Khi nhà tù ở Bắc Kinh cũng không xài tiền mặt


Khi nhà tù ở Bắc Kinh cũng không xài tiền mặt - Ảnh 1.

Bán rau ngoài chợ ở Trung Quốc giờ cũng chấp nhận thanh toán bằng ứng dụng di động - Ảnh: YouTube

Cuối năm 2018, chính quyền thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc vạch kế hoạch xây dựng những "nhà tù thông minh". Trong nhiều tiến bộ công nghệ được triển khai có app thanh toán Alipay của Hãng Alibaba.

Giờ đây, nếu một phạm nhân trong nhà tù cần mua những vật phẩm thiết yếu, như kem đánh răng chẳng hạn, họ sẽ không cần cất tiền mặt trong người nữa, điều đặc biệt lợi ích trong môi trường trại giam.

Phương thức hoạt động của sáng kiến mới này như sau: hình ảnh hoặc giấy tờ tùy thân của tù nhân sẽ được chụp lại, lưu trữ trên app Alipay.

Khi ban giám thị của trại giam, cũng qua ứng dụng di động, xác nhận đây đúng là tù nhân trại của họ, thì tù nhân được quyền nhận tối đa 1.000 nhân dân tệ (khoảng 147 USD) chuyển khoản từ người thân ở ngoài nhà tù cho các nhu cầu chi tiêu thiết yếu, theo trang chủ của chính quyền thành phố Bắc Kinh.

Đại nhảy vọt

Chưa biết tốt xấu, nhưng việc xã hội ngày càng phi tiền mặt là một thực tế không thể phủ nhận ở Trung Quốc. Dân Bắc Kinh ngay lúc này đã có thể trả các khoản tiền phạt giao thông qua Alipay hoặc WeChat Pay.

Những ai lỡ vượt đèn đỏ chỉ phải quét một mã QR trên phiếu phạt được chính quyền phát hành đại trà, không phải tới kho bạc đợi chờ lằng nhằng. Với những lỗi nhẹ của người đi xe đạp hay đi bộ phạm luật bị bắt tại trận, họ thậm chí có thể đóng phạt bằng cách quét mã QR tại chỗ và cứ tiếp tục hành trình.

Ngay từ năm 2017, hơn 3/4 người Trung Quốc đã sử dụng qua các phương thức thanh toán kỹ thuật số và con số này cứ ngày một tăng, theo China Daily.

Ngay lúc này, mục tiêu của ngân hàng trung ương và các cơ quan tài chính nhà nước là mở rộng tiện ích phi tiền mặt cho 4/10 cư dân vẫn còn sống ở vùng nông thôn (theo thống kê của Ngân hàng Thế giới vào năm 2016 là khoảng 43% dân số cả nước, tương đương 600 triệu người).
Trên thế giới, xét về độ phủ của các dịch vụ phi tiền mặt, Trung Quốc chỉ kém Thụy Điển, nhưng tất nhiên quốc gia Bắc Âu tiên tiến đó chỉ có khoảng 10 triệu dân. Nói cách khác, Trung Quốc đã thực sự nhảy cóc trong lĩnh vực này.

Hãng xử lý thanh toán quốc tế Worldpay nói trong một báo cáo năm 2018 rằng Trung Quốc là nơi mà cơ hội cho các hãng thanh toán điện tử không có biên giới: "Bối cảnh ngành thanh toán ở Trung Quốc được định hình bởi những người tiêu dùng lớn lên trong thời đại số và một thế giới điện thoại di động trước hết.

Ví điện tử thống trị Trung Quốc hơn bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh". Báo cáo của Wordplay cho biết gần 2/3 thương vụ trên mạng và hơn 1/3 khoản chi trả ở những cửa hàng ngoài đời thực thông qua các ứng dụng ví điện tử.

"Đó là một hệ sinh thái thanh toán phát triển với tốc độ chóng mặt và với mọi hình thức bán lẻ - báo Hong Kong South China Morning Post (SCMP) bình luận - từ siêu thị tới các cửa hàng ven đường. McDonald’s và Starbucks đều có các thiết bị tự quét lắp đặt ngay cạnh quầy bán hàng; dân bán hàng ở "chợ cóc" cũng có mã QR để kế bên hàng hóa trên gian hàng của họ".

Từ cuối năm 2017, một phóng viên SCMP đã tự đặt ra cho mình thử thách "một ngày không tiền mặt" và vượt qua khá dễ dàng: tiền điện, tiền nước, tiền gas, tiền điện thoại bàn và di động, thuế thu nhập, mua vé máy bay, thuê xe đạp từ các ứng dụng chia sẻ, thuê taxi, đi ăn ở nhà hàng, mua sắm... tất cả đều dễ dàng hơn với một ứng dụng di động thay vì thẻ tín dụng.

Những lợi ích có thể là không ngờ tới. Lấy ví dụ, khi đi khám chữa bệnh ở một bệnh viện công, thời gian chờ đợi ở Trung Quốc - giống như nhiều nơi khác - có thể lên tới nhiều tiếng đồng hồ. Nhưng giờ, bằng cách trả trước qua ứng dụng di động, người bệnh có thể được phân bổ một khung thời gian cụ thể và nhờ thế chủ động hơn.

"Người Trung Quốc đã nhảy từ dùng tiền mặt sang ứng dụng di động, bỏ qua các bước trung gian là séc hay thẻ ngân hàng" - Oliver Rui, giáo sư kế toán và tài chính ở Trường Kinh doanh quốc tế châu Âu - Trung Quốc tại Thượng Hải, nói với SCMP.

Theo thống kê của iResearch Consulting Group, tổng giá trị hàng hóa thương mại được thanh toán điện tử ở Trung Quốc lên tới 57,7 nghìn tỉ nhân dân tệ (gần 8,4 nghìn tỉ USD), với mức tăng trưởng luôn là hai chữ số mỗi năm.

Tại sao là Trung Quốc?

Điều gì đã khiến cuộc cách mạng thanh toán số khả dĩ ở Trung Quốc?

"Trước hết và quan trọng nhất là sự xâm nhập cực nhanh của điện thoại thông minh và Internet di động" - Rui nói. Thống kê chính thức của chính quyền cho thấy Trung Quốc hiện có 731 triệu người dùng Internet, 95,1% trong số đó có điện thoại thông minh và 60% có máy tính.

Theo trang tin tức China Internet Watch, 469 triệu người Trung Quốc đã thực hiện các thanh toán trên mạng trong năm 2016, tăng 31,2% so với năm 2015 và 50,3% trong số đó sử dụng điện thoại để chi trả ở một cửa hàng ngoài đời thực.

"Người Trung Quốc trẻ rất yêu các thiết bị công nghệ và ứng dụng chúng vào đời sống rất nhanh" - Rui giải thích. China Internet Watch thấy rằng những người Trung Quốc thuộc thế hệ thiên niên kỷ mua sắm trực tuyến trung bình 120.000 nhân dân tệ/người (17.000 USD) trong năm 2016, khiến họ là nhóm nhân khẩu học có mức chi tiêu cao nhất.

Những người sinh vào các năm 1990 chi tiêu ít hơn vì ngân sách của họ hạn hẹp hơn, nhưng 92% mua sắm trên mạng, so với mức trung bình 35% trên cả nước. "Với rất nhiều người trẻ, tiền mặt thật sự đã là dĩ vãng" - Rui nhận xét.

Cũng quan trọng không kém là sự bất tiện của các dịch vụ ngân hàng truyền thống và vấn nạn tiền giả tại Trung Quốc. Người dân sống ở nông thôn thường phải đi những chặng đường dài tới các trụ sở ngân hàng, còn ở thành phố là các hàng dài chờ đợi bốc số.

Bằng cách trộn lẫn mạng xã hội, thương mại điện tử và tính năng thanh toán vào những ứng dụng đơn lẻ, các hãng công nghệ Trung Quốc cũng giúp khách hàng của họ sống thuận tiện hơn. "Khi sử dụng công nghệ tài chính (ở Trung Quốc), người dùng không nghĩ đó là tài chính, họ chỉ nghĩ đó là một phần thiết yếu của đời sống thường nhật" - Li Chao, nhà phân tích ở iResearch, nói với báo Anh The Financial Times.

Kết quả là ở nhiều thành phố lớn của quốc gia này, điện thoại di động không chỉ hỗ trợ việc mua sắm mà đã trở thành một món đồ thiết yếu. Dân Bắc Kinh đã nói chỉ nửa đùa rằng ngày nay, mang theo đồ sạc điện thoại còn quan trọng hơn mang theo ví.

Liệu điều đó có thể lặp lại ở những nơi khác? Cuộc cất cánh tốc độ cao của thanh toán điện tử ở Trung Quốc có nghĩa là khách hàng, nhà đầu tư và doanh nhân đang đặt câu hỏi có thể áp dụng những bài học tại đó cho quốc gia mình ra sao.

"Khi rời Trung Quốc, tôi cảm thấy như trở lại 10 năm trước... Tencent, sao quý vị không ra mắt [WeChat Pay] ở đây?" - một thanh niên người Pháp than phiền trong một đoạn video đã trở nên "viral" ở Trung Quốc.

Đó là một câu hỏi không dễ trả lời. "Thị trường Trung Quốc rất khác các thị trường khác - Christophe Uzureau, phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu ở Công ty nghiên cứu thị trường Gartner, nói với Financial Times - Ở hầu hết các nước, người tiêu dùng vẫn tin tưởng cao hơn ở các ngân hàng so với các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán khác".

https://tuoitre.vn/khi-nha-tu-o-bac-kinh-cung-khong-xai-tien-mat-20190516132946625.htm
 

Kỹ thuật hậu kỳ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556622
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
5,088
Động cơ
198,711 Mã lực
Tuổi
44
Đồng Nhân dân tệ (NDT) kĩ thuật số là nhân tố làm "thay đổi cuộc chơi" đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, giới chuyên gia nhận định.

tq

Tiền mặt mất dần chỗ đứng trong giao dịch thanh toán tại Trung Quốc.

Khi hình thức thanh toán phi tiếp xúc đã trở thành tiêu chuẩn trong các biện pháp ứng phó của thế giới trước đại dịch COVID-19, Trung Quốc trong tháng này đã giới thiệu đồng tiền điện tử của riêng mình tại bốn thành phố, từng bước đưa nước này trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đạt tới ngưỡng xã hội không tiền mặt.

Đồng NDT điện tử là một sáng kiến hợp tác công-tư, trước hết sẽ được thử nghiệm tại Thâm Quyến, Tô Châu, Bảo Định và Thành Đô trong chuỗi các cửa hàng thuộc hệ thống McDonald's, Starbucks và doanh nghiệp địa phương. Theo ông Nameer Khan, Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ Tài chính khu vực Trung Đông-Bắc Phi, đây sẽ là nhân tố đột biến, làm thay đổi cuộc chơi trong các ngành dịch vụ tài chính.

Sau bốn thập kỉ tăng trưởng nhanh, kinh tế Trung Quốc vừa trải qua quý tăng trưởng âm do tác động của dịch COVID-19. Khi cả thế giới vẫn đang chìm trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh, các quan chức tin rằng điều tồi tệ nhất với Trung Quốc đã qua. Chính quyền công bố nhiều biện pháp để phục hồi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Người Trung Quốc không quá xa lạ với hình thức thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua điện thoại thông minh (smartphone). Hai gã khổng lồ về công nghệ trong nước là Alibaba và Tencent đi tiên phong trong lĩnh vực thanh toán số từ năm 2014, đưa tới sự thoái lui về giao dịch tiền mặt. Theo ước tính của tổ chức CGAP có trụ sở tại Washington DC, hai hãng này hiện chiếm 90% tổng khối lượng giao dịch có quy mô 17.000 tỷ USD trên thị trường thanh toán qua smartphone. “Cũng như chính phủ Trung Quốc, các hãng này xem thanh toán số không chỉ là mục tiêu, mà là điểm đầu cầu để tiến vào hệ sinh thái rộng lớn đối với giao dịch hàng hóa trên mạng và trên thực địa. Họ sử dụng dữ liệu được tạo ra để dịch chuyển dịch vụ tài chính cũng như ngành công nghiệp bán lẻ vật chất”, CGAP nhận định.

Tuy nhiên, ngay cả những giao dịch trên mạng này cũng luôn phải dựa vào nền tảng tiền mặt. Đồng NDT kĩ thuật số vận hành như tiền giấy thông thường, nhưng chỉ tồn tại dưới dạng mã (code) trong ví điện tử được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công nhận. Tiền điện tử (cryptoncurrency) ngược lại được thiết kết theo kiểu phi trung ương hóa.

Các chuỗi cửa hàng Starbucks, McDonald’s và hệ thống tàu điện ngầm tại Trung Quốc sẽ là những thực thể đầu tiên thử nghiệm đồng NDT kĩ thuật số trong tương lai, kế đến sẽ là các doanh nghiệp do người bản địa làm chủ sở hữu như khách sạn, phòng tập thể hình, xưởng làm bánh...

