[Funland] Trịnh Công Sơn và Văn Cao ai vĩ đại hơn

Trạng thái
Thớt đang đóng

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,623
Động cơ
368,658 Mã lực
Hai cụ này về mặt thăng trầm thì khỏi nói. Đó là điểm chung.

Về mặt chính thống thì NS Văn Cao được giải thưởng HCM đầu tiên năm 1996 nên có thể nói cụ là được công nhận đầu tiên.

Nhưng Nhạc Trịnh cũng đc quốc tế ưa thích, cụ thể là Japan. Có nhiều thằng Tây thích hát nhạc Trịnh nhưng em chưa thấy đứa da trắng nào hát nhạc VC cả.

Trịnh em mê nhất bài “đoá hoa vô thường”, nghe đi nghe lại không chán

Văn Cao em mê nhất bài “làng tôi”. Đẹp như một bức tranh.

Cả hai cụ thì ngoài nhạc thì cầm kỳ thi hoạ đều đủ cả. Một nam một bắc nhưng em nghiêng về Trịnh vì nhạc của ông mang tính quốc tế hơn.

Mời các cụ. :)






Nói chung là không thể so sánh được, vì sự so sánh vốn đã tạo ra không công bằng
 

binvn

Xe đạp
Biển số
OF-666246
Ngày cấp bằng
3/6/19
Số km
49
Động cơ
107,170 Mã lực
Tuổi
44
Có cụ Beethoven phổ nhạc Ode to Joy - Khải hoàn ca là anthem của Cộng đồng chung Châu Âu.
Ca từ Ode to Joy có phải của cụ ấy (Beethoven) ko thế?
Còn mấy cụ Bach, Mozart, Brahms... có cái nào dc chọn làm quốc ca?
Trên thế giới có hơn 200 cái cuốc ca, vậy thế giới phải có ít nhất hơn 200 nhạc sĩ vĩ đại?;))
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,663
Động cơ
973,157 Mã lực
Giờ ốp còn đánh giá người vĩ đại cơ ợ :))
 

November Rains

Xe điện
Biển số
OF-400679
Ngày cấp bằng
11/1/16
Số km
2,818
Động cơ
253,526 Mã lực
1,nhạc trịnh 1 tông nghe nhàm

2, những gì được phổ cập của Trịnh h là đã được tuyên giáo thẩm định- còn 1 mớ bị cấm mới phản ánh đúng cái góc yếu mềm bên kia của lão- nếu so sánh với Văn Cao thì ít phải tầm Phạm Duy, Lưu Hữu Phước chứ trịnh tuổi tôm

3, đọc về Văn Cao- cụ ấy cũng vì NVGP mà lặng yên đến vài chục năm phải làm thơ, viết văn, vẽ..... nên con người cụ ấy càng chất hơn
 

vancy83

Xe tải
Biển số
OF-167238
Ngày cấp bằng
17/11/12
Số km
481
Động cơ
313,359 Mã lực
Theo ngu ý của em, nhạc VC viết về đất nước, quê hương, lý tưởng, khát vọng, những cảm xúc hào hùng, bi tráng của dân tộc, của đất nước, còn nhạc Trịnh viết về tình yêu đôi lứa, những suy ngẫm về cuộc sống cá nhân, cũng có một số ít cũng viết về quê hương, mẹ con nhưng chủ yếu vẫn là tình cảm và số phận con người.
Dĩ nhiên viết về con ngưởi cụ thể với những tình cảm cụ thể thì nó dễ nghe, dễ cảm, còn những thứ quá xa xôi như bác VC sẽ khó nghe khó cảm hơn, nhưng theo em thì em đánh giá cao những tác phẩm có đề tài mở như VC.
Theo em, đề tài tình cảm và thân phận mong manh của con người chỉ để nghe như là một sở thích lúc rảnh rỗi buồn chán, nó làm con người thụ động và chìm đắm vào thực tại, còn tác phẩm của VC lại mang cho người nghe những cảm xúc đẹp đẽ với quê hương đất nước, nỗi buồn nếu có cũng là bệ phóng cho sự thay đổi, cố gắng và quyết tâm. Một bên là uỷ mị cá nhân một bên là sự hào hùng dân tộc, em đánh giá cao cái sau hơn.
Là người từng nghe cả nhạc PD, VC, TCS, em nhận thấy chỉ có nhạc VC làm cảm xúc của em thay đổi, Từ trầm lắng, xót xa, đến lãng đãng nhẹ nhàng, đến sôi sục hào hùng, rất nhiều cung bậc. Nhạc TCS và PD thì em chỉ nghe để giái trí, cảm xúc chính là nhàn nhạt, TCS nghe nhiều còn thấy chán đời, còn nhạc VC lại là một điều khác hẳn, như dòng nước có khi lững lờ bàng bạc, có lúc uốn lượn dưới khe, cũng có khi sục sôi như thác đổ, thật sự VC là một nhạc sĩ hết sức khác biệt của Việt Nam.
Và theo em, từ vĩ đại nếu k dùng cho VC thì cả nền âm nhạc v k còn ai xứng với từ đó.
Nói thêm, tuy thích nhạc VC, đã nghe cũng vài chục năm rồi nhưng cho đến bây giờ, em vẫn chưa tìm được người hát nhạc của VC ưng ý. Kể cả AT, người luôn tự hào mình chuyên trị nhạc VC em vẫn có cảm giác cô ấy hát quá nông cạn. Thanh Thuý thì lại còn thua cả AT. Dĩ nhiên mỗi người cũng hơi ổn được 1-2 bài, kiểu chưa ai làm tốt hơn, nhưng cảm giác của em vẫn là chưa có ca sĩ nào thẩm thấu được tinh thần của Vc nên họ hát k ra được chất. Có lẽ cũng khó cho ca sĩ, vì Thiên thai, Trương chi thì là một kiểu, còn làng tôi, sông lô lại là kiểu khác, các anh chị ấy hát k tới cũng hiểu được.
Bài Làng tôi em nhớ có mấy cô nhóm tam ca áo trắng thì phải hát khá hay, nghe dễ chịu hơn AT với TT.
Cô Ánh Tuyết hát nhạc Văn Cao có lẽ là nhiều nhất nhưng em thấy cách hát học thuật, chỉn chu quá không toát được chất thơ, cái lãng mạn, phiêu du trong các bài hát của VC, một trong những bài em rất thích là "Đàn Chim Việt" chú Cao Minh hát cũng ổn, Thanh Thúy thì em không tính em chưa thấy hát bài nào của cụ VC hay.
Phải nói là nhạc của VC hay nhưng rất khó hát nên nhiều năm không có ca sỹ nào theo dòng nhạc này hay ra Album
Em thấy đây là khoảng trống khá đáng tiếc trong khi nhạc của cụ TCS thì ngược lại cực kỳ phổ biến.
Nhưng nói đi nói lại em thấy so sánh giữa hai cụ này là khập khiễng.
 

Kappuccino

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386254
Ngày cấp bằng
9/10/15
Số km
4,581
Động cơ
275,799 Mã lực
Tuổi
49
Tôi nói thật nhạc Trịnh tôi thích Hồng Nhung hơn Khánh Ly.
Giọng Khánh Ly nghe như giọng ma quỷ hát từ đáy mộ nghe gớm quá.
Nghe nhạc là để giải trí chứ không phải để lên đồng hay cầu cơ mà thích cái giọng hát đấy.
Ai chê thì tôi chịu.
Anh nghe đóa hoa vô thường của Khánh ly hát xem có thấy giống tôi nhận xét không
Đóa hoa vô thường sáng tác năm 72
Hơ, hóa ra cũng có người không thích Khánh Ly giống em.

Khánh Ly hát trăm bài một kiểu ngân rền cuối câu, nghe quá 3 bài mệt đến tận óc.
 

Mẹ Mướp

Xe tải
Biển số
OF-188109
Ngày cấp bằng
3/4/13
Số km
450
Động cơ
334,830 Mã lực
Bài này phải kết hợp cả hai ạ.
Đoạn đầu và đoạn giữa HN hát rất hay. Nhưng đến cuối cái chu trình của vô thường “từ đó.....” thì em thấy KL hay hơn...
Em đã nghe kỹ lại cả 2 bài, và em vẫn thích nghe Hồng Nhung hát bài này hơn Khánh Ly, hát kiểu nhẹ nhàng sương khói như Hồng Nhung trong bài này mới chính là "vô thường". Cũng giống như bài Mùa xuân đầu tiên, em thích nghe Thanh Thúy hát khi còn trẻ, lúc đó mộc mạc tự nhiên trong sáng hơn là sau này. Nói chung, cảm nhận cá nhân thì đôi khi nó là tự nhiên như thế, chuyện bình thường mà bác nhỉ?
 

Alibababa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647120
Ngày cấp bằng
6/5/19
Số km
588
Động cơ
115,420 Mã lực
Tuổi
30
Em có nghe PD bác ợ, cũng thích một số bài của bác này, ở góc độ người nghe thì nhạc PD cũng hay. Theo em nếu so, thì PD xứng tầm để so với VC hơn là Trịnh. Nhưng em nhớ bản thân PD cũng tự nhận mình k bằng VC nên em đồng ý với bác Duy haha.


Bác bảo câu nào em nói cứ viết về đất nc là vĩ đại? Cứ nhét chữ vào mồm nhau như này là k hay đâu nhé. Tại sao ngàn chú viết nhạc đỏ, nhạc khẩu hiệu chỉ có 1 vài chú được vinh danh? Sự việc tồn tại thì có lý do, những bài hát nổi tiếng, vượt thời gian thì nó đã được thẩm định qua nhiều thế hệ trong thời gian dài rồi, bất kể đề tài nó viết là gì nó cũng có giá trị nhất định, bác hay em muốn phủ định cũng chả có ý nghĩa gì.
Còn bác bảo nhạc đề tài rộng như đất nc, quê hương, lý tưởng, khát vọng là tầm thường k đáng tôn vinh thì nhẽ bác muốn tôn vinh những thứ nhạc ẩm ương kiểu thất tình do người yêu ham giàu đi lấy chồng, viết về những thằng bất tài “ngồi quán uống ly cà phê...” hay chia tay đòi quà, đưa tao cái poong... phỏng?
Cùng những bài nhạc đã tồn tại vài chục năm trở đi, bác đánh giá cao nhạc sến, nhạc mưa bụi, tuấn vũ, chế linh là ý kiến riêng của bác, còn em đánh giá cao nhạc của PD, VC là quan điểm của em. Nhưng em tin rằng sẽ có nhiều người suy nghĩ giống em: So sánh giữa tình yêu nam nữ thất tình, uỷ mị cá nhân thì tình cảm với đất nước quê hương, những tình cảm hào hùng và cao đẹp, những trăn trở suy tư về thời cuộc, con người nói chung vẫn ở vị thế cao hơn khi đánh giá.
TCS thật ra cũng có một số bài về tình cảm quê hương, về thời cuộc, nhưng nhìn chung chúng k p là dấu ấn đặc trưng của nhạc Trịnh. Và tầm vóc của chúng cũng k thể so được với nhạc của VC hay PD. Em k nói Trịnh k hay, nhưng đề tài của Trịnh và cảm xúc nhạc Trịnh đem lại cho người nghe nhạt thì p chịu đứng dưới thôi.
Dạ.em thấy cụ nhét vào mồm e đó.Em có nói gì cụ đâu.Và em có bảo viết về đất nước...là tầm thường đâu cụ
 

Mẹ Mướp

Xe tải
Biển số
OF-188109
Ngày cấp bằng
3/4/13
Số km
450
Động cơ
334,830 Mã lực
Hơ, hóa ra cũng có người không thích Khánh Ly giống em.

Khánh Ly hát trăm bài một kiểu ngân rền cuối câu, nghe quá 3 bài mệt đến tận óc.
Cô Khánh Ly có nhiều bài nghe rất thấm thía, không ai có thể hát hay hơn cô được, nhưng cũng có nhiều bài nghe nặng nề và mệt mỏi quá. Có hôm em nghe Khánh Ly hát "Cho một người nằm xuống" suốt cả một buổi sáng mà không chán, nhưng cũng có bài mở lên nghe vài câu thôi đã thấy mệt, cảm giác khó thở luôn.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,373 Mã lực
Tuổi
42
1,nhạc trịnh 1 tông nghe nhàm

2, những gì được phổ cập của Trịnh h là đã được tuyên giáo thẩm định- còn 1 mớ bị cấm mới phản ánh đúng cái góc yếu mềm bên kia của lão- nếu so sánh với Văn Cao thì ít phải tầm Phạm Duy, Lưu Hữu Phước chứ trịnh tuổi tôm

3, đọc về Văn Cao- cụ ấy cũng vì NVGP mà lặng yên đến vài chục năm phải làm thơ, viết văn, vẽ..... nên con người cụ ấy càng chất hơn
Trịnh lật mặt nhanh như bà lật bánh tráng để nướng.
Nghe mấy bài cũ của ông ta thì ông ấy tỏ rõ tư tưởng không ưa cs.
Nhưng sau khi thấy cs thắng thì thay lập trường ở lại bám vào cs vì ông biết CS sẽ đưa ông ta lên vượt tầm trở thành huyền thoại.
Ông biết đối phó cs rất dễ chỉ cần cúi đầu biết nịnh là xong vì cs cần ông như 1 biểu tượng của sự hòa giải hay tuyên truyền.
Khác xa Văn Cao ông chưa bao giờ biết thỏa hiệp hay làm trái lương tâm. Cũng không tự ép mình nịnh bợ hay nói điều mình không cho là đúng.
Đó là nhận xét về tư cách.
Nhạc Văn Cao nghe thanh thoát bay bổng phiêu bồng âm nhạc thoát tục nốt thường cao và ca sĩ đòi hỏi trình độ thanh nhạc mới hát được.
Nhạc Trịnh tự sự bình dân tâm trạng hơi buồn lời đôi khi nghe khó hiểu giai điệu dễ nghe lọt tai nhiều người
Ca sĩ bình thường là hát được phù hợp đại chúng.
 

binvn

Xe đạp
Biển số
OF-666246
Ngày cấp bằng
3/6/19
Số km
49
Động cơ
107,170 Mã lực
Tuổi
44
Cụ ví dụ cụ thể được không?

Bài Đoá Hoa Vô Thường Hồng Nhung hát hay nhất mà?!
Chỉ có bài Bống biếc gì đấy ... em nghe không hạp.:D
Đấy!!! Thế mà em cứ nghĩ ổng sáng tác cho Hồng Nhung.:)
Đúng là ca sỹ đã mang lại sức sống cho bài hát, nhờ cổ mà em mới biết đến bài này. Và vẫn thường nghe lại để cố gắng hiểu-cảm nhận hồn bài hát qua ca từ hết sức phiêu diêu của TCS.
Thời những năm cuối 90, cái video cờ nhíp Hồng Nhung hát Đóa hoa vô thường ko hiểu sao được iu ái phát hàng ngày, mỗi ngày chục lần như đĩa vấp trên VTV hay HTV gì đó... có lẽ đó là lý do vì sao nhiều cụ hàng ngày nghe đi nghe lại thành quen tai.
Chứ theo e thấy thì HN hát Đóa hoa vô thường hoàn toàn ko hiểu gì nội dung bài hát, thậm chí bóp méo tư tưởng bài hát và xử lý bài hát rất đơn điệu, cả bài có 3-4 trường đoạn thì HN đều hát theo cách nhảy nhót nhí nhảnh cá cảnh nghẹo đầu nghẹo cổ như nhau.
Còn Khánh Ly ngoài chất giọng liêu trai vốn có, cách phát âm quý phái sang trọng của người Hà Nội, thì cách xử lý về cấu trúc bài hát cao tay hơn nhiều, bằng cách tạo tương phản về tốc độ, tính chất giữa các phần của bài hát, vui có, buồn có, mênh mang có, sinh ly tử biệt, vĩnh hằng.... có.
Có 2 version KL hát ĐHVT, 1 chắc cuối những năm 1960, 1 khoảng những năm 1980, ver. sau75 1980 xử lý già dặn, từng trải, gừng cay muối mặn hơn nhiều so vs bản 1960. Riêng ĐHVT thì Hồng Nhung ko có cửa so với KL về mọi mặt. :D
Còn hạp với ai là quyền của mỗi cá nhân người nghe :D

Trước 75


Sau 75
 

billyjone

Xe tăng
Biển số
OF-326069
Ngày cấp bằng
5/7/14
Số km
1,795
Động cơ
300,894 Mã lực
1,nhạc trịnh 1 tông nghe nhàm

2, những gì được phổ cập của Trịnh h là đã được tuyên giáo thẩm định- còn 1 mớ bị cấm mới phản ánh đúng cái góc yếu mềm bên kia của lão- nếu so sánh với Văn Cao thì ít phải tầm Phạm Duy, Lưu Hữu Phước chứ trịnh tuổi tôm

3, đọc về Văn Cao- cụ ấy cũng vì NVGP mà lặng yên đến vài chục năm phải làm thơ, viết văn, vẽ..... nên con người
cụ ấy càng chất hơn
nếu có bất cứ cảm tình nào dù là chỉ với một trong 2 nhạc sỹ thì ta nên dứt khoát không tham gia vào việc tranh luận ai hơn ai. bởi vì chúng ta đã vi phạm vào một cái lớn hơn thế rất nhiều đó là: tôn trọng sự khác biệt

Một điều duy nhất em chỉ muốn nói 98% nhân loại ngụp lặn trong 2% tri thức đã biết, còn lại 2% số người trên thế giới là những người mở cánh cửa vào 98% tri thức chứ biết đến của loài người, là những người dẫn dắt 98% còn lại.

Âm nhạc với mỗi người có một tác dụng khác nhau nhưng với con người nói chung, âm nhạc là công cụ hữu ích nhất hàn gắn vết thương trong tâm trí và tâm hồn của mỗi con người, mỗi người nhạc sỹ chỉ với một công cụ nghèo nàn là 7 nốt nhạc nhưng với tài năng và trí tưởng tượng của mình đã mở cánh cửa sáng tạo khai phá những ngóc ngách trong tầm hồn con người để tạo nên những tác phẩm mà ngày qua ngày, chúng ta lắng nghe để hàn gắn những vết đau trong tâm trí, để hoàn thiện hơn.

Mỗi người một cách đi, nhưng con đường đi đến sáng tạo không ai giống ai, đó là điều chắc chắn. Chúng ta, những người chỉ ngụp lặn trong 2% trí thức đã biết của nhân loại đang làm một việc kỳ cục có nghĩa là phê phán, so sánh và nhận xét con đường sáng tạo của những người thuộc 2% kiệt xuất nhất của nhân loại.

Đó là một công việc vô ích
 
Chỉnh sửa cuối:

vietnamcongtru

Xe tăng
Biển số
OF-330236
Ngày cấp bằng
7/8/14
Số km
1,056
Động cơ
290,717 Mã lực
Trịnh Công Sơn đã đọc lời phát biểu vào trưa 30/4 và sinh viên Huỳnh Ngọc Chênh(lâu nay cũng nổi tiếng :D) đưa ông cùng sinh viên hát bài "Nối vòng tay lớn". Hay dở, đúng sai tùy quan điểm mỗi người.
Đánh giá nghệ sĩ nên dựa trên tác phẩm, đừng dựa vào đời tư. Phạm Duy trai gái trụy lạc kinh khủng, còn kể trong hồi ký nữa :D
 

