- Biển số
- OF-776569
- Ngày cấp bằng
- 7/5/21
- Số km
- 32
- Động cơ
- 37,051 Mã lực
- Tuổi
- 36
sau bao ngày tranh luận thì e phục vụ các bác vài hình ảnh đc chụp từ clip thưởng thức âm nhạc của lãnh tụ kim vĩ đại ạ
Chuyện cụ làm em nhớ đến chuyện của ông chú em, năm đó vớ được đống đường mật hay phèn gì đó của nhà máy thanh lý, đóng thành cục bết bát (chắc cũng quá đát lắm rồi) mà sáng tạo dùng để nấu rượu bán kiếm được mớ kha khá.Ông cụ nhà em mang từ bồ đội về kinh nghiệm nấu rượu Liên Xô và được người bạn đồng ngũ quê Bắc Ninh cấp cho bộ công cụ truyền thống để triển khai cho em nấu rượu từ năm em 13 tuổi.
Ở Hà Nội thì chỉ có gạo mậu dịch, gạo xấu nên cơm rượu cũng xấu. Mỗi mẻ 5kg gạo chỉ được 1 chai 65 mà độ rượu khoảng 40 độ là kịch. Còn lại nhạt tèo quãng 20 độ. Bỗng rượu cũng xấu, mùi gắt và vị chua lợt lợt chỉ cho lợn ăn.
Em nấu độ 5 mẻ rượu thì hỏng hai mẻ cơm, ba mẻ còn lại thì chưa nổi 2 lít rượu nước Một, trộn cả lại được 4 lít rượu đục tạm được. Lỗ chổng tu. Ông già vê phép thấy thế thì cho giải tán. Chú Truyền lại mách mối cho bài khác:
Lấy rượu săm Bắc Ninh, lên phố mua viên đường hoá học bằng viên đá lửa loại ngọt sâu trong họng, cứ 50l rượu săm cho 1 viên. Mối này của một bác Từ Sơn chở sang.
Lấy rượu gạo loại đục cũng của một anh Bắc Ninh, loại giống em nấu.
Hai anh này đấu vào nhau cho ra loại mà thả cồn kế vào nó ở 41 hay 42 độ cồn. Màu hơi hơi đục, có mùi thơm của rượu gạo. Đặc biệt là hậu vị ngọt ngọt sâu trong họng.
Em buôn môn này đến khi học hết phổ thông thì ông cụ về hiêu quản lý tất. Nhà em bán món này mãi tận 96 mới thôi. Mà khách rượu của ông cụ em giờ ông nào còn sống thì vẫn khoẻ, lạy Thánh A la phù hộ các bác ấy!
Thời bao cấp ở mình, thực ra người dân vẫn còn chỗ nọ chỗ kia để xoay sở ví dụ như rượu lậu, làm dép cao su, phe phẩy tem phiếu, chăn nuôi, bơm vá....chứ như em biết Triều Tiên thì nhà Ủn nó cấm tiệt, ít nhất như hình ảnh Bình Nhưỡng chả bao giờ gặp bà hàng xôi, ông bơm xe hay cô hàng nước như thời thởi bên ta.
Chuyện cụ làm em nhớ đến chuyện của ông chú em, năm đó vớ được đống đường mật hay phèn gì đó của nhà máy thanh lý, đóng thành cục bết bát (chắc cũng quá đát lắm rồi) mà sáng tạo dùng để nấu rượu bán kiếm được mớ kha khá.
Thành thị Hà Nội cũng từng có thời mua lúa mì thay một phần gạo mà cụ. Ngô khoai sắn nữa. Vẫn có cách chế biến hết. Nhà em chả đói bữa nào.Đấy là "thành thị Hà nội" cụ ợ.
Thành thị không phải HN thì nợ gạo sổ triền miên. Lúc mua được thì gạo ẩm, mốc, mọt tứ tung, không ăn nổi phải đem đổi, 1 cân đổi 6-7 lạng gạo năn được. Tức là 1 tháng 1 người chỉ có 7-8 cân gạo, đói vàng mắt.
Lại còn vụ không có gạo mà bán thay bằng ngô, lúa mỳ. Hạt lúa mỳ là hạt đôi có cái vách cứng ở giữa, nấu lên không thể ăn nổi, trẻ con bỏ hết.
Một cái đói nữa là đói thịt và đường. Trẻ con lớn lên cần thịt và đường thì ở các thành phố ngoài HN, cực kỳ thiếu thốn. Có lúc vài tháng mới mua được nửa cân đường.
Không thể hiểu làm sao lại có lý luận "thời bao cấp không đói" được.
Nó là kiểu hết hạn lâu rồi cụ, nếu mà nấu ăn được thì xí nghiệp chắc họ cũng không thanh lý. Nên đúng là chỉ nấu rượu mới tẩy trắng được, mà uống lại ngon (so với chuẩn thời ấy)Vào tay em thì nấu chè bà cốt bán lãi hơn nấu rượu mà mình được chén đẫy.
Thì đó chính là cảm giác chung của nhiều trẻ con thời đó, thậm chí không trứng không rau không lạc chỉ chan tí nước dưa cũng đá được hai bát cơm. Khi sống trong đói khổ, cái ý chí sống của mỗi người chắt chiu từng vị từng mùi để nghĩ mà ngon, để thích nghi. Ra đường nom mặt ai cũng gượng bình thản gượng cười nhưng cơ bản không giấu được sự thiếu thốn, nhất là thiếu dinh dưỡng. Trứng gà trứng vịt thời đó còn đánh thêm nước cơm vào, không phải để dàn mỏng mà để đúc cho dày thuôn cho mặn ăn cho đưa cơm.Mỗi bữa cơm chỉ 2 quả trứng vịt. Em có thể dàn mỏng rán được một dĩa to. Hoặc 2 Lạng lạc rang. Nhiều hôm không cả trứng lẫn lajc. Chỉ có rau muống luộc dầm sấu. Vậy mà cả nhà 8 người vẫn đánh bay cả nồi cơm một cách ngon lành. Ngon miệng thật sự chứ không phải cố gắng ăn cho xong gì cả. Ngon nhất là cháy đáy nồi gang. Chan với nước rau luộc dầm sấu ngon bá cháy . Món tủ của em
Thời cả 6 anh chị em nhà em đi học, chị cả đi học lớp 1 thì từ 1967 hay 1968 gì đó. Không hề phải nộp học phí gì hết.Học phí sau này mới được miễn cụ ạ. Thời em đi học (khoảng trước 1970), ông cụ phải làm "đơn xin miễn giảm học phí" (trường hợp nhà có 3 anh/chị em trở lên cùng đang đi học) có xác nhận của CQ địa phương thì sẽ được giảm 30% (hay 1/3 gì đấy).
Triều Tiên chỉ bị đói do thiên tai những năm trước 2000 thôi cụ ơi. Cụ nên cập Nhật thông tin . Chục năm đổ lại đây thì thậm chí còn khá nó đủ do Nga viện trợ.Bài báo đó nói về vấn đề khó khăn thiếu thốn của thời bao cấp, khi mà bình thường đã không đủ ăn đủ mặc thì những lúc thiên tai thì còn khổ và khó khăn hơn thế nào. Nó cũng giống như Bắc Triều Tiên hiện giờ, mỗi lần bị thiên tai thì chính phủ lại phải đi xin viện trợ của nước ngoài. Đến ngay như người dân các nước Đông Âu còn không muốn sống lại cái thời kỳ bao cấp "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Trải qua thời kỳ tem phiếu, mua cái gì cũng phải chia chỉ tiêu, thì dân thành thị còn khó khăn, chứ nói gì tới vùng nông thôn.
Nhân dân nhiều nước đã may mắn khi thoát được bao cấp, nên giờ dù thông tin về Bắc Triều Tiên bị bưng bít, nhưng những ai đã từng sống qua thời kỳ đó thì đều hiểu người dân Bắc Triều Tiên cũng đang trải qua khó khăn như thế nào.
Em cũng nghĩ vậy. Xét về cuộc sống của người dân thì là nghèo, thậm chí rất nghèo. Nhưng xét về hạt x thì lại là đại gia.nghèo nhưng quân sự của nó cũng đáng gờm phết
Nhà tôi ở 1 quận TT HN đây, đói vàng mắt thời bao cấp, gạo chả có đủ mà mua, NN cấp bột mỳ, bo bo, hạt ngô... thay thế. Mà gạo thì có ra gạo, nó là gạo để lâu trong kho, vàng khè ...nấu lên nồi cơm có mùi hôi hôi.Đấy là "thành thị Hà nội" cụ ợ.
Thành thị không phải HN thì nợ gạo sổ triền miên. Lúc mua được thì gạo ẩm, mốc, mọt tứ tung, không ăn nổi phải đem đổi, 1 cân đổi 6-7 lạng gạo năn được. Tức là 1 tháng 1 người chỉ có 7-8 cân gạo, đói vàng mắt.
