Em thì cho rằng Westmoreland được chọn vì cách thức hành động của ông này phù hợp với chiến lược chiến tranh leo thang của Johnson. Sau năm 1968, chiến lược của Mỹ thay đổi nên phải thay tướng.
Thời điểm đó tướng Wayand cũng chưa thấy có chiến lược gì.
Chi tiết sóng radio cũng hay, nhưng trên lý thuyết ko ai vác hết quân đi mà để nhà trống không cả. Kể cả có mất Khe Sanh thì Mỹ cũng ko mất thế trận.
Trận MT, tấn công đợt 1 quân đội MB có thể coi là đạt được mục đích, nhưng những đợt tấn công 2,3 là ko hợp lý vì đã mất đi tính bất ngờ.
Như đã nói, quân MB không có khả năng đánh gục quân đội Mỹ + Nguỵ chỉ trong 1 trận, vì không có quân số hoặc vũ khí áp đảo. Nếu không có Weyand thì cũng có tướng khác tổ chức phòng thủ và phản công thôi.
Về trận Khe Sanh và Mậu Thân thì cụ nên tìm hiểu thêm, đặc biệt là góc nhìn từ phía người Mỹ
Cụ nói đúng về việc mỹ dùng tướng West, nhưng chỉ đúng với điều kiện quân giải phóng đánh quy mô và quy ước. Ở chiến trường VN thì khác, rất khác so với WW2, có thể nói lần đầu mỹ phải đối mặt với hình thái chiến tranh du kích, tướng Weyend và McNamara nhận ra điều này nhưng Jonhson ko nghe, và thậm chí phế luôn McNamara.
Trận Khe Sanh cả ta và mỹ đều xác định là mang tính chiến lược, sức ép từ dư luận mỹ là rất lớn khi mà ng dân mỹ xem Time về Khe Sanh từng ngày, thông tin từ Khe Sanh đc cập nhật từng giờ lên thẳng Johnson, thậm chí phòng làm việc của Johnson còn cả sa bàn Khe Sanh. Có thể ví Khe Sanh mang tính chiến lược và bước ngoặt như ĐBP. Tướng Giáp đã phải cay đắng nhận ra Khe Sanh ko thể bị đánh chiếm, nên từ chỗ chiến lược chuyển thành chiến thuật làm nghi binh nhằm câu kéo các sư đoàn cơ động của mỹ ra xa khỏi Sài Gòn.
Trận Mậu Thân nếu xét về chiến thuật, quân giải phóng ko đạt đc, nhưng tính chiến lược thì lại ngoạn mục, dù rằng trước đó cả BCT ko ai có thể ngờ đc hiệu quả từ truyền thông mỹ lại mạnh như vậy.
Cụ để ý, những ngày cuối chế độ Sài Gòn, tướng Weyend đc cử sang để đánh giá tình hình chứ ko phải tướng West hay vị tướng nào khác.
Việc tướng West mất chức thì cụ Lầm đã nói,
Sau Mậu Thân 1968, ông Oét nói 1 câu thế này: Trong một trận đấm bốc, khi bên yếu thế đã bị dồn đến góc khán đài và chịu những cú đấm như búa bổ thì đột nhiên, bên chiếm ưu thế bỗng dừng lại....
Ông ấy ko hiểu được Tổng thống đã phải chịu sức ép thế nào từ Quốc hội. Ông ấy ko hiểu đc Quốc hội đã chịu sức ép thế nào từ công luận...
Và anh Oét mất chức.