[Funland] Trịnh Công Sơn và Văn Cao ai vĩ đại hơn

Trạng thái
Thớt đang đóng

Bèo Bọt

Xe tăng
Biển số
OF-173168
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
1,470
Động cơ
355,224 Mã lực
đường Văn Cao to gấp 10 lần phố TCS
 

Havo

Xe điện
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,648
Động cơ
1,272,765 Mã lực
2 cây đại thụ, e dưới đất ngước mãi lên nhìn chả biết ai cao hơn ai :D
 

Kappuccino

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386254
Ngày cấp bằng
9/10/15
Số km
3,540
Động cơ
275,799 Mã lực
Tuổi
48
Cụ Sơn cũng thế mà cụ. Có tập võ sau bị tai nạn, ko tập đc nữa mới chuyển qua viết nhạc.
Cụ đọc kỹ đoạn trích của em đi. Võ của cụ Văn là để giết người, làm sát thủ chứ có phải tập để dưỡng sinh đâu ạ.
 

myob

Xe tăng
Biển số
OF-5146
Ngày cấp bằng
5/6/07
Số km
1,938
Động cơ
574,404 Mã lực
Hai người đó có so bì với nhau đâu mà các cụ so sánh làm gì???? Được nghe tác phẩm của hai cụ ấy là may mắn lắm rồi.
 

buôn chổi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-621261
Ngày cấp bằng
6/3/19
Số km
370
Động cơ
119,320 Mã lực
Tuổi
33
Nhạc cụ Cao là thứ nhạc để hát trong các nhà hát sang trọng, còn nhạc cụ Sơn để ngâm nga trong phòng trà, quán cafe cóc. Nhưng cũng chính vì vậy, nhạc cụ Sơn được biết đến rộng rãi hơn.
 

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
2,909
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn
Cụ đọc kỹ đoạn trích của em đi. Võ của cụ Văn là để giết người, làm sát thủ chứ có phải tập để dưỡng sinh đâu ạ.
Cụ Sơn chưa kịp tập đến mức đó mà cụ ;)) , thì đã vào viện mấy tháng rồi.
 

Sơn Takira

Xe tải
Biển số
OF-651098
Ngày cấp bằng
14/5/19
Số km
400
Động cơ
114,354 Mã lực
Tuổi
34
Văn Cao nói về Trịnh Công Sơn
——————————
Văn Cao: Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người thơ ca

Lời bạt cho tập nhạc “Em còn nhớ hay em đã quên”.

Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người thơ ca (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ. Và bởi Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui và đau tận cùng những nỗi đau của Tổ quốc mẹ hiền.

Mãi hơn một năm sau ngày 30 tháng 4, chúng tôi mới thực sự nhìn mặt tay cầm tay lần đầu, nhưng tôi có cảm giác như chúng tôi đã là bạn của nhau tự bao giờ, mặc dù giữa tôi và Sơn còn cả một thế hệ đệm. Nói cách nào đó, tôi đã gặp Sơn từ những ngày đất nước còn chia hai miền và còn chìm trong khói lửa. Tôi muốn nhắc đến ở đây một kỷ niệm không thể quên ở nhà một người bạn trẻ. Đêm ấy lần đầu tiên tôi nghe (cũng có nghĩa là gặp) Trịnh Công Sơn… Những bạn trẻ hát cho tôi nghe gần suốt đêm hàng loạt ca khúc Trịnh Công Sơn (Không biết họ học ở đâu?) hát say sưa đến nỗi đứt cả dây của cây đàn guitar duy nhất có trong nhà. Sau này, Sơn kể cho tôi nghe rằng những bài đó, Sơn đã sáng tác trong những ngày trốn lính, sống lê la với bạn giang hồ.



Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, “Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra”. Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ chính là ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà cả ở bên ngoài biên giới nữa. Và nếu không lầm thì dấu ấn của Sơn đã ít nhiều in trên tác phẩm của một số nhạc sĩ thời kỳ sau 1975.

Có lẽ cũng không cần nghe lại nữa, dù bây giờ và sau này Sơn có in thêm, một lần là đủ, từ cái đêm chiến tranh ấy, tôi biết mình đã gặp một – tâm – hồn – chị – em xẻ chia Một cõi đi về. Và tôi viết lời bạt này cho tập nhạc của Sơn như giữ một lời hẹn thầm chưa ngỏ, lời hẹn của một tri âm với tri âm…

Văn Cao
 

Honghen2008

Xe container
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
9,564
Động cơ
462,736 Mã lực
Em cũng có cảm giác giống cụ.
Mới nghe nhạc Trịnh thì nó dễ vào (DỄ DÃI).
Nghe nhiều rồi Ngẫm thấy dường như nó Lờ Lờ Nước Hến :(
Khi nào nói đến cái khác thì bàn tiếp Bác nhỉ:)
 

Sơn Takira

Xe tải
Biển số
OF-651098
Ngày cấp bằng
14/5/19
Số km
400
Động cơ
114,354 Mã lực
Tuổi
34
Trịnh Công Sơn nói về Văn Cao
———————-
 

Gemi

Xe buýt
Biển số
OF-7863
Ngày cấp bằng
8/8/07
Số km
771
Động cơ
549,551 Mã lực
2 người là cây đại thụ của nền âm nhạc VN, cảnh giới người giời rồi
So bì đánh giá là việc của phàm nhân tục tử vô ích:D
Âm nhạc nghệ thuật chứ có phải võ thuật đâu mà các bác đưa lên sàn đấu :)) khác gì so tchaikovsky với beethoven. Sự so sánh cục súc theo kiểu ai hơn ai kém như thế thật làm vấy bẩn bản chất của nghệ thuật.
Ưng 2 còm này quá !!! - Vong cụ Trịnh + cụ Cao said! ;))
 
Biển số
OF-629061
Ngày cấp bằng
4/4/19
Số km
167
Động cơ
114,666 Mã lực
Tuổi
57
Cụ nghe VC đi. Bài hát này em thích Thanh Thuý hát nhất :)


Mùa xuân đầu tiên nữa ạ. Bài này lai lịch rất bi :(

Bài Làng tôi e nghe từ lúc còn cởi truồng và bây giờ mổi lúc nhớ nhà vẫn nghe nơi xứ lạ qê người cụ ạ , nó là kinh điển rôi , mùa xuân đầu tiên là một trong vài bài nhạc đỏ mà e thích
 

cun01

Xe container
Biển số
OF-89724
Ngày cấp bằng
25/3/11
Số km
7,732
Động cơ
476,514 Mã lực
Nơi ở
Mặt hướng ra sông, chổng mông vào nội thành.
Cụ đọc kỹ đoạn trích của em đi. Võ của cụ Văn là để giết người, làm sát thủ chứ có phải tập để dưỡng sinh đâu ạ.
Cụ chuẩn.
Trước 1945, cụ Văn làm nghề Thích khách cho Việt minh nha
 

Sơn Takira

Xe tải
Biển số
OF-651098
Ngày cấp bằng
14/5/19
Số km
400
Động cơ
114,354 Mã lực
Tuổi
34
Em thấy 2 cụ đều gầy như nhau cả ;))
Có 37kg cụ ạ. Hai cụ này đương thời cũng trêu nhau về cái cân nặng này suốt.
——-

Lưu Trọng Văn nói về Văn Cao và Trịnh Công Sơn
—————————-
Văn Cao đã có lúc định nhẩy xuống... sông Hồng

Gã nhớ cái đêm tưởng niệm một năm Văn Cao mất, cái ngày này đây, 19 năm trước, bên cây me già trước sân khấu " Những Người bạn" số 7 Nguyễn Văn Chiêm Sài Gòn,Trịnh Công Sơn, Từ Huy, Thanh Tùng, Đỗ Trung Quân, Đinh Anh Dũng và gã cùng uống rượu rồi rưới rượu xuống gốc cổ thụ nhớ Văn Cao.

Gã không biết uống rượu nên được Văn Cao khen, thằng này cho tớ nhiều rượu nhất.(Gã tưởng tượng như thế).

***

Một lần gã cùng Lý Quý Chung, từng là bộ trưởng thông tin của chính phủ Dương Văn Minh uống rượu với Văn Cao tại Bà Hạt, nhà của Lý Quý Chung.Văn Cao bảo gã là thằng phá... mồi. Nhưng vẫn bảo gã cụng ly nghe có tiếng keng cho...vui.

Thấy rượu bốc hơi da thịt ông nhạc sĩ nhiều quá gã kéo từ góc nhà ra bàn cân.

Chú cân thử xem còn được bao cân?

Điều gã ngạc nhiên là Văn Cao còm nhom kê chân lên tụt đôi vớ (tất) ra khỏi bàn chân xanh xao rồi cười rung nhẹ chòm râu thưa:

Đã cân là không được ăn gian.Thằng Trịnh Công Sơn khi cân là chúa ăn gian, nó nhét đủ thứ trong túi.

Văn Cao sau khi tháo vớ, dây nịt đứng trên bàn cân. Vạch cân dừng ở con số 37.

Thương quá. 37 cân. Người đã làm cho cả nền âm nhạc quốc gia này say mê với Trương Chi, Bến xuân,Thiên thai, Suối mơ, Làng tôi,

Tiến quân ca... ấy chỉ có da bọc xương.

Gã nhớ cha gã cũng tong teo gầy guộc như Văn Cao.

Gã nhớ Trịnh Công Sơn có lần kể cho gã nghe thời ép cân trốn lính để khỏi làm cái việc anh em giết lẫn nhau chỉ còn 27 cân. Sơn nói có lẽ do cái hội chứng đó mà sau này yêu lắm các em nhưng chỉ cầm tay, chỉ ôm thôi.

***

Lần cuối cùng gã gặp Văn Cao lại là cuộc chuyện trò lâu nhất.

Gã ra Sân bay Tân Sơn Nhất tiễn vợ chồng Văn Cao từ Sài Gòn ra Hà Nội. Chờ mãi chuyến bay sắp khởi hành rồi chả thấy Văn Cao đâu.

Và ông đã lỡ chuyến bay.

Bà Nghiêm Thúy Băng vợ ông cằn nhằn: Rượu cho lắm vào!

Văn Cao nhăn nhó một chút, cái khuôn mặt đầy nếp nhăn, góc cạnh của ông buồn cười thật khi nhăn nhó lại đẩy đôi mắt của ông tinh anh hơn và cặp môi sũng rượu của ông tươi...tắn hơn.

Thì người ta nhiệt tình quá mình từ chối sao được.

Người ta nào có quen thân gì.

Ối giời, càng không quen thân càng khó từ chối. Hề hề...

Hết giận.

Và thế là gã có cuộc chuyện trò với Văn Cao trong lúc chờ chuyến bay tiếp theo.

Đủ thứ chuyện.

Nhưng gã nhớ nhất câu chuyện này.

Một lần có cuộc họp giới văn nghệ, chẳng hiểu sao lần này người ta lại mời chú cùng dự. Thực lòng chú băn khoăn lắm nên đến dự hay không. Nhưng rồi bao lâu xa cách giới văn nghệ, chú cũng thấy nhớ lắm, chú muốn gặp lại lắm.Thế là chú đến. Chú cố tình đến muộn.

Thấy có chiếc bàn tròn toàn cánh nhạc sĩ, văn chương quen biết cả, còn một cái ghế trống, chú lò dò đến ngồi. Mọi người cũng gật đầu chào chú, nhưng rồi không hiểu sao từng người một kiếm cớ đứng dậy đi tới các bàn khác mất tiêu. Cho đến khi chỉ còn mình chú.

Chú lặng lẽ đứng dậy.

Lặng lẽ đi ra.

Chú ân hận vì mình đã đến đó.

Cứ thế một mình chú lang thang trên phố, rồi không hiểu sao lại lê bước lên cầu Long Biên.

Mình là thằng "nhân văn". Trong mắt mọi người mình là con hủi.

Mình có tội gì?

Thấy đôi chân chầm chậm đến bên thành cầu tự dưng chú bật cười khẽ hát..."Đoàn quân Việt Nam đi..."

Khi chỉ còn nửa bước thôi...xong, kết thúc, dòng sông Hồng mùa lũ cuộn xiết..." Sao vàng phấp phới..." nước sông đỏ ngầu. Chú bỗng khóc cháu ạ.

Thương vợ thương con quá. Chú lẩm bẩm câu thơ..."Giữa những ngày dằng dặc, chỉ còn khuôn mặt em...". Thế là lại thất thểu trở lại cái bờ đê mà năm 1946 cùng những người lính lên chiến khu.

Không có ai là bạn thì rượu là bạn.

12.7.2015
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
22,116
Động cơ
1,003,708 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đọc thớt này bất chợt nhà cháu lại nhớ đến 1 câu nói truyền miệng từ xưa:
Vua chúa là nhất thời,nghệ thuật là vĩnh cửu. :))
 

Teen

Xe điện
Biển số
OF-43892
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
2,391
Động cơ
484,098 Mã lực
Cụ chủ nên bỏ “vĩ đại” đi :))
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top