Không biết tiếng ở Đình, Chùa là tiếng Trung mới hay cũ, em rất muốn học tiếng đó để đọc được các chữ ở Đình, Chùa các văn tự coor nhà mình.
Dạ thưa cụ, em sở học hạn chế, cũng tự học và võ vẽ ít hán tự, hàng ngày vẫn đang tự học , chủ yếu là tiếng Trung giản thể, phồn thể biết ít chữ thôi. em có hỏi cô giáo dạy mình câu hỏi của cụ thì có vẻ bản thân cô giáo cũng chỉ có những hiểu biết nhất định, và không chuyên về văn tự cổ. Tiếng Trung được cải biên qua nhiều gia đoạn lịch sử và rút gọn lại theo hướng phổ thông hoá và cố đồng hoá các phương ngữ ở nhiều tỉnh thành, quận huyện của Trung Quốc thành tiếng Phổ thông dùng trong hành chính và đời sống người dân từ trung ương đến địa phương, bản thân tiếng Trung ban đầu theo thống kê có hơn 218 bộ thủ ( tính từ giai đoạn đầu của chuẩn hoá), trải qua quá trình giản thể và đơn giản hoá ngôn ngữ trong văn bản hành chính, người TQ ngày nay dùng nhiều nhất cũng chỉ đến một nửa số bộ thủ này (trừ các nhà nghiên cứu văn hoá , chuyên gia về văn tự cổ), có nhiều chữ chỉ một nét ( như bộ nhất , bộ phết, bộ cổn), nhưng có chữ đến 17 nét và không thể giản lược được hơn ( như bộ dược)
Cách viết thì cũng có nhiều kiểu như: lệ thư, hành thư, thảo thư, khải thư, thư pháp... nhưng lại không có chấm phẩy, nên người đọc ngắt câu tuỳ ý, nên có nhiều cách hiểu khác nhau chứ không tường minh như văn tự theo kiểu latin, chỉ có sau này mới thêm vào để nó tách câu để dùng kèm với các cấu trúc ngữ pháp , điều này tạo ta một hệ thống ngôn ngữ hoành chỉnh với ngữ pháo đi theo, tạo sự dễ dàng hơn cho người học không phải là người bản xứ, nhất là sau giai đoạn mở cửa ở TQ cách đây mấy chục năm, người TQ bắt đầu mở rộng bang giao kinh tế và phát triển ngôn ngữ ra ngoài.
Các hán tự ta thấy ở các tấm hoành phi, mái đình, cổng chùa thì đa phần viết theo kiểu phồn thể và thư pháp ( thư pháp đúng thì luôn viết theo phồn thể), ngữ nghĩa của chúng thường luôn gắn liền đến các điển tích văn hoá và lịch sử, rất nhiều người có thể đọc và hiểu được các câu đối trên các tấm hoành phi , cổng chùa, đình làng nhưng cũng không phải ai cũng đủ kiến thức để diễn giải cho nó khúc triết và đúng theo điển tích của nó, đây là chỗ các nhà nghiên cứu văn hoá vào cuộc.
Em nghĩ rằng cụ nên tập trung nhiều vào Phồn thể để có thể đọc được các văn tự cổ trên các đình, chùa, cổng làng, bia khắc hay sách cổ. Vì đa phần các văn bản hán tự này đều viết theo các kiểu hành thư, thảo thư hay thư pháp dạng phồn thể và chúng có tuổi đời từ hàng trăm năm rồi khi mà công cuộc đơn giản hoá chữ viết ( giản thể ngày nay) chưa ra đời
Em chỉ tự học và sau này đi học lại ở các trung tâm để chuẩn hoá và sửa lỗi, cũng đang quá trình học và tự nghiên cứu, điều em trả lời có thể không/chưa đúng vì sở học của mình còn hạn hẹp. Mong cụ khai sáng thêm nếu câu hỏi trên chỉ là để kiểm tra kiến thức
. Cám ơn cụ.