lên báo rồi đây các cụ, chỉ có ở VN thôi, 1 lũ chó, lũ khốn nạn, súc vật... em bức xúc quá, các cụ thông cảm
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2013/01/bay-pham-toi-trong-vu-7-nam-tu-vi-trom-xe-camry/
Bẫy phạm tội' trong vụ 7 năm tù vì trộm xe Camry
Án phạt 7 năm tù tội trộm cắp tài sản đối với ông Đỗ Quang Chiến là chưa đúng người đúng tội. Vì ông Chiến lấy ôtô của mình giữa thanh thiên bạch nhật, dưới sự chứng kiến của nhiều người.
Theo báo VnExpress đưa tin, ông Đỗ Quang Chiến (sinh năm 1957, trú tại TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) bị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội tuyên phạt 7 năm tù về tội Trộm cắp tài sản.
Định nghĩa Tội trộm cắp tài sản
Mặc dù Bộ luật Hình sự không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là trộm cắp tài sản, tuy nhiên trộm cắp tài sản được hiểu là hành vi lén lút, vụng trộm, giấu diếm không để lộ cho người khác biết, nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi lén lút là điều kiện bắt buộc (cần) để cấu thành tội trộm cắp. Nếu việc chiếm đoạt trước sự chứng kiến của chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản thì không thể xem đó là hành vi trộm cắp.
Trên thực tế, hành vi lén lút được thực hiện dưới 2 cách thức:
(1) Che dấu toàn bộ sự việc phạm tội.
(2) Chỉ che dấu hành vi phạm tội đối với chủ sở hữu, người quản lý tài sản nhưng lại thực hiện một cách công khai. Sự công khai có thể là (i) công khai sự vi phạm pháp luật của hành vi. Trong trường hợp này thì việc lén lút chỉ được thực hiện với chủ sở hữu, người quản lý tài sản, còn đối với những người xung quanh thì người phạm tội không che đậy hay giấu diếm hành vi phạm tội của mình. Chẳng hạn như, móc túi hành khách đi xe buýt.
Hoặc (ii) công khai việc thực hiện hành vi, tuy nhiên người phạm tội đã che đậy bản chất chiếm đoạt bằng các thủ đoạn khác nhau. Ví dụ: A nhặt được vé gửi xe của B, A mang vé này đưa cho X (người trông giữ xe) nhằm chiếm đoạt xe thuộc sở hữu của B.
Về vụ án ông Đỗ Quang Chiến
Đối chiếu với trường hợp của ông Đỗ Quang Chiến, hành vi lấy xe ra khỏi trụ sở Công an quận Tây Hồ không phải là lén lút bởi khi ông Chiến khi đi qua cổng và có nói với trực ban là “tôi vào lấy xe ô tô”. Và việc ông Chiến có thể lấy xe ra khỏi trụ sở Công an quận Tây Hồ bởi sự cho phép của “trực ban” và những người trực ban đã biết rõ, ông Chiến là chủ sở hữu tài sản. Bởi giả sử không phải là ông Chiến trong trường hợp này, thì liệu rằng những người trực ban có để cho chiếc xe ôtô ra khỏi trụ sở? Liệu rằng, chỉ ông Chiến là chủ thể có thể thực hiện tội phạm này?
Trong trường hợp không phải là ông Chiến đến lấy xe, rõ ràng người quản lý tài sản (ôtô) là “trực ban”. Nhưng việc ông Chiến xuất hiện và có ý định lấy xe khi thông báo với trực ban cũng như thông qua hành vi mở barie cho ông Chiến lái xe ra khỏi trụ sở, thì vai trò của người người quản lý hợp pháp tài sản đã được chuyển giao từ trực ban cho người sở hữu (ông Chiến).
Giả sử, việc cơ quan Công an quận Tây Hồ giữ xe ông Chiến là hợp pháp thì việc lấy xe của ông Chiến chỉ vi phạm hành chính liên quan đến việc ông Chiến không chấp hành việc bị giữ xe.
Và giả sử, sau khi ông Chiến lấy xe xong (kể cả trong trường hợp việc giữ xe của Công an quận Tây Hồ là trái pháp luật) và ông Chiến nghĩ rằng chỉ “trực ban” biết, còn lãnh đạo cơ quan Công an quận Tây Hồ không biết việc lấy xe. Và sau đó yêu cầu Trưởng cơ quan Công an quận Tây Hồ trả lại xe thì sẽ phát sinh thủ đoạn gian dối bởi khi đó, quyền quản lý, trách nhiệm quản lý xe ô tô lại thuộc về cơ quan Công an quận Tây Hồ, chứ không còn thuộc về “trực ban” nữa. Và trong trường hợp này, ông Chiến có thể bị truy tố theo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ở các nước có hệ thống tư pháp độc lập cao như Mỹ, Anh, Đức, New Zealand…, đối với những vụ án như vậy, Tòa án sẽ yêu cầu ông Chiến và “trực ban” đối chất với nhau (có tuyên thệ). Và nếu đúng như những gì ông Chiến nói và trực ban mở barrie theo ý kiến của lãnh đạo cho xe ông Chiến ra, để rồi khởi tố ông Chiến thì Tòa án sẽ yêu cầu điều tra ngay việc có hay không những người trong cơ quan công an dàn dựng một vụ "bẫy người khác phạm tội"?
Bởi nhà nước pháp quyền yêu cầu tất cả mọi chủ thể (người dân, cũng như những người làm trong cơ quan Nhà nước…) đều phải tuân theo pháp luật và đương nhiên, những thủ tục tố tụng giống nhau sẽ được áp dụng (không ngoại lệ).
Mặc dù, dữ kiện không đủ để khẳng định có hay không việc “bẫy người phạm tội” nhưng qua vụ việc này, chúng ta hy vọng rằng việc bổ sung tội danh “bẫy người phạm tội” là rất cần thiết. Ví dụ như: A hẹn với B là 10 giờ ngày mai sẽ đến nhà B chơi. B chuẩn bị sẵn 500 triệu để ngay trên bàn, để cửa mở, với mong muốn sẽ bẫy A lấy số tiền đó.
Và B trốn và theo dõi (trong tiềm thức, nếu A lấy số tiền đó, sẽ bắt A vì tội trộm cắp tài sản). Đến khi A đến, không thấy ai ở nhà, với một số tiền lớn như vậy rõ ràng là “vàng thử lửa”. B, dù là ai đi chăng nữa, cũng không có quyền “thử lửa” đối với A như vậy, và hành vi đó của B rất nguy hiểm cho xã hội, cần phải bị xử lý bằng trách nhiệm hình sự.
Tóm lại, với những phân tích trên đây, có lẽ việc nghiên cứu, xem xét để giám đốc thẩm đối với vụ án là cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ông Đỗ Quang Chiến, cũng như nhằm xây dựng hệ thống tư pháp thực sự là nơi người dân tìm đến công lý. Khi phân tích, nghiên cứu vụ việc chúng ta nên khách quan để phán xử.
Đôi khi cũng nên đóng vai là bị cáo bởi giá trị lớn nhất là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, cũng như bảo vệ tính nhân văn của pháp luật. Qua vụ án này, chúng ta cũng thấy rằng việc bổ sung tội danh “Bẫy người khác phạm tội” vào Bộ luật Hình sự là cần thiết, phù hợp với xu thế chung của pháp luật hình sự các nước và luật hình sự quốc tế.