Mợ đang sống ở một đất nước man di về pháp luật mà lại tưởng mình đang sống ở một xã hội tiên tiến và văn minh. Thưa mợ, mợ tỉnh lại đi tí cho em nhờ. Trước khi có được cái văn minh tiến tiến ở cái xã hội mà em được ăn học và sống ở đó thì cái xã hội ấy nó cũng trải qua đủ các giai đoạn đánh chết trộm như cái xã hội này. Khi luật pháp bất lực thì luật của người dân ra đời. Đánh chết bọn cướp chó có vũ trang chính là luật của người dân. Nói đúng ra người dân không muốn đánh chúng nóchết. Nhưng vì dân làng đông và tức giận nên chỉ cần mỗi người cho 1 gậy là chết rồi.
Vậy không muốn bị đánh chết thì đừng đi ăn trộm.
mợ lại lấy xẻng xúc khái niệm hất bừa vào em rồi. Em đã bao giờ tự nhận hay phát ngôn suy nghĩ của mình về xã hội Việt Nam là ntn đâu. Mợ mới là người thường xuyên phát ngôn ý kiến về văn hóa, xã hội các Quốc Gia, giờ lại đổ vấy cho em. Hóa ra người ở cái xứ văn minh về trong tranh luận cũng có lúc không được văn minh lắm.
Thưa mợ, em nghĩ ntn, sống như thế nào là quyền của em, mợ không đủ tư cách chỉ bảo em mợ Mymac nhé. Vậy nên với lời đề nghị khiếm nhã trên của mợ, em đề nghị mợ tỉnh táo nhìn lại quyền hạn của mợ với em cho em nhờ, đừng phát ngôn kiểu vớ vẩn thế.
Trở lại đề tài chính, em vẫn bảo lưu ý kiến là không đồng tình với bất kì hành động quá khích nào có nguy cơ biến người dân lương thiện thành tội phạm hình sự. Còn cụ thể thực hiện như thế nào để ngăn cản tình trạng trộm chó, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan chức năng. Bảo vệ mình và chó cưng ntn là quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân. Bảo vệ bản thân trước hành động trộm chó là quyền lợi và trách nhiệm của chính thằng trộm chó.
Tranh luận về hành vi có nguy cơ biến người lương thiện thành tội phạm hình sự là định kiến của mỗi cá nhân, đề nghị các bên tham gia cần tôn trọng lẫn nhau và bình tĩnh trong cách sử dụng ngôn từ tránh nguy cơ xảy ra xung đột không đáng có.