Đi nghĩa vụ quân sự được rất nhiều nước du trì (trong đó có VN), nhưng phải tùy và cấp độ "cần thiết" mà huy động lực lượng. Nếu không cân đối được giữa "nghĩa vụ" và "hoàn cảnh thực tế" thì rất dễ dẫn đến lạm chi kinh phí quân sự. Điều này ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.
Hiện chủ trương của VN là duy trì hệ thống quân sự ở mức trung bình, hạ mức nghĩa vụ thường trực, tăng lực lượng dự bị động viên và tập trung giáo dục quốc phòng trên diện rộng. Có nghĩa là tinh giảm biên chế kết hợp hiện đại hóa quân đội. Tập trung huấn luyện bộ đội và giảm thời hạn phục vụ (3 năm nghĩa vụ rút xuống 2). Tăng cường quản lý quân dự bị và các lực lượng vũ trang tại chỗ (dân quân, tự vệ, thanh niên xung kích...) Phát triển giáo dục quốc phòng (trong sinh viên và các học sinh trung học, trung học chuyên nghiệp).
Đây là một động thái được coi là rất "hợp thời" vì với kiến thức sơ đẳng về kỹ chiến thuật các học sinh, sinh viên và thanh niên có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống của người lình. Người chiến sỹ (lính nghĩa vụ) có thời gian thao luyện đủ nhiều để có thể bảo vệ tổ quốc khi cần, nhưng cũng không mất quá nhiều thời gian (tuổi xuân) để phục vụ quân ngũ. Với lực lượng lao động "có rèn luyện" thì các thanh niên có thể đóng góp cho nền sản xuất quốc nội nhiều hơn là chỉ biết cầm súng. Khi ra quân các chiến sỹ trở thành lực lượng dự bị động viên. Như vậy là cân đối hài hòa giữa mục tiêu sản xuất và sẵn sàng chiến đấu.
Các bạn trẻ bị (hoặc "được" - tùy theo cách nghĩ của các bạn) gọi nghĩa vụ, là đứng trước một thử thách. Các bạn được huấn luyện để biết cái gian khổ (thực ra thì cũng chưa khổ lắm đâu). Chỉ khi biết cái khổ thì đến khi bị khổ thật, mình mới không bị sốc. Nói chung, đây cũng là một trải nghiệm của cuộc sống. Đừng nghĩ đi lính là hèn, hãy nghĩ là đi thử cho quen thì sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều.