Cách đây chừng 80 năm, chính xác là năm 1945 Hồ Chủ Tịch đã từng nói với các em học sinh: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ phần lớn vào công học tập của các em". Như vậy là từ thủa xây dựng lại nước Việt Nam mới, Bác đã xác định tri thức chính là chìa khoá để dân tộc Việt Nam tươi đẹp và giầu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhưng hiện tại thì sao? Thay vì bán tri thức với giá rẻ nhất có thể cho thế hệ tương lai, chúng ta lại bán với giá thị trường, thậm chí là giá cao nhất mà người dân chịu đựng được!
Hai cuốn sách Tiếng Anh lớp 1 với độ dày của một chiếc chỉ tăm, được bán với giá 146.000đ ở một trường nông thôn mà 30 năm chưa từng thấy một ông Tây nào đi ngang qua ngõ! Tiếng Anh từ lớp 1 có cần thiết không? Câu trả lời là có nhưng chỉ một số ít trường hợp cụ thể ví như những gia đình xác định cho con đi du học, hay một số thành thị, khu du lịch có khách Tây ghé qua các bé bi bô vài câu cũng mát mặt gia đình! Nhưng phần đông là không cần đến, đa số là sau 18 tuổi đi học hay đi làm mới cần đến kỹ năng ngoại ngữ ở mức độ nào đó. Vậy nên cho trẻ tiếp xúc với Tiếng Anh từ cấp 2, chuyên sâu vào cấp 3 là phù hợp với nhu cầu thực tế, Ngoại Ngữ từ cấp 1 chỉ nên là môn lựa chọn tự nguyện chứ đừng bắt tất cả các cháu phải cày thêm môn này. Em nói thật, cấp 1 chỉ cần các thầy, các cô dạy các cháu đọc Tiếng Việt tròn vành rõ chữ, viết đúng ngữ pháp chính tả là nền giáo dục Việt Nam quá tuyệt vời rồi!
Chi phí giáo dục bây đang là ghánh nặng của nhân dân, đành giằng cơ sở vật chất tốt hơn, chất lượng giáo viên có vẻ tốt hơn thì cần phải thu nhiều tiền hơn. Có những trường đại học tốt, sinh viên ra trường lương nghìn đô thì chi phí cao là chấp nhận được. Những trường tư thục hay trường chuyên lớp chọn với chế độ khác biệt thì chi phí cao cũng chấp nhận được. Nhưng giáo dục phổ thông đại trà mà chi phí cao là không chấp nhận được! Một đứa trẻ lớp 1 ở nông thôn riêng tiền BHYT một năm là 680.000đ, trong khi người trưởng thành ở đó chỉ mất 485.000đ trở xuống( NSNN hỗ trợ 50% cho người bình thường, 80~100% cho hộ nghèo hay cận nghèo). Người vô sản chân chính lại phải đóng góp nhiều hơn giới cần lao là sao?
Nhẽ ra các em phải được hưởng chế độ BHYT rẻ nhất vì các em chiếm tài nguyên YT ít nhất, các ông các bà chữa K hay chạy thận có thể ngốn cả tỷ từ ngân sách rất là đông, các bé học sinh cấp 1, cấp 2 ung thư chạy thận được mấy người? BHYT là rất tốt, nhưng chính phủ nên giảm thêm cho các em học sinh cũng như các khoản chi phí khác để bớt áp lực cho bố mẹ các cháu - những người đang bị kẹp thịt hai đầu, vốn là lực lượng lao động chính cho xã hội.
Thế hệ lãnh đạo hiện nay đa phần đều lớn lên và trưởng thành từ môi trường giáo dục di sản từ thời Hồ Chủ Tịch, với những lớp bình dân và trường học 0đ, nay đã có quyền hành trong tay các vị chẳng nhẽ lại tính Qua Cầu Rút Ván? Chúng ta là chế độ XHCN cơ mà?!
Thông tin thêm là bộ sách Tiếng Anh lớp 1 có 3 quyển, giá bìa là 214.000đ. Em có hỏi nhà trường là tại sao SGK được cả hệ thống chính trị trợ giúp sao lại đắt bất thường thế? Tính ra là 1000/trang. Nhà trường có phản hồi là chỉ thu của học sinh 60% giá bìa thôi! Các thầy cô cũng tốt chứ không hề tệ, có lẽ là do....