Hồi còn rất bé em thích nhạc cụ Văn. Lớn lên chút, có máu thanh niên trong người thì em bắt đầu thích nhạc Trịnh.
Khi đã lập gia đình, vập vào cơm áo nhiều hơn thì em thấy nhạc cụ Văn hoành tráng và thanh thoát hơn.
Nhưng theo em nghĩ, âm nhạc là được chuyển hóa từ chất liệu cuộc sống, nên chất âm nhạc của cụ Văn có nét mạnh mẽ, từng trải, đàn anh hơn. Cụ Trịnh người Huế nên nhạc cụ ít nhiều u uất hơn. Cụ Trịnh cũng được cụ Văn nhận là người bạn, người em vong niên.
Đối với cụ Sơn thì: “Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi đi la đà giữa cõi người''.
Còn đối với cụ Văn: “Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người hát thơ bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ. Và bởi Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui và đau tận cùng những nỗi đau của Tổ quốc mẹ hiền''.
Thế nên, theo em không thể đánh giá so sánh nhạc của 2 cụ ấy một cách tuyệt đối được. Chỉ có điều hơi tiếc là với lớp người tầm tuổi em trở về sau, thì hiểu biết về cụ Văn còn rất hạn chế. Đó cũng là điều đáng tiếc.
Sau này, ngoài một số bài hát trữ tình khác tiếp nối được "chất nhạc" truyền thống của Việt Nam, có quá nhiều tác phẩm gần đây đi theo trào lưu, sáng tác vội vã, công thức, hoặc remix hóa phục vụ các bác nhậu say, rồi ông hoàng bà cốt này nọ, chướng quá nên em cũng ít nghe.