trangsucvt

Xe đạp
Biển số
OF-615631
Ngày cấp bằng
13/2/19
Số km
26
Động cơ
117,970 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
212 Thanh Bình - Mộ Lao - Hà Đông
Website
trangsucvt.com
Bài luận cách 6 năm về sự tranh cãi giờ Thìn và giờ Tỵ của Trịnh Công Sơn tình cờ mò lại:
Như hôm nọ khi nói về Trịnh Công Sơn tôi có nói :
-người VCD thì mức độ cảm nhận luôn cao hơn bao giờ hết, trong nhạc của ông như ta thấy nó thể hiện rõ cái chất của người ôm Tang Tuế Điếu, cái Xương Khúc tượng trưng cho yếu tố lãng mạng, như nhạc của ông là nhạc "phản chiến", được cả nước VN cũng như VNCH đều "cấm". Mệnh ông ôm tới cả tam ám Diêu Đà Kị điều này thể hiện rõ lên trên đôi mắt ông, bình thường ôm 1 ám mắt bé tí, thường 1 mí, nhất là có Đà La nhưng khi 3 ám đi với nhau lại khác mắt ông to, nhiều mí, hơi lồi .
-Như tôi thì lại coi Triệt đáo Kim ở đây như một sự khuếch đại, nó khếch tán cái Không đó lên một tầm cao nữa, nhạc của Trịnh khi nghe ta phải đặt tâm hồn của mình vào đó mới có thể thẩm thấu đến từng nốt nhạc cũng như ca từ, vậy nên xưa nay mấy ai thể hiện nhạc Trịnh hay tới như Khánh Ly, khi tâm hồn đồng điệu những giai điệu được cất lên mới có thể khiến nức lòng người nghe được đến vậy, và để thưởng thức trọn vẹn thứ âm nhạc này còn cần tới cả không gian, phải có một không gian nhạc Trịnh thì ta mới có thể thưởng thức nó đúng vị, liệu một quán cafe sang trọng lộng lẫy theo phong cách châu Âu liệu có thể hợp với dòng Nhạc Trịnh, hay chỉ là mộc mạc và đơn sơ, sự giản dị càng đi vào lòng người, càng thêm sâu lắng ^^!
- Do đó nhạc sĩ phải sinh giờ Tỵ chứ không thể sinh giờ Thìn. Nếu như sinh giờ Thìn thì chúng ta đã không có một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà sẽ có ông Trịnh Công Sơn nào đó làm giảng viên cấp cao Triết học, chính trị thôi .

Còn về đề tài của thớt khi đem so sánh Văn hay Trịnh là sự so sánh không chung hệ quy chiếu và nó sẽ không có kết quả được. Giống như so sánh đọc Rap với hát Cải lương cái nào giỏi hơn thì so sánh làm gì đây !
 

khong_co_xe

Xe điện
Biển số
OF-452349
Ngày cấp bằng
11/9/16
Số km
2,271
Động cơ
232,209 Mã lực
Trịnh tuổi tôm so với Cụ Văn
Chuẩn! Cụ chủ này chắc ko biết, có so thì so Phạm Duy với Văn Cao mới xứng tầm nhau, so như cụ chỉ chứ như so Sơn Tùng và Trọng Tấn í :D
 

binvn

Xe đạp
Biển số
OF-666246
Ngày cấp bằng
3/6/19
Số km
49
Động cơ
107,170 Mã lực
Tuổi
44
nếu có bất cứ cảm tình nào dù là chỉ với một trong 2 nhạc sỹ thì ta nên dứt khoát không tham gia vào việc tranh luận ai hơn ai. bởi vì chúng ta đã vi phạm vào một cái lớn hơn thế rất nhiều đó là: tôn trọng sự khác biệt

Một điều duy nhất em chỉ muốn nói 98% nhân loại ngụp lặn trong 2% tri thức đã biết, còn lại 2% số người trên thế giới là những người mở cánh cửa vào 98% tri thức chứ biết đến của loài người, là những người dẫn dắt 98% còn lại.

Âm nhạc với mỗi người có một tác dụng khác nhau nhưng với con người nói chung, âm nhạc là công cụ hữu ích nhất hàn gắn vết thương trong tâm trí và tâm hồn của mỗi con người, mỗi người nhạc sỹ chỉ với một công cụ nghèo nàn là 7 nốt nhạc nhưng với tài năng và trí tưởng tượng của mình đã mở cánh cửa sáng tạo khai phá những ngóc ngách trong tầm hồn con người để tạo nên những tác phẩm mà ngày qua ngày, chúng ta lắng nghe để hàn gắn những vết đau trong tâm trí, để hoàn thiện hơn.

