Trở về Suriento (Torna à Surriento) là một bài hát thuộc loại kinh điển của thế giới. Ở Việt Nam, nó cực kỳ phổ biến trong những thập niên 60 - 70, gắn với giọng ca vàng Robertino, các cụ hàng bô lão của OF hẳn phải biết. Cần nói thêm là trong thời gian Chiến tranh lạnh, không hiểu vì lý do gì mà nhạc Ý ít bị kiểm duyệt và được phép lưu hành rộng rãi ở Đông Âu, từ đó theo chân lao động xuất khẩu về Việt Nam.
Cháu thuộc loại sinh sau đẻ muộn, được truyền lại tình yêu đối với ca khúc này từ... bố mẹ cháu. Trong những năm tháng nhọc nhằn thời đó, Robertino gần như là đỉnh của âm nhạc đối với các cụ nhà cháu, và có vẻ đến giờ các cụ vẫn không thay đổi ý kiến, thỉnh thoảng bắt cháu cho nghe lại.
Cháu thật ra không thích chất giọng cao và non nớt của bạn Robertino - bạn í sau thời niên thiếu lừng danh lớn lên vỡ giọng và biến mất không còn tăm hơi nữa. Nghe Bocelli hay Pavarotti hát bài này sâu hơn nhiều. Cháu cũng thích ca từ do Phạm Duy phóng tác, mặc dù chẳng liên quan mấy đến bài hát gốc, nhưng nghe rất ám ảnh:
Về đây khi mái tóc còn xanh xanh
Về đây với mầu gió ngày lang thang
Về đây nhé, cắm xong chiếc thuyền hồn...
Ôi lãng du quay về điêu tàn.
Vì một bài hát mà cất công cho một chuyến đi - lý do đó có vẻ vớ vẩn quá, phải không ạ? Nhưng nếu cùng với bài hát đó là vương vấn hoài niệm không dứt về một thời niên thiếu, thì cũng có thể đấy. Tóm lại, là bữa đó, khi đã hết chỗ đi chơi ở Rome, cháu nhảy tàu đi Suriento.
Cháu thuộc loại sinh sau đẻ muộn, được truyền lại tình yêu đối với ca khúc này từ... bố mẹ cháu. Trong những năm tháng nhọc nhằn thời đó, Robertino gần như là đỉnh của âm nhạc đối với các cụ nhà cháu, và có vẻ đến giờ các cụ vẫn không thay đổi ý kiến, thỉnh thoảng bắt cháu cho nghe lại.
Cháu thật ra không thích chất giọng cao và non nớt của bạn Robertino - bạn í sau thời niên thiếu lừng danh lớn lên vỡ giọng và biến mất không còn tăm hơi nữa. Nghe Bocelli hay Pavarotti hát bài này sâu hơn nhiều. Cháu cũng thích ca từ do Phạm Duy phóng tác, mặc dù chẳng liên quan mấy đến bài hát gốc, nhưng nghe rất ám ảnh:
Về đây khi mái tóc còn xanh xanh
Về đây với mầu gió ngày lang thang
Về đây nhé, cắm xong chiếc thuyền hồn...
Ôi lãng du quay về điêu tàn.
Vì một bài hát mà cất công cho một chuyến đi - lý do đó có vẻ vớ vẩn quá, phải không ạ? Nhưng nếu cùng với bài hát đó là vương vấn hoài niệm không dứt về một thời niên thiếu, thì cũng có thể đấy. Tóm lại, là bữa đó, khi đã hết chỗ đi chơi ở Rome, cháu nhảy tàu đi Suriento.
Chỉnh sửa cuối: