Các cụ trên này có biết vụ này không ạ, liệu có nhờ các cụ
Ngao5 hay cụ
Lầm hay cụ nào có tư liệu để phối hợp làm rõ không ạ, hy vọng đưa được hài cốt ( chắc chỉ còn tí đất) các bác các chú về với đồng đội để còn được hương khói .
http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/trong-san-bay-tan-son-nhat-co-mo-tap-the-cua-600-liet-si-c46a884684.html
Từ 2 tấm hình trên mạng
Đây là những thông tin đang gây xôn xao được anh Nguyễn Xuân Thắng (thành viên nổi tiếng của diễn đàn VMH Online - lịch sử quân sự Việt Nam) công bố trên mạng xã hội. Trước sự việc này, anh Thắng cùng các cộng sự từng tìm ra nhiều ngôi mộ tập thể của các chiến sĩ quân giải phóng hy sinh trong chiến tranh. Trong đó, khu mộ tập thể có hài cốt liệt sĩ trong vành đai sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) vào tháng 4/2017.
Liên quan tới những ngôi một liệt sĩ tập thể tại sân bay Tân Sơn Nhất, từng được thể hiện có một bức hình khá nổi tiếng với nội dung: “Nơi đây an nghỉ những chiến sĩ đêm mồng 1 Tết Mậu Thân. Linh thiêng xin các bạn hãy giúp cho xứ Việt Nam thân yêu của chúng ta mau thái bình”.
Sau đó, dựa vào thông tin của một người lính chế độ cũ từng phục vụ tại sân bay giai đoạn chiến tranh về hố chôn liệt sỹ. Năm 1995, các cơ quan chức năng đã khai quật cất bốc một số lượng lớn hài cốt liệt sỹ về Nghĩa trang liệt sỹ TP.HCM. Nay là khu mộ tập thể ghi: "181 LIỆT SĨ HY SINH ĐỢT 1 - MẬU THÂN (1968) TRẬN ĐÁNH SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT ĐÊM 30 RẠNG NGÀY 31-01-1968" . Trên bia còn ghi tên tuổi quê quán của 181 liệt sĩ thuộc D267, D269 và D16.
Theo anh Thắng và các thành viên của nhóm, manh mối về ngôi mộ tập thể mới này cũng được bắt đầu một bức ảnh nói về một ngôi mộ tập thể các liệt sĩ tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất năm 1968.
Nhóm của anh Thắng tìm được một bức ảnh có mầu sắc và hình dáng khác nhau, nhưng nội dung thì gần như tương tự như bức ảnh trước (bức ảnh về ngôi mộ tập thể đã phát hiện). Đó là chi tiết, ngày “mùng 2” thay vì “mồng 1” trên tấm bảng.
Cụ thể nội dung bức ảnh này là: “Nơi đây yên nghỉ các chiến sĩ tử trận ngày mùng hai Tết Mậu Thân năm 1968. Vong hồn linh thiêng xin cầu chuyện cho nước Việt Nam sớm được thái bình”.
Vị trí được cho là ngôi mộ tập thể chưa được xác định. Ảnh tư liệu: Xuân Thắng
Tìm kiếm các tài liệu từ phía Mỹ và các cự binh liên quan tới chiến dịch Mậu Thân, nhóm của anh Thắng, phát hiện ra mối liện hệ giữa hai bức hình. Theo chú thích cho bức hình “mồng 1” rằng: “Ngôi mộ đó có 157 thi thể bộ đội, vị trí nằm ở khu vực đầu phía Tây khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, giữa 2 đường taxiway (Đường lăn). Phía Mỹ sử dụng máy ủi đào 1 đường hào rộng sau để chôn cất các thi thể, sau đó phủ đất lên. Ngoài ra còn hơn 600 thi thể bộ đội Việt Nam khác cũng được chôn cất ở khu vực đầu phía Tây sân bay Tân Sơn Nhất.
“Nếu chậm thêm dù chỉ một ngày thôi... chắc sẽ nhiều ngậm ngùi và day dứt”, anh Thắng chia sẻ.
“Từ những thông tin tìm kiếm được, chúng tôi nghi ngờ rằng ngoài ngôi ngôi mộ tập thể được cải táng năm 1995 chính là bức hình “mồng 1”. Và trong sân bay Tân Sơn Nhất còn một ngôi mộ tập thể với hàng trăm hài cốt những người đã ngã xuống trong ngày “mùng 2” tết Mậu Thân”, nhóm tìm kiếm cho biết.
Đến những chứng cứ rõ ràng hơn
Thông tin về ngôi mộ tập thể và hơn “600 thi thể bộ đội được chôn cất khu vực phía Tây sân bay” được nhóm của anh Thắng tìm kiếm.
Vị trí được cho là hố chôn tập các chiến sỹ hy sinh chưa được xác định. Ảnh tư liệu: Xuân Thắng
Theo chia sẻ của anh Thắng thì tìm kiếm xác định được rất ít thông tin về các hoạt động đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Trong khi đó các tài liệu tình báo sau trận này được phía Mỹ công bố, tổng số quân giải phóng hy sinh 962 người, riêng trong khu vực sân bay được nhắc tới nói hơn 500 quân giải phóng hy sinh "trong căn cứ và khu vực phía Tây cổng 51". Những liệt sĩ trên theo nhận định của đối phương thì thuộc Tiểu đoàn C10 đặc công, Tiểu đoàn 267, Tiểu đoàn 16 và Tiểu đoàn 90, Tiểu đoàn 269.
Ngoài ra, nhóm tìm kiếm còn xác định được một tấm hình phía Tây sân bay Tân Sơn Nhất do cựu binh Bob Laymon chụp từ máy bay Boeing 707 khi đang cất cánh trên đường băng 07L-25R ngay sau trận Mậu Thân. Trong ảnh thấy rõ máy ủi và rãnh đào hình vòng cung ở hướng 4-5h. Phía trên bên phải là đường QL1 nay là đường Trường Chinh, đường Cộng Hòa và đường tuần tra vành đai sân bay.
Ảnh của cựu binh Bob Laymon chụp từ máy bay Boeing 707 khi đang cất cánh trên đường băng 07L-25R ngay sau trận Mậu Thân. Trong ảnh thấy rõ máy ủi và rãnh đào hình vòng cung ở hướng 4-5h. Ảnh tư liệu: Xuân Thắng
Như chia sẻ của anh Thắng và nhóm tìm kiếm thì: “Từ hình chụp tự vệ tinh của Google Earth ngày 27/09/2000 thấy còn dấu vết hai hố đào đầu phía Tây sân bay Tân Sơn Nhất”.
Nhóm tìm kiếm cũng tìm thấy sơ đồ sân bay Tân Sơn Nhất có đánh dấu hố chôn tập thể 157 (tức mộ tập thể đã được cải táng năm 1995) chiến sĩ hi sinh trong trận này do cựu đại tá Mỹ Martin Stone một cựu binh Mỹ chia sẻ.
Không ảnh vệ tinh của Google Earth chụp ngày 27/09/2000, vị trí được cho là hai hố chôn tập thể (Hình nhỏ là vị trí hố chôn đã cải táng năm 1995, hình lớn là vị trí hố chôn chưa xác định)
Theo anh Thắng , anh và các cộng sự đang củng cố hồ sơ về vị trí khu mộ tập thể, thì mới đây khi cùng Quân khu 7 và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai đến hiện trường tìm hiểu vụ việc, mọi người tá hỏa khi thấy vị trí nghi ngờ có khu mộ tập thể đang được đào bới thi công.
Lo lắng việc này có thể ảnh hưởng tới việc tìm kiếm, anh đã báo cho cơ quan năng và các đơn vị liên quan tại TP.HCM yêu cầu chỉ đạo tạm dừng công trình, để khảo sát tìm kiếm.
Không ảnh sân bay Tân Sơn Nhất chụp ngày 14/02/1968 (ảnh tư liệu)
Cũng theo anh Thắng, nhóm tìm kiếm gửi hồ sơ cho chương trình “Đi tìm đồng đội”. Sau đó, Trung tâm Phát thanh - truyền hình quân đội (Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng) đã gửi công văn cho Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị xác minh thông tin và có chỉ đạo kịp thời, tránh việc thi công làm mất dấu vết khu mộ tập thể nói trên.
Trong khi đó, trao đổi với báo chí, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM Lê Minh Tấn cho biết đã nhận được thông tin. Sở đang lập kế hoạch trình UBND thành phố để phối hợp với các cơ quan chức năng khảo sát thực tế.
Sáng ngày 27/6, PV Báo Gia đình & Xã hội đã liên hệ với Thiếu tướng Trần Quốc Dũng, Cục trưởng Cục Chính sách qua điện thoại ông cho biết, hiện đang đi công tác ở nước ngoài, và chưa nắm được thông tin vụ việc nên chưa có chỉ đạo cụ thể.