Vài năm trước, Trung Quốc cấm giao dịch bitcoin, ngăn cản các hình thức kinh doanh tiền điện tử có chỗ đứng ở Trung Quốc. Cùng lúc, nước này cho công bố các báo cáo nghiên cứu về phát triển đồng tiền kĩ thuật số cho riêng mình. “Đồng NDT kĩ thuật số là một bước chuyển mình tự nhiên từ hình thức thanh toán kĩ thuật số. Năm năm trước đây, thật không ai có thể ngờ rằng thanh toán kĩ thuật số tại Trung Quốc lại trở nên phổ biến như hiện nay. Nhưng đó là một xu thế tuần tự và giờ đây người tiêu dùng đã sẵn sàng cho đồng tiền kĩ thuật số”, bà Ling Zhang, Phó Chủ tịch sàn giao dịch tiền điện tử Binance chia sẻ.

Dịch COVID-19, ở một góc độ nào đó, có thể xem là “sự kiện xúc tác” cho xu hướng thanh toán phi tiền mặt, mà hình thức thay thế chỉ có thể trông đợi vào tiền điện tử. Lo sợ virus lây lan qua các đồng tiền giấy, nhiều nước đã tiến hành “cách ly” hoặc hạn chế sử dụng tiền giấy, hoặc cho in tiền mới. Nhiều khuyết điểm của tiền giấy cũng được khắc phục bởi tiền kĩ thuật số. Các nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của tiền giấy là 4,2 năm, có ít nhất 53% tiền giấy lưu hành ở các nước bản địa bị nhiễm bẩn. Theo ông Khan, mức giá in ấn, lưu thông tiền giấy cũng là một vấn đề. Chi phí để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho ra được một tờ 1 USD là 5,5 cent và 11 cent trên tờ 5 USD. Tính tổng, chi phí in ấn tiền giấy trên toàn cầu năm 2018 lên tới 35,3 tỷ USD, đó là chưa tính đến chi phí lưu thông, thu nhận và tiêu hủy tiền cũ, rách, xử lý tiền giả.
Thực tế, đồng NDT kĩ thuật số được hiểu là nhằm phục vụ, thúc đẩy chi tiêu dùng trong nước cũng như những tham vọng thương mại toàn cầu của Trung Quốc.

Ông Jason Wu, Giám đốc điều hành Công ty tiết kiệm kĩ thuật số DeFiner, cho biết đồng tiền kĩ thuật số sẽ cho phép Trung Quốc “len sâu” vào hệ thống tài chính vốn do Mỹ nắm quyền kiểm soát, giảm phụ thuộc vào đồng USD. Nó cũng có thể giúp Trung Quốc vươn lên thành người lãnh đạo trong các giao dịch của nền kinh tế kĩ thuật số toàn cầu.

Từ tháng 3 vừa qua, nhiều phiếu giảm giá (coupon) kĩ thuật số đã được tải lên các smartphone ở Trung Quốc, khuyến khích người dùng chi tiêu khoản này tại nhà hàng, cửa hàng tạp hóa. Đơn cử như tại Vũ Hán, mỗi công dân được cấp 10 USD dưới dạng coupon thông qua các ứng dụng mua hàng Wechat và Alipay. Thông qua hình thức chi tiêu này, chính quyền có thể biết được ngành hàng, dịch vụ nào thu hút được dòng tiền nhiều nhất, đối tượng sử dụng là ai, ngành kinh tế nào cần được giúp đỡ nhiều nhất.

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/quoc-te/2020-04-28/trung-quoc-huong-den-xa-hoi-khong-tien-mat-dau-tien-tren-the-gioi-86000.aspx
Mình mà thế này em e lộ cmn hết. Thằng bạn em năm ngoái đi mua cái Airblade trả hẳn 50 triệu tiền mặt vì bọn đấy ko nhận chuyển khoản. Mua của HEAD nhé.

Được gửi từ iPhone 7 Plus - Otofun
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Mình mà thế này em e lộ cmn hết. Thằng bạn em năm ngoái đi mua cái Airblade trả hẳn 50 triệu tiền mặt vì bọn đấy ko nhận chuyển khoản. Mua của HEAD nhé.

Được gửi từ iPhone 7 Plus - Otofun
Mấy HEAD thì dở hơi và láo đủ thứ rồi, chán chả buồn nói cụ ạ :(
 

Toilaai08

Xe tăng
Biển số
OF-568673
Ngày cấp bằng
11/5/18
Số km
1,326
Động cơ
159,501 Mã lực
Tuổi
39
Mịa, e chạy Grab, có ngày chả nhận đồng tiền mặt nào. :P
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top