Lại còn vụ không có gạo mà bán thay bằng ngô, lúa mỳ. Hạt lúa mỳ là hạt đôi có cái vách cứng ở giữa, nấu lên không thể ăn nổi, trẻ con bỏ hết.
Một cái đói nữa là đói thịt và đường. Trẻ con lớn lên cần thịt và đường thì ở các thành phố ngoài HN, cực kỳ thiếu thốn. Có lúc vài tháng mới mua được nửa cân đường.
Không thể hiểu làm sao lại có lý luận "thời bao cấp không đói" được.
Đúng là bao cấp, rau muống sẵn (cả cái ao lớn ăn không hết)Rau củ thời bao cấp thì có Rau muống rất sẵn và rẻ, ngày nào cũng có rau muống Mậu dịch rẻ bèo ăn không bao giờ chán.
Ngoài ra thì có bí xanh bí đỏ cũng rất rẻ. Quả bí xanh to đùng nhẽ nặng cả 15 kg. Bí già, để được rất lâu. Gầm giường nhà em lúc nào cũng sẵn 1 hoặc 2 quả.
Ngoài ra thì lúc vào mùa cà chua Mậu dịch cũng rất rẻ và tươi ngon. Khoai Tây su hào rẻ ủng hết xài lại luộc chả thịt cá gì vẫn ăn vèo vèo …
Năm 19 bảy mấy gì đó Hà Nội có trận lụt nước dâng cao mây mét. Em nhớ nhà em không ra ngoài cả tuần. Có quả bí xanh to và gạo , chả đói bữa nào
Đường mật nấu rượu chứ phèn nấu sao ra rượu được hả cụChuyện cụ làm em nhớ đến chuyện của ông chú em, năm đó vớ được đống đường mật hay phèn gì đó của nhà máy thanh lý, đóng thành cục bết bát (chắc cũng quá đát lắm rồi) mà sáng tạo dùng để nấu rượu bán kiếm được mớ kha khá.
Giờ mà cho quay lại thời bao cấp thì cuộc sống tình nghĩa, bình yên như 1 số người đang mong muốn cụ nhỉÔng cụ nhà em mang từ bồ đội về kinh nghiệm nấu rượu Liên Xô và được người bạn đồng ngũ quê Bắc Ninh cấp cho bộ công cụ truyền thống để triển khai cho em nấu rượu từ năm em 13 tuổi.
Ở Hà Nội thì chỉ có gạo mậu dịch, gạo xấu nên cơm rượu cũng xấu. Mỗi mẻ 5kg gạo chỉ được 1 chai 65 mà độ rượu khoảng 40 độ là kịch. Còn lại nhạt tèo quãng 20 độ. Bỗng rượu cũng xấu, mùi gắt và vị chua lợt lợt chỉ cho lợn ăn.
Em nấu độ 5 mẻ rượu thì hỏng hai mẻ cơm, ba mẻ còn lại thì chưa nổi 2 lít rượu nước Một, trộn cả lại được 4 lít rượu đục tạm được. Lỗ chổng tu. Ông già vê phép thấy thế thì cho giải tán. Chú Truyền lại mách mối cho bài khác:
Lấy rượu săm Bắc Ninh, lên phố mua viên đường hoá học bằng viên đá lửa loại ngọt sâu trong họng, cứ 50l rượu săm cho 1 viên. Mối này của một bác Từ Sơn chở sang.
Lấy rượu gạo loại đục cũng của một anh Bắc Ninh, loại giống em nấu.
Hai anh này đấu vào nhau cho ra loại mà thả cồn kế vào nó ở 41 hay 42 độ cồn. Màu hơi hơi đục, có mùi thơm của rượu gạo. Đặc biệt là hậu vị ngọt ngọt sâu trong họng.
Em buôn môn này đến khi học hết phổ thông thì ông cụ về hiêu quản lý tất. Nhà em bán món này mãi tận 96 mới thôi. Mà khách rượu của ông cụ em giờ ông nào còn sống thì vẫn khoẻ, lạy Thánh A la phù hộ các bác ấy!
Thời bao cấp ở mình, thực ra người dân vẫn còn chỗ nọ chỗ kia để xoay sở ví dụ như rượu lậu, làm dép cao su, phe phẩy tem phiếu, chăn nuôi, bơm vá....chứ như em biết Triều Tiên thì nhà Ủn nó cấm tiệt, ít nhất như hình ảnh Bình Nhưỡng chả bao giờ gặp bà hàng xôi, ông bơm xe hay cô hàng nước như thời thởi bên ta.