- Biển số
- OF-198790
- Ngày cấp bằng
- 17/6/13
- Số km
- 1,193
- Động cơ
- 343,061 Mã lực
Không phải đâu cụ ơi, số phiếu đại cử tri dựa vào số ghế ở hạ viện và thượng viện của Mỹ. Hạ viện thì đúng là dựa theo dân số, bang đông thì số ghế nhiều, nhưng thượng viện thì chia đều mỗi bang 2 ghế, hờ hờ thế mới quái thủ chứ lại. Chính vì thế bang nhỏ như Alaska dân ít chỉ có 1 dân biểu ở Hạ viện nhưng lại có 2 thượng nghị sĩ ở Thượng viện giống như bang to như Cali (53 dân biểu và 2 thượng nghị sĩ).Nó có cái hạn chế và cả ưu điểm...Mà số phiếu đại cử tri mỗi bang nhiều hay ít thì nó vẫn tình theo dân số mà cụ.
Sở dĩ có hiện tượng này là do từ thời lập pháp các nhà lập hiến Mỹ lo sợ sự độc tài của số đông. Trong trường hợp cụ thể này, họ không muốn trao toàn quyền lập pháp cho Hạ viện, vốn luôn bị số đông (đa số) cử tri chi phối. Họ muốn các dự luật của Hạ viện phải được Thượng viện thông qua. Mà Thượng viện thì ít bị đám đông chi phối hơn, vì nhiệm kỳ của họ tới 6 năm, trong khi nhiệm kỳ của thành viên Hạ viện chỉ là 2 năm.
Chính vì thế mà làm ra đặc trưng của chính trị Mẽo Như vậy, Hạ viện đại diện cho dân cư, Thượng viện đại diện cho các bang. Đây cũng chính là nguyên tắc nền tảng hình thành nên Hiến pháp Mỹ: chính quyền phải là đại diện của cả dân chúng (population-based) và các bang (state-based).
Do vậy sự ưu việt là các bang nhỏ cũng có tiếng nói khá đầy đủ trong chính quyền, không đến nỗi bị bang to lấn áp hoàn toàn. Vì họ cũng có 2 ghế trong Thượng viện bình đẳng như bang to. Mà 1 dự luật muốn được thông qua phải qua cả Hạ viện lẫn Thượng viện.
Không hiểu nổi tại sao từ xưa mà bọn Mẽo nó đã nghĩ ra cái nền chính trị đảm bảo được sự phát triển như thế. Không thể có độc tài ở Mẽo, và nếu nó sai nó sẽ nhận rq sai lầm và sửa sai rất nhanh.
Chỉnh sửa cuối: