[Funland] Triều tiên thử bom nhiệt hạch.

Macuda

Xe buýt
Biển số
OF-352956
Ngày cấp bằng
30/1/15
Số km
569
Động cơ
269,340 Mã lực
Nơi ở
165 Cầu Giấy,Hà Nội
lý luận khựa hà hơi tiếp sức vụ này của cụ cũng không phải là không đúng nhưng không thể nói là nó đói không làm được bom hột nhưn đâu nhá. Có câu "nghèo cũng phải cho thằng Tèo đi học" đấy ah. Khoa học vk của TT không hề tồi.
Chuẩn đó cụ ơi,nó giỏi thật sự đấy.Bị cấm vận mà từ thg to đến thg yếu có dám làm j nó đâu
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
8,411
Động cơ
426,953 Mã lực
Chuẩn đó cụ ơi,nó giỏi thật sự đấy.Bị cấm vận mà từ thg to đến thg yếu có dám làm j nó đâu
Nó như thằng Chí Phèo, ai thèm dây :). Các cụ dạy rồi: "thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ khốn cùng liều thân" :))
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/trieu-tien-hoc-duoc-gi-tu-lybia-va-cai-chet-cua-gaddafi-3297347/

Triều Tiên học được gì từ Lybia và cái chết của Gaddafi?

(Quan hệ quốc tế) - Triều Tiên đã thử hạt nhân lần 4. Vì sao Bình Nhưỡng cương quyết không từ bỏ chương trình phát triển VK hạt nhân, bất chấp cấm vận và nghèo đói?

Sức ép vô cùng lớn của cộng đồng quốc tế lên Triều Tiên

Bản tin trên Đài truyền hình quốc gia Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK) ngày 6-1-2015 cho biết, vào lúc 10h00 ngày 6-1, vụ thử nghiệm vũ khí nhiệt hạch (bom H) đầu tiên của nước này đã diễn ra thành công tại khu vực khu vực Punggye-ri.

Bản tin trên truyền hình quốc gia nước này cho biết, dựa theo quyết định chiến lược của “đảng Lao động Triều Tiên”, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã ký quyết định tiến hành vụ thử nghiệm bom nhiệt hạch này vào ngày 3-1 và vụ thử nghiệm được tiến hành sau đó 3 ngày.

Vụ thử này dược tiến hành ở khoảng tọa độ 41,3N (độ vĩ Bắc) và 129,1E (độ kinh Đông), bãi thử hạt nhân Punggye-ri, ở độ sâu 10 km và nằm cách thị trấn Sungjibaegam của Triều Tiên 19 km về phía Đông Bắc, gây ra một trận động đất mạnh với cường độ khoảng 4,9-5,1 độ Richter.

Trước sự việc Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom H, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã khẩn trương thành lập một bộ phận xử lý tình trạng khủng hoảng khẩn cấp. Tổng thống nước này là bà Park Geun-hye cũng đã triệu tập một cuộc họp an ninh vào chiều 6-1 để thảo luận tình hình.

Một quan chức Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc bày tỏ nghi ngờ về trận động đất dường như là nhân tạo này và đang phân tích quy mô cũng như tâm chấn của trận động đất. Văn phòng Tổng thống Park Geun-hye cho biết, nước này đang xem xét mọi khả năng có thể xảy ra từ trận động đất.

Cơ quan Tình báo Hàn Quốc cho rằng, thiết bị hạt nhân mà Triều Tiên thử có khả năng không phải là bom H, song rất có thể nó là bom A tăng cường, có sử dụng một phần công nghệ hợp hạch hạt nhân của bom H - một công nghệ cao mà trước sau cũng dẫn đến việc Bình Nhưỡng sở hữu loại bom này.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng nước này cho biết họ đã đặt quân đội trong tình trạng báo động và tăng cường theo dõi các hoạt động của Bình Nhưỡng. Đồng thời, phối hợp với Mỹ để xác định xem liệu vụ thử của Triều Tiên có chính xác là bom H hay không.

Trong khi đó, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cũng cho rằng trận động đất ở Triều Tiên có thể là một vụ thử hạt nhân. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên án vụ thử bom H của Triều Tiên, coi đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của Nhật Bản.

Theo ông, vụ thử đã thách thức nghiêm trọng những nỗ lực của quốc tế nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Thủ tướng Abe cho biết sẽ có phản ứng kiên quyết với Bình Nhưỡng.

Còn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng lên tiếng bày lỏ sự lo ngại trước việc này và nhấn mạnh, vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng đã phá vỡ những nỗ lực hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và chính quyền Bắc Kinh cương quyết phản đối những hành động như vậy.

Trước sự việc trên, Mỹ khẳng định lên án mọi hành vi vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) và chỉ trích các hành động gây hấn của Triều Tiên. Washington cam kết sẽ đáp trả thích đáng, có thể là một nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng sẽ ra đời trong thời gian tới.

Triều Tiên: Vũ khí hạt nhân là cái ô bảo hộ tốt nhất

Có thể nhận thấy rằng, áp lực của cộng đồng quốc tế đối với chính quyền Bình Nhưỡng là vô cùng lớn, nhưng rõ ràng là Triều Tiên không sợ điều này. Sau khi thông báo thử thành công bom H, nước này tuyên bố sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình hạt nhân của mình.

Trước đó, vào hồi giữa tháng 12-2015, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tuyên bố, Triều Tiên sẽ trở thành "một nước sở hữu vũ khí hạt nhân mạnh mẽ, để bảo đảm tiếp tục xây dựng một đất nước hùng mạnh, mà không một kẻ thù nào dám khiêu khích”.

Ông còn nhấn mạnh rằng, Triều Tiên “sẵn sàng kích nổ các quả bom nguyên tử và bom nhiệt hạch tự chế để bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”. Thời điểm đó, thông tin này đã rơi vào tình trạng bị hoài nghi nhưng hiện giờ không ai nghi ngờ về điều đó.

Chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên bắt đầu năm 1956, mặc dù nước này đã ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Đến năm 2003, Bình Nhưỡng đã đơn phương rút khỏi Hiệp định này, với lí do “bị chính sách thù địch của Mỹ đe dọa”.

Ba năm sau, vụ thử hạt nhân đầu tiên diễn ra. Vụ thử thứ 2 diễn ra vào năm 2009 và vụ thứ 3 được nối tiếp sau đó 4 năm. Các vụ thử với lượng nổ lần sau lớn hơn lần trước này đều thành công cho thấy Bình Nhưỡng đã nắm được công nghệ hạt nhân cơ bản và có khả năng chế tạo bom nguyên tử.

Triều Tiên là một quốc gia nghèo, tiềm lực khoa học và kỹ thuật hạn chế, do đó quá trình tạo ra một loại vũ khí hạt nhân đúng với ý nghĩa của nó có thể kéo dài nhiều năm. Nhưng Bình Nhưỡng chưa bao giờ từ bỏ mong muốn sở hữu vũ khí hạt nhân. Điều đó xuất phát từ đâu?

Trong những năm gần đây, Washington luôn cho rằng, các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân là vô nghĩa, chừng nào Bình Nhưỡng chưa thông qua quyết định từ bỏ chương trình hạt nhân và chưa thực hiện những bước đi cụ thể theo hướng từ bỏ tham vọng hạt nhân.

Giới quan sát cũng hy vọng là các bên đạt tới một giải pháp thỏa hiệp tương tự như thỏa thuận khung Geneva năm 1994 (hiện giờ đã bị hủy bỏ), phía Triều Tiên đồng ý đóng băng chương trình hạt nhân đổi lấy những nhượng bộ kinh tế và chính trị từ phía cộng đồng thế giới.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo Triều Tiên nhiều lần tuyên bố rằng, họ không có ý định từ bỏ vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, Hiến pháp của Triều Tiên khẳng định quy chế “một cường quốc hạt nhân”, lấy đó làm “cái ô bảo hộ”, là “yếu tố sống còn” bảo vệ hòa bình, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của họ.