Mỗi người một cách đi, nhưng con đường đi đến sáng tạo không ai giống ai. Chúng ta, những người chỉ ngụp lặn trong 2% trí thức đã biết của nhân loại đang làm một việc kỳ cục có nghĩa là phê phán, so sánh và nhận xét con đường sáng tạo của những người thuộc 2% kiệt xuất nhất của nhân loại.

Đó là một công việc vô ích
Cụ viết chí lý, e hết vodka rồi, thanks cụ.
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,802
Động cơ
364,781 Mã lực
Cụ Văn Cao không còn xu nào, mượn Cụ Phùng Quán 3 đồng uống rượu, trong khi chỉ cần vẽ nửa tiếng là được 50 đồng kèm 10 gói chè! Cụ bảo: "Tôi vô cùng cần tiền nhưng cũng vô cùng chán tiền...."
Công ty đầu tiên em làm ngay cạnh nhà Cụ Trịnh ở hẻm 47 Phạm Ngọc Thạch, thấy chị Trịnh Vĩnh Trinh vài lần.
Nói chung 2 Cụ giờ thua Sơn Tường Ôm TV với chị Đờm Vĩnh Hưng hết :D
Cụ Văn vẫn giữ cái hồn cố của kẻ sĩ Bắc Hà xưa, khảng khái, thanh bạch...
 

binvn

Xe đạp
Biển số
OF-666246
Ngày cấp bằng
3/6/19
Số km
49
Động cơ
107,170 Mã lực
Tuổi
44
Tôi nói thật nhạc Trịnh tôi thích Hồng Nhung hơn Khánh Ly.
Giọng Khánh Ly nghe như giọng ma quỷ hát từ đáy mộ nghe gớm quá.
Nghe nhạc là để giải trí chứ không phải để lên đồng hay cầu cơ mà thích cái giọng hát đấy.
Ai chê thì tôi chịu.
Anh nghe đóa hoa vô thường của Khánh ly hát xem có thấy giống tôi nhận xét không
Đóa hoa vô thường sáng tác năm 72
Cụ có biết Đóa hoa vô thường (1972 như cụ nói) vs nhiều bài khác TCS viết vào giai đoạn ntn trong LSVN mà muốn nó nghe nó chỉ để "giải trí"?
Nta nói Khánh Ly hát như 1 cách để tang (cho thân phận con người trong thời chiến loạn), chỉ có những người trải nghiệm qua tang thương chiến tranh mới hát ra được cái ma quỷ, "gớm như từ đáy mộ" như cụ nói.
Trong 1 đám ma, đám hiếu vẫn có thể đứng lên cười tươi hơn hớn hát líu lo nhí nhảnh, mắt lúng liếng đưa tình làm duyên .... chỉ có thể là Hồng Nhung :D
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,373 Mã lực
Tuổi
42
Cụ có biết Đóa hoa vô thường (1972 như cụ nói) vs nhiều bài khác TCS viết vào giai đoạn ntn trong LSVN mà muốn nó nghe nó chỉ để "giải trí"?
Nta nói Khánh Ly hát như 1 cách để tang (cho thân phận con người trong thời chiến loạn), chỉ có những người trải nghiệm qua tang thương chiến tranh mới hát ra được cái ma quỷ, "gớm như từ đáy mộ" như cụ nói.
Trong 1 đám ma, đám hiếu vẫn có thể đứng lên cười tươi hơn hớn hát líu lo nhí nhảnh, mắt lúng liếng đưa tình làm duyên .... chỉ có thể là Hồng Nhung :D
đó là cảm nhận cá nhân em
giọng cô Ly như giọng ma quỷ từ mộ hát không hợp với em nên em không thích
người hợp cô ấy thì thích đó là quyền cá nhân của họ
anh có hiểu ý nghĩa thực sự của bài đoá hoa vô thường không?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top