Nếu phân tích các điều kiện khách quan của Bắc Triều Tiên thì cũng thấy rõ rằng, nước này quyết tâm không từ bỏ vũ khí hạt nhân vì điều đó là cần thiết để đảm bảo an ninh trước sự uy hiếp của Mỹ, đồng thời con bài hạt nhân còn là một công cụ ngoại giao hiệu quả.

Triều Tiên học được gì từ Iran, Ukraine và Lybia?

Trong bản tin về vụ thử bom H, Đài truyền hình quốc gia nước này nêu rõ rằng, Washington đã vu khống về tình hình nhân quyền và tập trung mọi lực lượng chống đối, nhằm cản trở sự phát triển của Bình Nhưỡng. Nếu Mỹ không đe dọa chủ quyền của Triều Tiên, nước này sẽ không bao giờ phải phát triển vũ khí hạt nhân.

Theo Đài truyền hình quốc gia nước này, việc Bình Nhưỡng thử nghiệm bom nhiệt hạch là điều tất yếu, nhằm bảo vệ đất nước trước những âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền Washington. Triều Tiên có quyền tự bảo vệ mình và bom H là biện pháp tự vệ tốt nhất trước số lượng lớn vũ khí hạt nhân của Mỹ.

Bình Nhưỡng đã hơn 1 lần nhắc lại bài học nhãn tiền - do chính người Mỹ truyền dạy cho họ - về sự sụp đổ của chính quyền Tripoli dẫn tới sự tang thương của đất nước Lybia và đặc biệt là cái chết của Nhà lãnh đạo nước này là Tổng thống Muammar Gaddafi.

Ông Muammar Gaddafi là nhà lãnh đạo duy nhất trong lịch sử thế giới đã từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, đổi lấy những nhượng bộ kinh tế và đảm bảo an ninh từ phía phương Tây. Và kết cục ông đã bị chết thảm và đất nước Lybia hiện nay loạn lạc.


Bình Nhưỡng đã từng phản pháo Mỹ rằng, không ai có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân đe dọa nước khác, trong khi lại cấm họ sở hữu những vũ khí tương tự. Những định chế quốc tế chỉ là công cụ của phương Tây để ép các nước nhỏ từ bỏ “khả năng tự vệ”, trong khi các nước lớn lại muốn làm gì thì làm.

Trong số các nạn nhân thê thảm nhất của Mỹ còn có cả Ukraine. Bài học hiện nay của đất nước này cũng chính là lời cảnh tỉnh, khiến Bình Nhưỡng cương quyết phát triển vũ khí hạt nhân, bất chấp những hậu quả từ các đòn trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và phương Tây.

Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, Ukraine đã nhận được khoản thừa kế khổng lồ là hàng trăm phương tiện phóng và hàng nghìn đầu đạn hạt nhân chiến lược và chiến thuật, khiến Kiev sau một đêm vụt biến thành cường quốc hạt nhân thế giới, sánh ngang với các cường quốc phương Tây như Đức, Anh, Pháp.

Thế nhưng những lời ngọt ngào của Mỹ về “Tự do, Dân chủ” kiểu phương Tây và hy vọng hão huyền về cái ô bảo hộ của Washington, đầu những năm 1990, Kiev đã phá hủy toàn bộ các phương tiện phóng vũ khí hạt nhân và trao trả nguyên liệu hạt nhân cho Nga.

Kiev đã từ bỏ vũ khí răn đe uy lực nhất của mình - thứ có thể khiến không một nước nào dám bắt nạt họ - để biến thành một quốc gia yếu trong lòng châu Âu, để đến bây giờ Crimea về tay Nga, còn Donbass thì loạn lạc, bất cứ một quốc gia nào cũng có thể “khi dễ” Ukraine.

Do đó, việc Triều Tiên tiếp tục chương trình hạt nhân của mình là điều dễ hiểu.

Thiên Nam
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top